Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ QR Code trong hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện trường đại học Hà Nội
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1508

Ứng dụng công nghệ QR Code trong hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện trường đại học Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

35

GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2023

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thể hiện

bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng

suất nhờ biến đổi phương thức vận hành giữa

các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời

sinh ra một hình thức kinh tế mới, đó là “nền

kinh tế chia sẻ” với sức ảnh hưởng rộng và

mang tính cách mạng. Khi xu hướng công

nghệ mới mở rộng, nó mở rộng sang nền

tảng thư viện, tạo cơ hội để thúc đẩy cách

người dùng tin truy cập thông tin phù hợp

một cách nhanh hơn ở mọi nơi, mọi lúc. Như

Ranganthan đã nói trong quy luật thứ tư của

khoa học thư viện “Tiết kiệm thời gian của

người đọc” [Association, 1993]. Vì vậy, các

thư viện cần phải bắt kịp tiến bộ của công

nghệ để cải thiện các dịch vụ của thư viện,

chất lượng và cách thức cung cấp dịch vụ là

điều không thể thiếu khi áp dụng các ứng

dụng mới. Hiện nay, đã có nhiều công nghệ

khác nhau được áp dụng để tăng cường khả

năng phục vụ của hoạt động thư viện, mã

QR (QR code) là một trong số đó. Ứng dụng

mã QR đã hỗ trợ rất tốt cho thư viện, đặc

biệt là thư viện trường đại học với số lượng

bạn đọc sử dụng điện thoại thông minh

(smartphone) cao. Việc ứng dụng QR code

có thể nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc

qua việc khắc phục không gian vật lý chật

hẹp của thư viện bằng những không gian

ảo, truy cập dữ liệu trên mọi phương diện

với thiết bị smartphone. Thư viện Trường

Đại học Hà Nội (TVĐHHN) đã kịp thời ứng

dụng công nghệ mã QR trong truyền thông

xã hội nhằm giúp bạn đọc truy cập thông

tin và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của

Thư viện một cách nhanh chóng, thuận tiện,

toàn diện nhất để đảm bảo những đóng góp

bền vững của Thư viện đối với hoạt động

học tập nghiên cứu của Trường Đại học Hà

Nội nói riêng và xã hội nói chung.

1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG QR CODE TRONG HOẠT

ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Thuật ngữ mã QR (QR Core) có nghĩa là

mã phản hồi nhanh, có thể đọc được bằng

điện thoại Android hoặc các thiết bị tương

tự có camera. Mã QR là dạng mã vạch 2D

hay còn gọi là mã ma trận (hay mã vạch hai

chiều) được phát triển bởi Công ty Denso

Wave (công ty con của Toyota) vào năm

1994. Mã QR có chiều dài và chiều rộng là

sự kết hợp của các hình vuông trắng và đen.

Mục tiêu cơ bản đằng sau sự phát triển của

mã QR là mã hóa và giải mã với tốc độ cao

và có thể truy cập nó từ bất kỳ hướng nào

hoặc bất kỳ vị trí nào mà người dùng có thể

dễ dàng quét. Đây là một công nghệ vượt

bậc so với mã vạch truyền thống với dung

lượng lưu trữ cao tối đa lên đến 7.089 ký tự

và khả năng khôi phục cao nhất. Mã QR

có thể dễ dàng phát hiện ra các lỗi không

thể có trong mã vạch, có khả năng hiển

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ QR CODE TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN

TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

ThS Nguyễn Thị Quý

Trường Đại học Hà Nội

ThS Hoàng Thị Kim Sinh

Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Tóm tắt: Bài viết tổng quan về QR code và khả năng ứng dụng QR code trong hoạt động thông tin-thư viện.

Trên cơ sở phân tích thực tiễn ứng dụng QR code tại Thư viện Trường Đại học Hà Nội, bài viết đề xuất một số giải

pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng QR code trong hoạt động thông tin-thư viện nói chung và Thư viện Trường

Đại học Hà Nội nói riêng.

Từ khóa: QR code; truyền thông xã hội; Thư viện Trường Đại học Hà Nội.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!