Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng qr code và smartphone để xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ
PREMIUM
Số trang
105
Kích thước
10.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1632

Ứng dụng qr code và smartphone để xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THÁI NHẬT DUY

ỨNG DỤNG QR CODE VÀ SMARTPHONE ĐỂ XÂY DỰNG

HỆ THỐNG THUYẾT MINH ĐA NGỮ

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin

Mã số: 8480104

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đà Nẵng – Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ TRUNG HÙNG

Phản biện 1: TS. Hoàng Thị Thanh Hà

Phản biện 2: TS. Nguyễn Quang Thanh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Hệ Thống Thông Tin họp tại Trường Đại học Sư

phạm vào ngày 18 tháng 11 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Khoa Tin Học, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việc ứng dụng công nghệ trong các công tác bảo tồn, phát huy

giá trị văn hóa lịch sử cũng là việc cần thiết phải đầu tư trong bối

cảnh hiện nay của các bảo tàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và

hoạt động. Từ lâu, các bảo tàng hàng đầu trên thế giới có bề dày lịch

sử phát triển đã sớm tiếp cận, ứng dụng một cách đồng bộ các thành

tựu khoa học kỹ thuật trong tất cả các hoạt động trưng bày và giới

thiệu trưng bày. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây, một số bảo tàng

đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ

và bước đầu mang lại hiệu quả thực sự.

Bảo tàng Đà Nẵng là nơi lưu giữ, tôn vinh các giá trị văn hóa,

dân tộc và là một trong những bảo tàng khang trang, hiện đại của

miền Trung Việt Nam. Hiện vật và tư liệu tại Bảo tàng Đà Nẵng

được trưng bày một cách hệ thống, theo từng chủ đề riêng biệt và

phong phú. Trong số hiện vật tự liệu này, có nhiều hiện vật tư liệu

quý lần đầu tiên được trưng bày.

Tuy nhiên, công tác hướng dẫn thuyết minh tại bảo tàng còn

gặp nhiều khó khăn do số lượng cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này

còn hạn chế chỉ có 6 cán bộ hướng dẫn, thuyết minh trong khi mỗi

ngày bảo tàng lại đón hơn 620 lượt khách đên tham quan. Với diện

tích hơn 3000m2 gồm 3 tầng giới thiệu hơn 2.500 tư liệu, hình ảnh,

hiện vật các thuyết minh không thể nói hết các thông tin, chưa đáp

ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin của khách tham quan bảo tàng.

Thông tin trên bảng chú thích hiện vật chỉ là những thông tin cơ bản,

ngắn gọn, đối với một người muốn nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn

thì chắc chắc thông tin đó là chưa đủ. Đặc biệt, đối tượng tham quan

2

bảo tàng rất đa dạng, đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và

sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau nên việc cung cấp thông tin cho

khách tham quan gặp không ít khó khăn. Một số HDV du lịch hướng

dẫn trái phép, thiếu kiến thức và đạo đức nghề đưa thông tin sai lệch,

xuyên tạc lịch sử làm mất uy tín khi khách tham quan đến bảo tàng.

Hơn nữa, khi tổ chức các sự kiện quan trọng hoặc vào các dịp

lễ thì số lượng khách tham quan tăng đột biến nên bảo tàng không đủ

cán bộ để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, thuyết minh cho khách

tham quan. Bên cạnh đó Website chỉ hiển thị một ngôn ngữ tiếng

Việt. Vì thế việc quảng bá hình ảnh, hiện vật của bảo tàng đến các

bạn bè quốc tế còn gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin tác

nghiệp, điều hành nhu cầu, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin

để hỗ trợ cho công tác quản lý, hướng dẫn, thuyết minh, đa ngôn ngữ

tại bảo tàng là rất cấp thiết. Xây dựng bài thuyết minh du lịch Đà

Nẵng dịch sang các ngôn ngữ Trung Quốc, Hàn Quốc để tránh tuyên

truyền sai lệch về văn hóa, lịch sử… góp phần bảo đảm giữ gìn môi

trường du lịch thành phố là việc cần thiết. Việc ứng dụng QR Code

và Smartphone để xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ sẽ góp

phần giảm áp lực đối với công tác hướng dẫn thuyết minh, cung cấp

thông tin đến khách tham quan hiệu quả hơn. Mặt khác, việc ứng

dụng QR Code và Smartphone để xây dựng hệ thống thuyết minh đa

ngữ vào công tác bảo tàng là một xu hướng tất yếu trên thế giới và

góp phần nâng cao hình ảnh Bảo tàng Đà Nẵng.

Vì thế tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng QR Code và

Smartphone để xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ” làm đề tài

tốt nghiệp luận văn cao học.

3

2. Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu

Ứng dụng CNTT trong hoạt động Bảo tàng Đà Nẵng, sử dụng

công nghệ quét mã vạch trên di động, xây dựng Website đa ngữ để

bảo tàng hoạt động tốt hơn. Xây dựng một cơ sở dữ liệu quản lý tài

liệu hiện vật bảo tàng hoàn chỉnh.

Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu,

phân tích hệ thống thông tin đề xuất giải pháp và xây dựng trong việc

ứng dụng CNTT trong hoạt động Bảo Tàng Đà Nẵng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các đối tượng liên quan đến hệ thống thuyết minh

tự động, hệ thống mã vạch QR Code, phát triển ứng dụng QR Code

và Smartphone để xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ. Tìm hiểu

về các ngôn ngữ lập trình Website như: HTML, CSS, JavaScript, MS

Sql Server và ASP.NET. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn

bộ những thông tin liên quan đến Website Bảo tàng Đà Nẵng, các tin

tức, sự kiện, hệ thống các trang thiết bị hiện có và các hiện vật hiện

được trưng bày ở Bảo tàng Đà Nẵng. Tôi tiến hành tìm hiểu và xây

dựng với 3 ngôn ngữ đó là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài có ý nghĩa khoa học vô cùng to lớn, đóng góp thêm

phương pháp ứng dụng QR Code và Smartphone để xây dựng hệ

thống thuyết minh đa ngữ, giúp chúng ta tiếp cận với công nghệ,

nghiên cứu và đề xuất để lựa giải pháp phù hợp để áp dụng vào thực

tế. Đề tài cũng tạo tiền đề phát triển các website đa ngữ trong tương

lai.

Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài ứng dụng được QR Code và

4

Smartphone để xây dựng đề tài hệ thống thuyết minh đa ngữ, thuyết

minh tự động cho từng hiện vựng góp phần xây dựng một hệ thống

thông tin ứng dụng CNTT hỗ trợ tối đa cho khách tham quan không

chỉ ở Bảo tàng Đà Nẵng mà còn cho các bảo tàng khác. Phục vụ nhu

cầu sử dụng của tất cả mọi người trên thế giới một cách sinh động

nhất và không gian chân thật nhất, không giới hạn vùng miền, ngôn

ngữ trong bảo tàng.

5. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có 04 phần cụ thể như sau:

Mở đầu

Chương 1: Nghiên cứu tổng quan

Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống

Chương 3: Triển khai ứng dụng bảo tàng Đà Nẵng

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1. Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có

quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân

phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt

được một mục tiêu định trước. Các tổ chức có thể sử dụng các hệ

thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau.

1.2. Vai trò công nghệ trong bảo tàng

1.2.1. Giới thiệu

Bảo tàng là nơi lưu giữ và phát huy những tinh hoa di sản văn

hóa của mỗi quốc gia. Để có thể tự tin hướng tới tương lai, các bảo

tàng ngày càng thay đổi phải tìm những cách thức mới để thu hút

5

khách tham quan và tạo cảm giác sống động nhất trong bảo tàng, đặc

biệt CNTT là xu hướng và công nghệ trong tương lai giúp bảo tàng

cung cấp các dịch vụ trải nghiệm mới hơn.

1.2.2. Xu hướng phát triển

Xu hướng phát triển của các bảo tàng nói chung dựa trên 3 nền

tảng chính:

- Đa dạng về nội dung.

- Tác động mạnh mẽ đến người tham quan.

- Không gian mở và bền vững.

1.2.2.1. Đa dạng về nội dung

Đa dạng về nội dung đòi hỏi bảo tàng sẽ phải đáp ứng nhu cầu

của những người dùng thông qua các giao diện số như là một phần

của trải nghiệm người dùng.

1.2.2.2. Tác động lên các trải nghiệm

Thế giới đang thay đổi một cách nhanh chóng và đặc biệt là

dịch vụ số, nó giúp chúng ta hiểu chuyên sâu hơn về cách thiết kế và

trải nghiệm không gian vật lý, thể hiện rõ ở nơi chúng ta làm việc,

nhà chúng ta và thậm chí là các trung tâm văn hóa

1.2.2.3. Các không gian mở và bền vững

1.3. Một số kiểu ứng dụng công nghệ trong bảo tàng

Song hành với sự phát triển của bảo tàng và trong bối cảnh

toàn cầu hóa công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng được tập

trung vào ba chức năng chính sau:

1.3.1. Quản trị

Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ nhiều chức năng quản lý

cho bảo tàng như quản lý cơ sở vật chất, lập kế hoạch, tiếp thị, quan

hệ với các nhà tài trợ, xuất bản cũng như bán vé.

1.3.1.1. Quản lý thiết bị, lập kế hoạch sự kiện và đặt vé

6

Nhờ có công nghệ thông tin đã tạo ra các gói phần mềm thiết

kế hỗ trợ các chức năng liên quan đến lập kế hoạch và quản lý sự

kiên, bán vé và đăng kí tham gia các sự kiện. Giúp bảo tàng thu thập

dữ liệu địa lý và dữ liệu nhân khẩu học và quản lý thông tin thành

viên.

1.3.1.2. Quản lý các quan hệ

Quản lý các mối quan hệ tài trợ là một trong những hoạt động

quan trọng nhất trong bảo tàng, quyết định sự tồn tại của bảo tàng.

bảo tàng phụ thuộc vào khả năng tổ chức để tăng mối quan hệ với

nhà tài trợ và người ủng hộ tiềm năng.

1.3.1.3. Quảng cáo và khuyến mãi

Để thiết lập một sự hiện diện, phát triển mạng lưới, cung cấp

thông tin cho công chúng nhiều người cũng nhấn mạnh tầm quan

trọng của các trang web quảng cáo và quảng bá các tổ chức của họ.

1.3.1.4. Xuất bản

Để quảng cáo rộng hơn với nhiều người các bảo tàng còn xuất

bản tài liệu dưới dạng in, tổ chức xuất bản lớn các thông tin để tăng

khả năng bán hàng và quảng cáo

1.3.1.5. Hợp tác

Để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp thì theo các chuyên gia

bảo tàng thi cần có kiến thức chuyên môn và phải làm việc theo

nhóm, hợp tác cùng giải quyết vấn đề.

1.3.1.6. Công nghệ thông tin

Thách thức CNTT quan trọng nhất là thuyết phục được các nhà

quản lý để hiểu cả những lợi ích và hạn chế của công nghệ trong môi

trường làm việc năng động với những ưu tiên nhiều khi mâu thuẫn

nhau. Công nghệ thông tin không phải là một chức năng cốt lõi của

bảo tàng và do đó nó không phải lúc nào cũng nhận được sự tài trợ

7

đầy đủ về kinh phí. Rất ít bảo tàng có thể tồn tại đến ngày nay nếu

không có trình độ công nghệ và nhận được sự hỗ trợ về công nghệ.

1.3.2. Bộ sưu tập và quản lý bộ sưu tập

1.3.2.1. Thông tin về bộ sưu tập

Việc lưu trữ thông tin về các hiên vật, bộ sưu tập là một vấn đề

quan trọng hàng đầu trong bảo tàng. Là một phần không thể thiếu

trong công tác tài liệu hóa các hiện vật trong bảo tàng.

1.3.2.2. Hệ thống quản lý bộ sưu tập

Để hỗ trợ quản lý các bộ sưu tập cần có sự can thiệp của máy

tính, các hệ thống này đã phát triển mạnh và đạt đến sự tinh tế từ

những năm 1980 và 90 (Bearman 2008). Có thể nói đây là xương

sống của bảo tàng.

1.3.2.3. Ảnh kỹ thuật số

Việc bảo quản các đối tượng kỹ thuật số không chỉ là vấn đề

kỹ thuật. Kích thước bảo quản này cũng yêu cầu các chuyên gia bảo

tàng biết và quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bảo quản các đối

tượng kỹ thuật số. Các bức ảnh kỹ thuật số đôi khi bị đối xử bất công

so với các hiện vật bởi các bảo tàng xem chúng là "vật thể vô hình".

Việc chuyển đổi từ các vật thể hữu hình đến vô hình buộc các chuyên

gia phải xem xét các khái niệm cơ bản của bảo tàng truyền thống.

1.3.2.4. Nghệ thuật số

Nghệ thuật truyền thông là một lĩnh vực đòi hỏi đặc biệt, đặc

biệt là đối với vòng đời của các vật thể được ghi lại như thế nào. Việc

tạo ra và bảo vệ nghệ thuật truyền thông mới cũng vượt qua ranh giới

giữa các ngành trong và ngoài phạm vi bảo tàng. Chẳng hạn, sự hợp

tác giữa các nhà lưu trữ, kỹ thuật viên và người quản lý có thể giúp

đạt được sự ổn định lâu dài hơn là thay đổi cơ sở của việc lưu giữ

một mình.

8

1.3.3. Những dịch vụ cho người tham quan

Các chuyên gia bảo tàng đã nhờ sự phát triển công nghệ và đặc

biệt công nghệ web để kết nối trực tuyến với công chúng một cách

chân thật nhất. Khách tham quan có thể ghé thăm web bảo tàng xem

các hiện vật, các mô hình trước và sau khi tham quan bảo tàng.

1.3.3.1. Khách tham quan tại chỗ

Nhằm khám phá nững người đến tham quan tại một bảo tàng

nhằm chiêm ngưỡng những hiện vật, tìm kiếm những trải nghiệm,

khám phá những bí ẩn thông qua các hiện vật.

1.3.3.2. Khách tham quan trực tuyến

Với sự hỗ trợ công nghệ các bảo tàng có thể phát triển các

trang web để tăng trải nghiệm của du khách và tạo cơ hội cho du

khách đóng góp cho bảo tàng.

1.4. Công nghệ mã vạch trên thiết bị di động

QR Code là một mã ma trận hay được gọi là mã vạch hai

chiều, được xây dựng từ năm 1994 bởi công ty Denso Wave (Nhật

Bản) nhằm mục đích giải mã ma trận nhanh với tốc độ cao.

1.4.1. Khái niệm

Mã QR một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát

triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR"

xuất phát từ "Quick Response.

Điểm khác nhau giữa mã QR Code và mã vạch truyền thống là

lượng dữ liệu chúng nắm giữ hay chia sẻ. Các mã vạch truyền thống

có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số

chữ số, trong khi các mã QR Code hai chiều có thể lưu giữ thông tin

hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR Code nắm giữ nhiều thông tin hơn,

dễ sử dụng sẽ giúp ích rất nhiều cho người dùng trong mọi lĩnh vực.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!