Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn toán lớp 4, 5.
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
4.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
827

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn toán lớp 4, 5.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH HỌC

VÀ ĐẠI LƢỢNG HÌNH HỌC

TRONG MÔN TOÁN LỚP 4, 5

Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Mã Thanh Thủy

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thanh Nhung

Lớp : 10STH1

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mã Thanh Thủy - là

người luôn tận tình hướng dẫn và sát cánh cùng em trong suốt thời gian

nghiên cứu đề tài.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến toàn thể các giảng

viên khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non đã trang bị cho em những kiến thức

bổ ích và thiết thực để em có được như hôm nay. Đồng thời, em cũng xin bày

tỏ lòng biết ơn tới toàn thể cán bộ, nhân viên trong trường đã cách này hoặc

cách khác giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.

Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân tới Ban giám hiệu, toàn thể giáo viên và

học sinh trường Tiểu học Hải Vân, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã

luôn tạo mọi điều kiện, chỉ dẫn, cộng tác với em trong suốt thời gian thực hiện

đề tài.

Và cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ

để em có thêm sức mạnh tinh thần hoàn thành khóa luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng mới chỉ là bước đầu tập dượt nghiên

cứu khoa học nên đề tài này khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận

được sự đóng góp của quý thầy cô cũng như quý bạn đọc để đề tài được hoàn

thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Người thực hiện

Phạm Thị Thanh Nhung

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................3

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu..............................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................3

7. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................3

8. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................4

9. Cấu trúc khóa luận ..........................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................5

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................5

1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................................5

1.1.1. Cơ sở tâm lí học và trình độ nhận thức của HS Tiểu học ...................................5

1.1.1.1. Đặc điểm về nhận thức lứa tuổi Tiểu học ..........................................................5

a. Trí nhớ ..............................................................................................................................5

b. Chú ý.................................................................................................................................5

c. Tri giác..............................................................................................................................6

d. Tư duy ...............................................................................................................................6

e. Tưởng tượng.....................................................................................................................7

g. Ngôn ngữ..........................................................................................................................7

1.1.1.2. Đặc điểm về nhân cách lứa tuổi Tiểu học ..........................................................8

a. Nhu cầu nhận thức ..........................................................................................................8

b. Tính cách HS Tiểu học ...................................................................................................8

c. Sự tự ý thức và tự đánh giá của HS Tiểu học ..............................................................8

d. Đời sống tình cảm ...........................................................................................................8

1.1.2. Dạy học các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán lớp 4,

5 .......................................................................................................................9

1.1.2.1. Mục đích dạy học các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn

Toán lớp 4, 5 ........................................................................................................................9

1.1.2.2. Nội dung dạy học các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn

Toán lớp 4, 5 ......................................................................................................................10

a. Nội dung dạy học các yếu tố hình học........................................................................10

b. Nội dung dạy học các đại lượng hình học .................................................................10

1.1.3. Một số phương pháp dạy học ở Tiểu học ............................................................11

1.1.3.1. Một số phương pháp dạy học thường dùng .....................................................11

a. Phương pháp trực quan................................................................................................11

b. Phương pháp quan sát..................................................................................................11

c. Phương pháp giảng giải...............................................................................................12

d. Phương pháp thực hành luyện tập ..............................................................................12

1.1.3.2. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác của HS..........13

a. Phương pháp sử dụng trò chơi học tập......................................................................13

b. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ............................................................13

c. Phương pháp gợi mở vấn đáp......................................................................................13

d. Phương pháp hợp tác theo nhóm ................................................................................14

1.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học........................................................14

1.1.4.1. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................15

1.1.4.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học..............................15

1.1.4.3. Mối quan hệ giữa sử dụng phương tiện dạy học (CNTT) và khả năng nhận

thức của HS lớp 4, 5..........................................................................................................16

1.1.4.4. Chuẩn bị cho bài giảng điện tử có ứng dụng công nghệ thông tin...............16

1.1.4.5. Sử dụng phần mềm Powerpoint và Violet ........................................................17

a. Phần mềm Powerpoint .................................................................................................17

b. Phần mềm Violet ...........................................................................................................18

1.1.4.6. Một số lưu ý giúp người giáo viên thiết kế bài giảng điện tử có hiệu quả...19

1.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................................20

1.2.1. Đối tượng điều tra ..................................................................................................20

1.2.2. Nội dung điều tra....................................................................................................20

1.2.3. Phương pháp điều tra .....................................................................................20

1.2.4. Kết quả điều tra...............................................................................................21

Tiểu kết chương 1..............................................................................................................25

CHƢƠNG II ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC

MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƢỢNG HÌNH HỌC TRONG MÔN

TOÁN LỚP 4, 5 ...............................................................................................................26

2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một số yếu tố hình học trong môn

Toán lớp 4, 5 ......................................................................................................................26

2.1.1. Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt.....................................................................26

2.1.1.1. Nhận biết góc nhọn .............................................................................................26

2.1.1.2. Nhận biết góc tù...................................................................................................28

2.1.1.3. Nhận biết góc bẹt.................................................................................................29

2.1.2. Nhận biết hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song ...............31

2.1.2.1. Nhận biết hai đường thẳng vuông góc..............................................................32

2.1.2.2. Nhận biết hai đường thẳng song song..............................................................34

2.1.3. Nhận biết hình bình hành ......................................................................................35

2.1.4. Nhận biết hình thoi.................................................................................................36

2.1.5. Nhận biết hình thang và đường cao của hình thang..........................................38

2.1.5.1. Nhận biết hình thang..........................................................................................38

2.1.5.2. Nhận biết đường cao của hình thang................................................................41

2.1.6. Nhận biết hình hộp chữ nhật, hình lập phương..................................................41

2.1.6.1. Nhận biết hình hộp chữ nhật..............................................................................42

2.1.6.2. Nhận biết hình lập phương.................................................................................44

2.1.7. Nhận biết hình tam giác và đường cao của tam giác ........................................45

2.1.7.1. Nhận biết hình tam giác .....................................................................................45

2.1.7.2. Nhận biết đường cao của hình tam giác...........................................................47

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đại lượng hình học trong môn Toán

lớp 4, 5 ...............................................................................................................................48

2.2.1. Xây dựng một số quy tắc tính diện tích các hình................................................48

2.2.1.1. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình bình hành.............................................48

2.2.1.2. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình thoi ........................................................50

2.2.1.3. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình tam giác ................................................53

2.2.1.4. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình thang .....................................................56

2.2.1.5. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình tròn........................................................59

2.2.2. Xây dựng một số quy tắc tính thể tích các hình.................................................60

2.2.2.1. Xây dựng quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật ..........................................60

2.2.2.2. Xây dựng quy tắc tính thể tích hình lập phương .............................................62

2.2.3. Xây dựng một số trò chơi trong dạy học các yếu tố hình học và đại lượng

hình học trong môn Toán lớp 4, 5 ...................................................................................64

2.2.3.1. Trò chơi: “Thả cá vào bể”.................................................................................64

2.2.3.2. Trò chơi “Thỏ tìm đường về nhà” ....................................................................65

2.2.3.3. Trò chơi “Ô chữ”................................................................................................67

Tiểu kết chương 2..............................................................................................................68

CHƢƠNG III THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.............................................................68

3.1. Mục đích thực nghiệm...............................................................................................68

3.2. Yêu cầu thực nghiệm.................................................................................................69

3.3. Chuẩn bị thực nghiệm ...............................................................................................69

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ..........................................................................................69

3.3.2. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................................69

3.4. Nội dung, quá trình thực nghiệm.............................................................................70

3.4.1. Nội dung thực nghiệm............................................................................................70

3.4.2. Quá trình thực nghiệm...........................................................................................70

3.5. Phương pháp thực nghiệm........................................................................................70

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................................................71

Tiểu kết chương 3..............................................................................................................73

PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................74

1. Một số kết luận và kiến nghị........................................................................................74

1.1. Kết luận chung ...........................................................................................................74

1.2. Kiến nghị.....................................................................................................................75

1.2.1. Đối với nhà trường .................................................................................................75

1.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo.......................................................................................75

1.2.3. Đối với GV...............................................................................................................75

2. Một số kết quả đạt được sau đề tài..............................................................................76

3. Hạn chế của đề tài .........................................................................................................78

4. Hướng nghiên cứu sau đề tài .......................................................................................78

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Từ đƣợc viết tắt

GV Giáo viên

HS Học sinh

PP Phương pháp

PPDH Phương pháp dạy học

SGK Sách giáo khoa

ƯDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Tên bảng Trang

Bảng 1: Lợi ích của việc ƯDCNTT vào dạy học một số yếu tố

hình học và đại lượng hình học trong môn Toán lớp 4, 5.

22

Bảng 2: Mức độ ƯDCNTT vào dạy học một số yếu tố hình học

và đại lượng hình học trong môn Toán lớp 4, 5.

22

Bảng 3: Một số khó khăn thường gặp khi ƯDCNTT vào dạy học

một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn Toán

lớp 4, 5

23

Bảng 4: Hoạt động trong tiết học thường xuyên được ƯDCNTT

vào dạy học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong

môn Toán lớp 4, 5

24

Bảng 5: So sánh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau khi hoàn

thành phiếu thực nghiệm

73

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri

thức dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ ngày càng được chú trọng. Sự

nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế một mặt

góp phần phát triển kinh tế đất nước nhưng mặt khác cũng đặt ra những yêu

cầu, thách thức lớn đối với con người trong xã hội ngày càng phát triển. Cùng

với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội thì con người ngày nay không

những phải có bản lĩnh chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, mà còn cần

phải có khả năng tiếp cận các phương tiện công nghệ khoa học hiện đại để

tiến tới chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng của nhân loại trong thời đại mới. Để bắt

nhịp với xu thế của thời đại và đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực,

ngành giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu

cầu đổi mới toàn diện về cả nội dung chương trình và PPDH, đặc biệt là

PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới

PPDH, việc ƯDCNTT trong dạy học là điều cực kì cần thiết.

Môn Toán ở Tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Nó giúp cho HS có

những kiến thức cơ sở ban đầu về số học, các đại lượng cơ bản và một số yếu

tố hình học đơn giản; hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính toán, đo

lường, giải các bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế; bước đầu hình thành

năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng

thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và diễn đạt hợp lí các suy

luận đơn giản, góp phần rèn luyện PP học tập, làm việc khoa học; ngoài ra

môn Toán ở Tiểu học còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất,

đức tính cần thiết của người lao động mới trong xã hội hiện đại. Chính vì tầm

quan trọng đó, việc ƯDCNTT trong dạy học Toán là không thể thiếu.

Mặt khác, các yếu tố hình học và đại lượng hình học là một nội dung khó

đối với HS Tiểu học, trong khi đó các nội dung nói trên có khá nhiều ứng

dụng trong đời sống hằng ngày. Các thao tác đo đạc, tính toán, nhận dạng, lắp

ghép các hình giúp phát triển tư duy trừu tượng của HS. Đồng thời, các em

2

vận dụng những kiến thức hình học nói trên vào học tập các môn học khác

như: Thủ công, Mĩ thuật, Khoa học, Địa lí,... và ứng dụng vào học các môn

học ở bậc học cao hơn. Vì thế, việc lựa chọn cách thức tổ chức và PPDH các

yếu tố hình học và đo đại lượng hình học là một vấn đề mà các nhà giáo dục

nói chung và GV Tiểu học nói riêng phải suy nghĩ làm thế nào để giúp HS

tiếp thu các kiến thức hình học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Trên thực tế, việc ƯDCNTT vào dạy học các yếu tố hình học và đo đại

lượng hình học vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến. Xuất phát từ

những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào

dạy học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn Toán lớp

4, 5”.

2. Lịch sử vấn đề

ƯDCNTT trong dạy học ở Tiểu học nói chung và trong môn Toán nói

riêng không phải là vấn đề mới. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu mà

chúng tôi đã tìm hiểu:

- Tìm hiểu ƯDCNTT ở Tiểu học, tác giả Vũ Văn Đức đã viết cuốn “Sử

dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học”.

-“Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán” của tác giả Lê

Minh Cương.

- “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Toán ở Tiểu học” của tác giả

Vũ Thị Thái.

- Gần đây nhất, khóa luận “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy

học những yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán ở Tiểu

học” của tác giả Trần Thị Kim Yến lớp 09STH2 cũng tìm hiểu về chuyên đề

này. Trong chuyên đề này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng các

phương pháp giúp HS nhận diện các hình hình học và xây dựng quy tắc tính

diện tích và thể tích hình học. Ngoài ra, tác giả còn thiết kế một số trò chơi

học tập phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả tốt hơn. Kế thừa những

nghiên cứu của các tác giả nói trên, trong khóa luận này, chúng tôi tiếp tục

tìm hiểu và xây dựng các nội dung trên ở chương trình SGK lớp 4, 5 một cách

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một số yếu tố hình học và đại lượng hình học trong môn toán lớp 4, 5. | Siêu Thị PDF