Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ viễn thám và gis thành lập bản đồ biến động lớp phủ thực vật rừng ở huyện nông sơn – tỉnh quảng nam giai đoạn 2009-2013.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
VĂN CÔNG CẢNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG Ở HUYỆN
NÔNG SƠN – TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ
Đà Nẵng – Năm 2014
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
VĂN CÔNG CẢNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG Ở HUYỆN
NÔNG SƠN – TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ
Người hướng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Diệu
Đà Nẵng – Năm 2014
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1
2.1. Mục tiêu 1
2.2. Nhiệm vụ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Lịch sử nghiên cứu 2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3
5.1. Quan điểm nghiên cứu 3
5.1.1. Quan điểm hệ thống 3
5.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 3
5.1.3. Quan điểm tổng hợp 3
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững 3
5.1.5. Quan điểm sinh thái 3
5.2. Phương pháp nghiên cứu 4
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 4
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 4
5.2.3. Phương pháp viễn thám 4
5.2.4. Phương pháp bản đồ 4
6. Cấu trúc đề tài 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỪNG 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Phân loại 6
1.1.3. Khái niệm biến động lớp phủ thực vật rừng 8
1.1.4. Vai trò của rừng đối với tự nhiên và kinh tế xã hội 8
1.2. CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 10
1.2.1. Công nghệ viễn thám (RS) 10
4
1.2.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 12
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15
1.3.1. Vị trí địa lý 15
1.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Nông Sơn 16
1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nông Sơn 20
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ HIỆN TRẠNG LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG Ở HUYỆN NÔNG SƠN – TỈNH
QUẢNG NAM THỜI ĐIỂM 2009 - 2013 23
2.1. QUI TRÌNH VÀ CÁC BƯỚC GIẢI ĐOÁN ẢNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ LỚP
PHỦ THỰC VẬT RỪNG 23
2.1.1. Qui trình thành lập bản đồ biến động lớp phủ thực vật rừng 23
2.1.2. Các bước thực hiện giải đoán ảnh bằng phần mềm ENVI 25
2.2. ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG THỜI ĐIỂM 2009 - 2013 29
2.2.1. Khái quát nguồn tư liệu và lựa chọn hệ thống phân loại 29
2.2.2. Giải đoán ảnh bằng phần mềm ENVI 31
2.3. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG
TỪ ẢNH VIỄN THÁM KẾT HỢP PHẦN MỀM ENVI 33
2.3.1. Thiết lập bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng năm 2009 ; 2013 33
2.3.2 Cắt ảnh theo khu vực nghiên cứu 38
2.3.3. Phân loại 41
2.3.4. Kỹ thuật hậu phân loại 45
2.3.5. Chuyển kết quả phân loại sang dạng vector - Classification to Vector Layer45
2.3.6. Biên tập bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng năm 2009 và năm 2013 46
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG LỚP PHỦ THỰC VẬT
RỪNG CỦA HUYỆN NÔNG SƠN – TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
3.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG 48
3.2. NHỮNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH BIẾN ĐỘNG 48
3.2.1. Tỉ lệ biến động 48
3.2.2. Xu hướng biến động 49
3.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG 2009 –
2013 49
3.3.1. Chạy ứng dụng Overlay Tools trên Mapinfo (ứng dụng để chồng xếp bản đồ) 49
5
3.3.2. Chồng xếp bản đồ lớp phủ thực vật rừng năm 2009 và năm 2013 49
3.5. Phân tích biến động lớp phủ thực vật rừng huyện Nông Sơn giai đoạn
2009 – 2013 51
3.5.1. Xu hướng biến động 51
3.5.2. Kết quả phân tích biến động rừng ở huyện Nông Sơn 2009 - 2013 51
3.3.2. Nguyên nhân 56
3.3.3. Hậu quả của suy giảm diện tích rừng 57
3.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG 58
3.4.1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, vai trò, trách
nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. 58
3.4.2 Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quan tâm
rà soát điều chỉnh các quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là phát triển
rừng sản xuất. 58
3.4.3. Điều chỉnh quy mô, diện tích quản lý của các chủ rừng, đảm bảo sử dụng ổn
định, có hiệu quả của từng đơn vị và góp phần thực hiện chiến lược xã hội hóa công
tác lâm nghiệp. 59
3.4.4. Đẩy mạnh giao, cho thuê, khoán rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên các
hộ sống chủ yếu bằng nghề rừng. 59
3.4.5. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng trong việc bảo vệ rừng. 60
3.4.6. Quan tâm đầu tư ngân sách cho bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới và trồng nâng
cấp rừng phòng hộ, đặc dụng theo hướng bền vững. 60
3.4.7. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động về quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng. 61
3.4.8. Củng cố nâng cao năng lực của kiểm lâm 61
3.4.9. Xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng. 62
3.4.10. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. 62
KẾT LUẬN 63
KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65
6
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, cùng
toàn thể thầy cô khoa Địa lý, đã truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích trong
bốn năm học qua. Thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
chúng em học tấp tốt. Thầy cô đã tạo mọi điều kiện để chúng em có thể hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp thành công. Để chúng em rút ra nhiều bài học cho bản thân. Em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Diệu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành báo cáo.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, tập thể cán bộ và chuyên viên phòng
Tài nguyên và Môi trường và Hạt Kiểm Lâm huyện Nông Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong việc thu thập thông tin nghiên cứu và thực tập trau dồi kiến thức thực
tiễn để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên luôn động viên, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do có nhiều hạn chế về thời gian,
kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi sai sót. Rất mong sự góp ý
của các thầy, cô giáo giảng dạy để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Quảng Nam, ngày 17 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Văn Công Cảnh
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bên cạnh những lợi ích thu được từ việc khai thác, sử dụng nguồn lợi từ rừng, các
hoạt động của con người đã gây ra rất nhiều tác động đối với tài nguyên và môi trường.
Hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với những vấn đề về sự suy thoái của nguồn lợi
tài nguyên và môi trường. Sự phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường phục vụ phát triển bền vững đang là vấn đề hết sức cấp thiết được các nhà
quản lý đặt ra. Để làm tốt công việc này, công tác điều tra, theo dõi và đánh giá biến động
rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mặc dù hằng năm điều có các
báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng, nhưng hầu hết các báo cáo này chủ yếu
dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ rừng bằng phương pháp truyền thống thô sơ, đó là
công việc phức tạp mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian. Khi sử dụng các tài liệu
thống kê và các tư liệu bản đồ không phải bao giờ cũng có thể khai thác những thông tin
hiện thời nhất. Thời gian tổng hợp số liệu và thành lập bản đồ cho khu vực nghiên cứu
càng kéo dài thì thông tin trên bản đồ càng không chính xác. Trong khi đó bản đồ đòi hỏi
nhanh về thời gian, chính xác về loại hình, cập nhật về thông tin. Do đó, cần phải có
những phương pháp mới, nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền
thống.
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
trong quản lý tài nguyên, giám sát môi trường là một hướng mới. Tư liệu viễn thám với
những ưu việt về tính cập nhật và đồng bộ về thông tin, tính khái quát hóa về tự nhiên về
đối tượng và khả năng phủ trùm diện tích rộng lớn, đã cho phép con người có thể cập nhật
thông tin tiến hành nghiên cứu một cách nhanh chóng hiệu quả, tiết kiệm được thời gian
và công sức. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) có khả năng thu thập, cập nhật và phân tích
dữ liệu là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên
và môi trường.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ viễn thám
và GIS phân tích biến động lớp phủ thực vật rừng ở huyện Nông Sơn – tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2009 - 2013”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Sử dụng ảnh viễn thám và GIS để phân tích đánh giá biến động lớp phủ thực vật
rừng huyện Nông Sơn giai đoạn 2009 - 2013.