Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HẢI
ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong Luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng.
Mọi tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn đều được trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018
Người thực hiện
Trần Thị Hải
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG
MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ĐỊA PHƯƠNG.................................................................................................. 9
1.1. Khái niệm, loại hình và đặc điểm Marketing điện tử......................................9
1.2. Xu hướng ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động du lịch và quản lý
phát triển du lịch...................................................................................................15
1.3. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch địa phương .......................................................................................20
1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch...........................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ
TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH............................ 32
2.1. Tổng quan tiềm năng du lịch tỉnh Hà Tĩnh ...................................................32
2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch tại Hà Tĩnh
trong thời gian qua ...............................................................................................35
2.3. Chính sách ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà
Tĩnh ......................................................................................................................48
2.4. Thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà
Tĩnh ......................................................................................................................50
2.5. Đánh giá chung..............................................................................................58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ
TĨNH............................................................................................................... 68
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến du lịch Hà Tĩnh.....................68
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch Hà Tĩnh ............................................................................................72
KẾT LUẬN..................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á,
Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNTT Công nghệ thông tin
DL Du lịch
DNDL Doanh nghiệp du lịch
GDP Tổng sản phẩm nội địa
HĐND Hội đồng nhân dân
NQ Nghị quyết
SEO Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm
TMĐT Thương mại điện tử
TV Ti vi
UBND Ủy ban nhân dân
VH - TT - DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch
VITA Hiệp hội du lịch Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng lượt khách du lịch giai đoạn 2013 - 2017 ..................................37
Bảng 2.2: Các khách sạn nổi bật ở Hà Tĩnh.........................................................40
Bảng 2.3: Trang chủ của một số doanh nghiệp du lịch tiêu biểu.........................42
Bảng 2.4: Khách quốc tế đến Hà Tĩnh trong những năm 2013 - 2017................44
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch dịch vụ giai đoạn 2013 - 2017 ...............................48
Sơ đồ 2.1: Mô hình website của các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh ...................53
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhất là từ sau khi Việt
Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các hình thức doanh nghiệp,
tiếp thị trong tất cả các ngành nghề ở nước ta ngày càng trở nên đa dạng và
phong phú hơn. Cùng với đó, từ khi ra đời mạng Internet cũng thể hiện những ưu
điểm của nó như nhanh, gọn, dễ dàng phục vụ 24/24.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của internet và các ứng dụng công nghệ thông tin
mới đã và đang đem lại những thay đổi chưa từng có trong lĩnh vực công
nghiệp du lịch. Thông tin trực tuyến hiện là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng hàng đầu đối với các quyết định của du khách.
Sự xuất hiện của Thương mại điện tử được coi là hệ quả lớn nhất khi cuộc
cách mạng công nghệ thông tin tác động vào nền kinh tế toàn cầu, đó là sự kết
hợp của hai trong số những phát minh lớn nhất thế kỷ XX - máy tính và Internet.
Tuy mới chỉ hình thành vào thập niên cuối thế kỷ hai mươi, chỉ mới phát triển
mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, nhưng thương mại điện tử đã thâm nhập sâu
vào hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt
động của con người, và hơn nữa đây không phải là một hiện tượng kinh tế nhất
thời, mà là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Hoạt động Marketing cũng
không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Những hình thức Marketing thông qua
Internet dần xuất hiện và trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà kinh doanh
tìm hiểu thị trường. Hoạt động Marketing điện tử được ứng dụng trong hầu hết
các ngành nghề kinh doanh từ kinh doanh những sản phẩm hàng hoá hữu hình
đến những sản phẩm hàng hoá vô hình - dịch vụ. Các đại lý lữ hành, các công ty
du lịch cũng không thể bỏ qua một cách thức Marketing hiệu quả đến vậy.
Sự kết hợp giữa những phương pháp Marketing, tiếp thị truyền thống với
việc sử dụng Internet làm công cụ đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay,
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp sử dụng
2
Marketing điện tử là công cụ hữu ích để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm
của mình tới các cư dân trong và ngoài biên giới không còn là điều xa lạ, thậm
chí đó còn là hình thức quảng cáo mang lại doanh thu lớn với chi phí thấp và
hiệu quả cao, đặc biệt đối với một ngành cần thiết sự quảng bá những ngành du
lịch Hà Tĩnh. Chính vì vậy, việc tìm ra những hướng đi, những ứng dụng, những
giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng Marketing điện tử vào hoạt động
kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh.
Trên thực tế cho thấy, Hà Tĩnh rất có tiềm năng triển vọng phát triển ngành
dịch vụ này, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái và một số loại
hình du lịch: Vui chơi giải trí, kỳ nghỉ, thể thao. Hơn nữa là một người sinh ra và
lớn lên ở vùng đất này, tôi cảm thấy rất tự hào. Từ những điều kiện thuận lợi,
tỉnh Hà Tĩnh đã xác định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và theo
hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên khai thác thị
trường nội địa; phát triển du lịch bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh; đồng
thời phải kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các khu vực của tỉnh, chú trọng khai thác
các giá trị di sản văn hóa, du lịch sinh thái, tâm linh; đẩy mạnh xã hội hóa phát
triển du lịch; tăng cường liên kết các hoạt động du lịch, các điểm du lịch trong
tỉnh và với các tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác và phát triển du lịch ở Hà Tĩnh
hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế nên đến nay vẫn chưa thật sự đạt
được mục tiêu mong muốn. Thực trạng tình hình du lịch nói chung và du lịch tại
Hà Tĩnh nói riêng vẫn đang còn nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục và
chưa khai thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có. Chính vì thế để du lịch
Hà Tĩnh có thể phát triển một cách bền vững, chúng ta cần nghiên cứu sâu và kỹ
hơn, ứng dụng thêm các học thuyết Marketing điện tử, marketing dịch vụ vào
các quá trình triển khai và thực hiện. Luận văn thực hiện xây dựng chiến lược,
đưa ra các giải pháp dựa trên góc độ Marketing điện tử bao gồm việc phân tích
3
những thế mạnh, những hạn chế, đồng thời nhận diện được giá trị cốt lõi, từ đó
xây dựng được phương hướng phù hợp cho phát triển du lịch của tỉnh.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng Marketing điện tử
trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Trong đó, một
số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn như sau:
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vận dụng nguyên lý marketing để phát triển địa phương có các tác giả tiêu
biểu như Philip Kotler (1993), Marketing Places; Matlovicova, K. (2008), Place
marketing process - theoretical aspects of realization; Rainisto, Seppo K. (2003),
Success factors of place marketing: a study of place marketing practices in
Northern Europe and the United States. Các nghiên cứu đã chỉ ra những thành phần
của Marketing điện tử gồm chủ thể thực hiện marketing, các yếu tố của Marketing
để tạo sản phẩm có giá trị cung ứng, khách hàng mục tiêu; qui trình thực hiện
Marketing; các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của Marketing. Các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, hệ thống hoá,.
Mặc dù các nghiên cứu trên đã đề cập tới việc thu hút các thị trường nhà kinh
doanh, nhà đầu tư, khách DL và dân cư mới để phát triển địa phương, nhưng nội
dung MKTĐT chưa được đề cập một cách rõ nét.
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch có các
nghiên cứu tiêu biểu như Xavier Font and Benjamin Carey (2005), Marketing
sustainable tourism products; Victor T.C Middleton (1998), Sustainable tourism
- a Marketing perspective; Youcheng Wang, Abraham Pizam (2011),
Destination Marketing and Management: Theories and Applications; Gregory
Ashworth, Brian Goodall (2012), Marketing Tourism Places; Alan Pomering
(2009), Sustainable tourism marketing: what should be in the mix, Ứng dụng
Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Sirubari – Nepal, Ứng dụng
Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Huay Hee - Thái Lan. Các tác