Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Phạm Thị Trang ; Lê Đình Hạc người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ứng dụng hiệp ước Basel II trong Quản
trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong” là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, các số liệu kết quả trong luận văn là
trung thực và không sao chép bất kỳ một công trình nghiên cứu nào được công bố
trước đây. Tôi cũng xin cam đoan không có các nội dung do người khác thực hiện
ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Thị Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa sau đại học, trường Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và truyền dạy kiến thức và kinh
nghiệm quí báu trong thời gian theo học ở trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến TS. Lê Đình Hạc người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo trong
quá trình hoàn thành luận văn.
Lời tiếp theo tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Tiên Phong và cụ
thể là đồng nghiệp công tác tại hội sở, khối quản trị rủi ro và những người bạn đã giúp
đỡ cho tôi rất nhiều trong thời gian viết bài luận. Tôi rất cám ơn đến cá nhân, những
người đã tham gia tạo điều kiện cho tôi học tập, hoàn thành bài nghiên cứu của riêng
mình.
Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Thị Trang
iii
TÓM TẮT
Tiêu đề: Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong
Tóm tắt:
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hoạt động Tài chính – Ngân hàng có vai
đặc biệt quan trọng trong điều hòa, ổn định nền kinh tế. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế
như hiệp ước Basel II là giải pháp mà các NHTM đang hướng đến để có thể đứng
vững trước những biến động khó lường của nền thị trường tài chính, giúp các Ngân
hàng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài hoặc thâm nhập các thị trường phát triển
khác, vươn xa ra thị trường thế giới. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) là ngân
hàng nằm trong 2 ngân hàng tái cơ cấu được NHNN phê duyệt năm 2011 và thành
công chuyển đổi mạnh mẽ. Trong năm Ngân hàng đã đạt chuẩn triển khai hiệp ước
Basel II tháng 5/2019. Việc tham gia triển khai Basel II trong hoạt động tín dụng cho
thấy TPBank đang hoạt động an toàn lành mạnh, trình độ quản trị rủi ro được tăng
cường, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, nguồn
vốn được quản lý hiệu quả.
Bài nghiên cứu tập trung làm rõ khả năng đáp ứng hiệp ước Basel II trong quản
trị rủi ro tín dụng tại TPBank trên ba trụ cột, khung quản trị rủi ro hoạt động đáp ứng
theo yêu cầu của chuẩn thông lệ quốc tế. Sau khi đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu
chuẩn của hiệp ước Basel II trên cả 3 trụ cột, bài viết đưa ra giải pháp cho việc nâng
cao quản trị rủi ro tín dụng về mặt nhận diện, đo lường rủi ro, kiểm soát và tài trợ cho
rủi ro tín dụng, kèm theo hướng dẫn hành vi cũng như thực thi công tác tài trợ rủi ro
theo chuẩn mực quốc tế.
Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, ứng dụng Basel II
iv
ABSTRACT
Tilte: Application of Basel II treaty in credit risk management at Tien Phong
Commercial Joint Stock Bank
Abstract:
In route of FTAs, finance and banking activities play an important role in
stabilizing the economy. Applying international standards such as Basel II is the
solution that commercial banks are aiming to be able to overcome the unstability of
the financial market, attracting deposits and foreign investment capital, penetrating
foreign markets, reaching out to the world market. Tien Phong Commercial Joint
Stock Bank (TPBank) is one of the two have had been restructured that was approved
by the State Bank of Vietnam in 2011. With strong transformation, TPBank was one
of the five banks met the standards for implementing of Basel II in May 2019.
Participating in the implementation of Basel II shows that TPBank is operating in a
safe and healthy manner, the level of risk management is enhanced, especially the risk
model and internal rating are actively applied. capital is effectively managed.
The study focuses on clarifying the ability to meet Basel II in credit risk
management at TPBank of three pillars in terms of identifying, measuring,
controlling and financing credit risk when applying Basel II. Thereby providing
recommendations and solutions to the State Bank of Vietnam and TPBank to control
credit risk well by applying Basel II.
Keywords: credit risk management, apply Basel II
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
CBTD Cán bộ tín dụng
CN
NGNN Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
DPRR Dự phòng rủi ro
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTW Ngân hàng Trung Ương
NHTM Ngân hàng thương mại
XHTD Xếp hạng tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TPBank Ngân hàng TMCP Tiên Phong
XHTD Xếp hạng tín dụng
TSĐB Tài sản đảm bảo
HĐQT Hội đồng quản trị
BĐH Ban điều hành
BKS Ban kiểm soát
CBTD Cán bộ tín dụng
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
BCA Basel Capital Accord Hiệp ước vốn Basel
IFRS Financial Instrument Chuẩn mực kế toán quốc tế
IRB Phương pháp đo lường nội bộ
A-IRB
Phương pháp đo lường nội bộ
nâng cao
F-IRB
Phương pháp đo lường nội bộ cơ
bản
TSA
Phương pháp đo lường tiêu chuẩn
(nhiều chỉ tiêu một quy định
AMA
Phương pháp đo lường mô hình
nội bộ
SA Phương pháp tiêu chuẩn hóa
RWA Tài sản có điều chỉnh theo rủi ro
CAR
Hệ số an toàn vốn (tỷ lệ an toàn
vốn)
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
BCBS Ủy ban giám sát ngân hàng Basel
ECB Europe central Bank Ngân hàng trung ương châu âu
BIS
Bank for Internatioanal
Settlements
Ngân hàng thanh toán quốc tế
CIC
Credit Information
Center
Trung tâm thông tin tín dụng
FTA Free trading area Tự do thương mại
G10 The Group of Ten 10 nước phát triển (Bỉ, Canađa,
Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan,
vii
Thụy Điển, Anh và Mỹ)
EL/UL Expected /Unexpected loss Tổn thất dự kiến và ngoài dự kiến
LGD Loss given default Tổn thất ước tính
viii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
TÓM TẮT....................................................................................................................iii
ABSTRACT.................................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................. vi
MỤC LỤC .................................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
2. Tính cấp thiết của đề tài:....................................................................................... 2
3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 5
4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5
7. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 6
8. Đóng góp của đề tài............................................................................................... 6
9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu......................................................................... 7
10. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 8
ix
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC HIỆP ƯỚC BASEL VÀ
QUẢN TRI RỦI RO TÍN DỤNG............................................................................. 19
1.1. Lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng...................................... 19
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ................................ 19
1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ............................................................... 20
1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng ....................................................................... 21
1.2. Sự ra đời và nguyên tắc quản trị rủi ro của Ủy ban Basel .............................. 22
1.2.1. Sự ra đời của Ủy ban Basel ....................................................................... 22
1.2.2. Nguyên tắc trong quản trị rủi ro của Ủy ban Basel ................................... 24
1.3. Nội dung chính của các hiệp ước Basel ........................................................... 26
1.3.1. Nội dung chính của Basel I........................................................................ 26
1.3.2. Nội dung chính của hiệp ước Basel II ....................................................... 28
1.3.3. BASEL III và các điều chỉnh..................................................................... 41
1.4. Tổ chức bộ máy quản trị và quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II .....51
1.5. Vai trò của hiệp ước Basel II............................................................................ 67
1.5.1. Vai trò đối với hệ thống tài chính.............................................................. 67
1.5.2. Vai trò đối với các ngân hàng thương mại ................................................ 68
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI TPBANK................................................................................. 70
2.1. Tổng quan về TPBank....................................................................................... 70
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của TPBank........................................................... 70
2.1.2. Mô hình tổ chức TPBank........................................................................... 71
2.2. Hành lang pháp lý cho các hiệp ước Basel II tại Việt Nam............................. 75
2.3. Đánh giá việc ứng dụng các quy định của hiệp ước Basel II tại TPBank trong
quản trị rủi ro tín dụng. ........................................................................................... 75
2.3.1. Thực trạng thực thi ba trụ cột của Basel II tại TPBank............................. 75
x
2.3.2. Đánh giá mặt đạt được và chưa đạt được khi ứng dụng Basel II trong quản
trị rủi ro tín dụng tại TPBank............................................................................... 89
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG..... 99
3.1. Định hướng cho giải pháp đề xuất của TPBank .............................................. 99
3.2. Giải pháp ứng dụng hiệu quả các hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín
dụng tại TPBank .................................................................................................... 102
3.2.1. Nhóm các giải pháp liên quan trụ cột 1................................................... 102
3.2.2. Nhóm các giải pháp liên quan trụ cột 2 và 3 ........................................... 105
Kết luận chương 3
LỜI KẾT................................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ i
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ba nội dung chính của Basel II................................................................... 19
Bảng 1.2: Các phương pháp xác định tài sản quy đổi theo rủi ro ............................... 22
Bảng 1.3: Trọng số rủi ro đối với chủ thể được xếp hạng tín dụng............................. 23
Bảng 1.4: Phân nhóm loại tài sản có theo rủi ro tín dụng ........................................... 23
Bảng 1.5: Lộ trình thực thi hiệp ước Basel III............................................................. 40
Bảng 2.1: Tóm tắt cơ cấu vốn tự có............................................................................. 65
Bảng 2.2: Tỷ lệ an toàn vốn......................................................................................... 67
Bảng 2.3: Các khoản phải đòi của Tổ chức tín dụng trong nước ................................ 69
Bảng 2.4: Các khoản phải đòi từ tổ chức tài chính nước ngoài (không bao gồm tổ
chức tài chính quốc tế)................................................................................................. 70
Bảng 2.5: Tài sản có điều chỉnh rủi ro (RWA) tính theo rủi ro tín dụng (Theo đối
tượng)........................................................................................................................... 71
Bảng 2.6: Tài sản có điều chỉnh rủi ro (RWA) tính theo rủi ro tín dụng đối tác......... 71
Bảng 2.7: Tài sản có điều chỉnh rủi ro tính theo rủi ro tín dụng (Theo ngành)........... 72
Bảng 2.8: Tài sản có điều chỉnh rủi ro tính theo rủi ro tín dụng (nội bảng/ngoại bảng)
sau khi giảm thiểu rủi ro theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng..................... 73
Bảng 2.9: Vốn yêu cầu cho Rủi ro hoạt động.............................................................. 76
Bảng 2.10: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường............................................................. 79
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, là trung gian tài chính gắn liền
với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng bao trùm tất
cả các hoạt động kinh tế, xã hội. Ngân hàng không trực tiếp tạo ra của cải vật
chất cho nền kinh tế, song, giữ một vai trò trọng yếu trong thúc đẩy phát triển
kinh tế và phồn thịnh. Tính tới năm 2018 cả thế giới đã có 673 FTAs, trong đó
có 459 FTAs đang có hiệu lực và Việt Nam đang tham gia 13 FTAs và là một
thành viên kết nạp sau của WTO. Lĩnh vực tài chính ngân hàng đã mở cửa tương
đối cao so với các nước có trình độ phát triển chung trong khu vực. Với những
cam kết hội nhập là cơ hội để ngân hàng Việt cần nhiều sự chuyển đổi phù hợp
trước là để nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp sau là tiếp cận với dòng vốn
quốc tế, tiếp cận với công nghệ cao, trình độ, kỹ năng quản lý tiên tiến, quản trị
rủi ro, mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng tiềm lực tài chính.
Ngược lại, mặt trái của quá trình hội nhập là sự cạnh tranh và sự tồn tại của
các ngân hàng Việt. Các ngân hàng Việt cũng từng bước thực hiện tự do hóa và
theo lộ trình hội nhập thì sự can thiệp và bảo hộ của Nhà Nước vào hoạt động
kinh doanh sẽ giảm dần. Với yêu cầu kinh doanh theo nguyên tắc thị trường lẫn
thực trạng còn non yếu của phần lớn các ngân hàng Việt Nam nếu như không bắt
kịp những nguyên tắc chung của quốc tế, cụ thể là các hiệp ước Basel. Phía cơ
quan quản lý Nhà Nước đã sớm nhận ra được tầm quan trọng của tất yếu hội
nhập nên chủ động ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn giúp TCTD dần
tiếp cận dần với các chuẩn mực Basel. Từ đó tạo được môi trường kinh doanh
bình đẳng, ổn định cho hệ thống các TCTD trong nền kinh tế, chuẩn bị cho sự
cạnh tranh của các TCTD quốc tế trong hội nhập hoàn toàn sắp tới.
Tuy với hệ thống hành lang pháp lý hiện nay được cho khá sát với các tiêu
chuẩn quốc tế của Basel II. Nhưng việc quản trị hệ thống xếp hạng và đo lường
2
rủi ro cũng như tính toán hệ số CAR tại Việt Nam hiện nay phía NHNN do chưa
đủ nhân lực và tài lực nên chấp nhận để cho các TCTD tự triển khai thực hiện
tính toán bằng hệ thống của mình sau khi được NHNN đồng ý. Điều này dẫn tới
việc so sánh mức độ an toàn vốn và mức độ quản trị rủi ro, trích dự phòng giữa
các NHTM chưa chính xác và khó khăn cho bên thứ ba đánh giá để đưa ra quyết
định đầu tư, gửi tiền.
Xuất phát từ nhu cầu của cơ quan quản lý Nhà Nước về việc tạo ra môi
trường cho các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh trước xu thế hội nhập quốc
tế và nhu cầu phát triển an toàn của chính các NHTM, có rất nhiều tác giả viết về
ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM với nhiều góc nhìn.
Với bài viết của mình, tôi đề cập tới thực trạng cụ thể của TPBank và đưa ra giải
pháp phù hợp cụ thể với tổ chức nơi mình công tác và kiến nghị vĩ mô tới
NHNN nhằm góp phần được vào mục tiêu phát triển ổn định, bền vững cho
TPBank.
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong khoảng gần một thập kỷ trước khủng hoảng, thị trường tài chính Mỹ
vẫn được coi là nơi kiếm tiền an toàn nhất, nên tất cả các nước có tài sản đều
mua trái phiếu của Mỹ, kể cả các nước Đông Nam Á ngay cả khi vừa thoát khỏi
khủng hoảng tài chính 1997. Trong bối cảnh thị trường tài chính phát triển,
nguồn vốn dồi dào, các tổ chức tín dụng bơm ra nguồn tín dụng rẻ, cộng thêm
các công ty con của các ngân hàng là các tập đoàn đầu tư tài chính của Mỹ phát
huy nhiều sáng kiến, chẳng hạn chứng khoán hóa các khoản vay mua nhà của
người dân, tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính… góp phần hình thành bong
bóng tài chính, bong bóng bất động sản với mức độ cao chưa từng có dẫn tới các
cuộc khủng hoảng tài chính lớn chưa từng có mà mở đầu là sự phá sản của ngân
hàng Lehman Brothers năm 2008 để lại khoản nợ khổng lồ 700 tỷ USD và sự
sáp nhập của tập đoàn ngân hàng Merrill Lynch với Bank of America. Điều này
đã gây ra sự hỗn loạn của hệ thống tài chính thế giới, suy giảm kinh tế nghiêm