Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HOÀNG VĂN TUẤN
Tên đề tài
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS
TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên -2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HOÀNG VĂN TUẤN
Tên đề tài
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS
TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý tài nguyên môi trường
Mã số: 8.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Lương
THÁI NGUYÊN -2020
i
LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Tài nguyên và Môi trường,
Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, cùng với sự hướng dẫn tận
tình của các thầy, cô và sự động viên giúp đỡ của gia đình. Tác giả đã hoàn thành
Luận văn thạc sỹ: “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu
hiện trạng rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt những kiến thức quý
báu của mình cho tác giả có được lượng kiến thức nhất định về khoa học môi
trường để vững bước trên con đường sự nghiệp sau này.
Cảm ơn sự tận tình của thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Viết Lương, Viện
công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã hướng dẫn và chỉ bảo
cho tác giả hoàn thành tốt luận văn này. Cảm ơn đề tài mã số VAST 01. 07/20-
21 từ Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
đã cho phép tác giả sử dụng dữ liệu cho cho nghiên cứu này. Tác giả cũng chân
thành cảm ơn các bạn học viên của lớp Quản lý Tài nguyên & Môi trường K12,
đã ủng hộ để tác giả hoàn thành luận văn được tốt nhất. Đặc biệt, tác giả chân
thành cảm ơn đến gia đình và những anh em thân hữu luôn động viên, tạo điều
kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hoàng Văn Tuấn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
khoa học nào.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................ 4
1. Tổng quan tài liệu ....................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm rừng ngập mặn ..................................................................................... 4
1.1.2 Ứng dụng GIS viễn thám trong nghiên cứu rừng ngập mặn ................................. 4
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................... 4
1.2.1. Tình hình sử dụng ảnh vệ tinh trong nghiên cứu rừng ngập mặn trên thế giới.... 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn tại Việt Nam............................................. 5
1.2.3. Ứng dụng và ý nghĩa của GIS viễn thám trong nghiên cứu và quản lý
rừng ngập mặn ................................................................................................................ 9
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu........................................................................... 9
1.3.1 Vị trí địa lý............................................................................................................. 9
1.3.2 Khái quát đều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.............. 10
CHƯƠNG II.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 19
2.1.2 Phạm vị nghiên cứu ............................................................................................. 19
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 19
2.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................................... 19
2.3.1. Dữ liệu ảnh vệ tinh.............................................................................................. 19
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 23
CHƯƠNG III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 30
3.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật tại rừng ngập mặn Cần Giờ......................... 30
3.1.1. Thành phần loài cây chủ yếu tại rừng ngập mặn ................................................ 30
3.1.2. Thành phần loài cây du nhập tại rừng ngập mặn Cần Giờ ................................. 32
3.1.3. Đa dạng về hệ sinh thái....................................................................................... 38
3.2. Kết quả khảo sát thực địa....................................................................................... 40
3.3. Kết quả tính toán chỉ số thực vật từ ảnh Landsat 8 ............................................... 46
3.4. Kết quả phân loại bản đồ ....................................................................................... 46
3.5. Hạn chế, tồn tại và giải pháp ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên
cứu hiện trạng rừng ngập mặn Cần Giờ........................................................................ 49
3.5.1 Tồn tại, hạn chế.................................................................................................... 49
3.5.2 Giải pháp.............................................................................................................. 50
KẾT LUẬN....................................................................................................................51
1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53
PHẦN PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ và cụm
từ viết tắt
Giải thích
Tiếng anh
Giải thích
Tiếng việt
OTC Sample plot Ô tiêu chuẩn
CO2 Carbon Dioxide Khí các bon níc
D1.3 m Diameter at Breast Height at 1.3m Đường kính tại vị trí
ngang ngực 1.3m
DEM Digital Elvevation Model Mô hình số độ cao
DN Digital Number Giá trị độ xám
FCC False Color Composite Tổ hợp màu giả
GIS Geographic Information System Hệ thông tin địa lý
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị
H Height Chiều cao
Landsat Land Remote Sensing Satellite Vệ tinh Landsat
OLI Operational Land Imager Bộ thu nhận ảnh mặt
đất
MS MultiSpectral Đa phổ
NDVI Normalized Difference Vegetation
Index
Chỉ số khác biệt chuẩn
hóa của thực vật
NIR Near-Infrared Cận hồng ngoại
Pan Panchromatic Toàn sắc
TOA Top of Atmosphere Đỉnh khí quyển
TM Thematic Mapper Lập bản đồ chuyên đề
RGB Red-Green-Blue Đỏ-Lục-Lam
SAR Synthetic Aperture Radar Ra đa khẩu độ tổng
hợp
NASA National Aeronautics and Space
Administration
Cơ quan Không gian
Hoa Kỳ
KDTSQ Biosphere Reserve Khu dự trữ sinh quyển
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc trưng bộ cảm của ảnh vệ tinh Landsat 7 .............................................21
và Landsat 8 (LDCM).................................................................................................21
Bảng 2.2. Thông tin chi tiết ảnh Landsat 8 OLI sử dụng ...........................................23
Bảng 3.1. Thành phần các loài cây ngập mặn ............................................................30
chủ yếu rừng ngập mặn Cần Giờ ( Vũ Thị Hiền 2013) ..............................................30
Bảng 3.2. Thành phần loài cây du nhập tại rừng ngập mặn Cần Giờ.........................32
(Đặng Văn Sơn và Phạm Văn Ngọt 2013)..................................................................32
Bòng bong...................................................................................................................32
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát ngoài thực địa tại Khu dự trữ sinh quyển .......................40
Cần Giờ (VAST01.07/20-21) .....................................................................................40
Bảng 3.4. Số lượng ô tiêu chuẩn tại các hiện trạng rừng tại Khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ .......................................................................................................................44
Bảng 3.5. Tổng hợp số liệu điều tra tại các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa ....................44
Bảng 3.6. Diện tích rừng ngập mặn tại KDTSQ Cần Giờ ..........................................47
Bảng 3.7 . Kết quả đánh giá độ chính xác phân loại bản đồ
hiện trạng KDTSQ Cần Giờ .......................................................................................47
Bảng 3.8. Trữ lượng gỗ rừng ngập mặn KDTSQ Cần Giờ ........................................49
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí khu vực nghiên cứu (Khu DTSQ Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) .........10
Hình 1.2 Khỉ đuôi dài tại khu du lịch rừng sác (nguồn: Internet)...............................16
Hình 1.3. Khỉ đuôi dài trong rừng ngập mặn Cần Giờ (nguồn: Internet)...................16
Hình 1.4 Kỳ đà ở rừng ngập mặn Cần Giờ (nguồn: Internet).....................................17
Hình 1.5. Mô hình nuôi trông thủy sản trong rừng ngập mặn ....................................18
Hình 1.6 Trái dừa nước được khai thác từ rừng ngập mặn Cần Giờ
làm đồ uống phục vụ khách du lịch (N.V.Lương 2018).............................................18
Hình 2.1. Đồ thị đặc trưng phổ của ảnh vệ tinh Landsat 7 và Landsat 8....................22
Hình 2.2. Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS ................................................................26
Hình 3.1. Vị trí phân bố các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa ...........................................45
Hình 3.2. Ảnh chỉ số NDVI từ vệ tinh Landsat 8 .......................................................46
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn KDTSQ Cần Giờ.................................48
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu vùng ven biển nhiệt
đới và á nhiệt đới. Trải dài trên nhiều vĩ tuyến và có khí hậu thay đổi từ Bắc
đến Nam, hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam có sự đa dạng sinh học rất cao
và là sinh kế của hàng ngàn người dân vùng ven biển.
Hiện nay rừng ngập mặn ở nhiều nơi trên thế giới đang suy giảm ở mức
đáng báo động thậm chí còn nhanh hơn cả rừng nhiệt đới nội địa. Việt Nam là
một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu,
trong đó vùng ven biển là nơi chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất.
Rừng ngập mặn khu vực Cần Giờ thuộc một quần thể gồm các loài động, thực
vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn
của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Sau một thời gian
bị tàn phá nặng nề do chiến tranh hóa học từ năm 1964-1970 (Tuấn và nnk,
2002). Sau khi hòa bình lặp lại, bắt đầu từ năm 1978, TP. Hồ Chí Minh đã
khôi phục thành công diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ, đóng góp vai trò
quan trọng trong xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh
quyển của Việt Nam trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới
(Phan Nguyên Hồng 1999).
Ghi nhận sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh trong
công tác khôi phục rừng, ngày 21/01/2000 tổ chức UNESCO đã công nhận
rừng ngập mặn Cần Giờ là “Khu dự trữ sinh quyển quốc tế rừng ngập mặn
Cần Giờ”. Đây là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn được phục hồi sau
chiến tranh hóa học đầu tiên trên thế giới và cũng là khu khu dự trữ sinh
quyển đầu tiên của Việt Nam. Ban quản lý rừng phòng hộ cần giờ được giao
nhiệm vụ quản lý toàn bộ diện tích rừng và đất rừng phòng hộ trên địa bàn
huyện cần giờ.