Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng ma trận SWOT: Hình thành các ý tưởng chiến lược cho công ty cổ phần Kinh Đô
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dương Thị Thuý Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 21 - 25
21
ỨNG DỤNG MA TRẬN SWOT: HÌNH THÀNH CÁC Ý TƯỞNG CHIẾN LƯỢC
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
Dương Thị Thúy Hương*
, Hà Thị Thanh Hoa
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Ma trận SWOT là một công cụ không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược cho các tổ
chức. Ma trận này đánh giá doanh nghiệp toàn diện trên cơ sở phân tích môi trường bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp. Công ty cổ phần Kinh Đô là một công ty lớn, đa ngành. Việc xây dựng
chiến lược phát triển cho công ty là hết sức quan trọng. Bài báo góp phần nhỏ trong ứng dụng ma
trận SWOT để hình thành các ý tưởng chiến lược cho công ty.
Từ khóa: ma trận, SWOT, Kinh Đô, chiến lược.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH ĐÔ
*
Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua
gần 20 năm hình thành và phát triển, đến nay
Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty
trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước
giải khát, kem và các sản phẩm từ sữa. Định
hướng chiến lược phát triển của Kinh Đô
là Tập đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam
và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: Thực
phẩm, bán lẻ, địa ốc, tài chính nhằm đảm bảo
sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ngay từ đầu, Kinh Đô đã đi đúng hướng với
sự đầu tư đồng bộ trong ngành thực phẩm.
Sản phẩm Snack với giá hợp lý, mùi vị đặc
trưng ngay lập tức chiếm lĩnh thị trường, tạo
đà cho sự mở rộng sau này của các ngành
khác. Năm 1996 đánh dấu cột mốc quan trọng
với việc nhập khẩu dây chuyền Cookies của
Đan Mạch trị giá 5 triệu USD – ngành
Cookies ra đời. Những năm tiếp theo, là chuỗi
thành công liên tiếp với ngành bánh mì, bánh
bông lan công nghiệp, Chocolate, kẹo cứng,
kẹo mềm. Điểm nổi bật nhất chính là năm
2000, nhập khẩu dây chuyền Cracker từ Châu
Âu và sự ra đời của nhãn hàng AFC đã tạo
nên tên tuổi của Kinh Đô.
Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã
có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ
thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm
hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô
*
Tel: 0915969009; Email: [email protected]
Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các
thống phân phối nhượng quyền với tốc độ tăng
trưởng 30%/năm [3]. Thị trường xuất khẩu của
Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nước, đặc
biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất
như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore...
Với phương châm ngành thực phẩm làm nền
tảng cho sự phát triển, trong những năm qua,
Kinh Đô đã liên tục đầu tư đổi mới công
nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lược sáp
nhập, liên doanh liên kết và hợp tác như
mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn
Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tư
vào Nutifood, Eximbank...
Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành
việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô miền
Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ
phần Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh
Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng
quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng
là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có
quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà
còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.
Song song đó, với việc định hướng phát triển
để trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô
cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như
đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính và
phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh
vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công
ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính,
các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực
với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát
triển chung của Tập đoàn.
26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn