Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vài nét về tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ở nước mỹ nói riêng và thế giới nói chung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần 1:
Vài nét về tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ở nước Mỹ nói riêng
và thế giới nói chung.
Khủng hoảng tài chính 2007-2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ
hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng
khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ
khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ
Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới
một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối
năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của
Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước
trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
- Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Ngay khi bong
bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy
nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở
đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính
đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng
khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10
năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua
những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers,
Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất
hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển
hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là
6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, chỉ số
này sụt tới 20%.
- Nếu khủng hoảng ở thập niên 70 của thế kỷ trước có thể đổ lỗi do các nguyên
nhân như chiến tranh ở Iran, cuộc cách mạng ở một số quốc gia, và khủng hoảng chỉ
liên quan đến suy giảm GDP. Còn khủng hoảng lần này là tồi tệ nhất, tác động đồng
bộ nền kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng lần này là sự yếu kém, do cơ chế thị trường,
các nền kinh tế bị lạm phát quá lớn… Trong đó, những nền kinh tế dựa vào xuất
khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, bất động sản, cho vay cầm cố
dưới chuẩn, sự mất cân đối về cán cân thanh toán… Trước tình hình này, Cục dự
trữ liêng bang Mỹ có kế hoạch kích thích lớn với 800 tỷ USD chiếm 5% GDP để
cứu vãn tình hình.