Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo mô hình kết hợp trong dạy học địa lí lớp 5
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP
TRONG DẠY HỌC DỊA LÍ LỚP 5
Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Mã số: 8140101
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đậu Thị Hòa
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Tường Vi
Phản biện 2: TS. Phạm Thị Hương
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Giáo dục học (Tiểu học) họp tại Trường Đại học Sư
phạm vào ngày 20 tháng 07 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chúng ta đang bước vào thời đại công nghiệp 4.0 – thời
đại của nền kinh tế tri thức song hành cùng sự phát triển như vũ bão
của khoa học - công nghệ đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của nhân
loại. Chưa bao giờ CNTT lại hữu ích như bây giờ, CNTT&TT tác
động và thay đổi tất cả ngóc ngách của cuộc sống, chi phối hầu hết
các hoạt động của con người, đòi hỏi mỗi người lao động phải thực
sự năng động, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực
của mình. Theo đó, việc ứng dụng CNTT&TT vào giáo dục đang là
một hướng đổi mới được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà sư phạm
đặc biệt quan tâm. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục đã xác định một trong các quan điểm chỉ đạo là
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với
hành; lí luận gắn với thực tiễn” [1]. Theo đó, đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng ứng dụng CNTT&TT, sử dụng hiệu quả các
trang thiết bị hiện đại trong nhà trường là một yêu cầu khách quan,
cấp thiết. CNTT sẽ là công cụ thiết thực để GV thiết kế nên và tổ
chức dạy học những bài học đầy sinh động, hấp dẫn, thu hút và gây
hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong các bài giảng
trên lớp, tăng cường sự tự học, tự nghiên cứu. Từ đó, GV cũng sẽ
mạnh dạn hơn trong việc vận dụng những phương pháp dạy học tích
cực, các kĩ thuật dạy học hiện đại, cũng như đổi mới hình thức dạy
học từ mặt đối mặt trên lớp sang trực tuyến E – learning, rồi sang học
tập kết hợp cả hai hình thức trên (Blended learning)
1.2. Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) được biết đến
bởi nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu mô hình dạy
2
học kết hợp là tích hợp giữa giảng dạy mặt đối mặt trong lớp học và
Internet, tùy theo mức độ; là giải pháp tổng hòa các ưu điểm trong
quá trình dạy học truyền thống và E-learning. Dạy học kết hợp mang
đến cho cả người học và người dạy nhiều tính năng ưu việt như: Về
phía HS, phát huy được yếu tố cốt lõi nhất ở mỗi người học đó chính
là năng lực tự học, nghiên cứu sâu và mở rộng tri thức khoa học
thông qua việc đẩy mạnh tương tác giữa HS với HS, giữa HS với
GV, hay giữa HS với bất kì một người nào khác trên thế giới am hiểu
tường minh về vấn đề cần giải quyết. Các em HS cũng có thể truy
cập nguồn tài liệu học tập vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu; được
sử dụng phương thức học tập yêu thích và nhận được phản hồi
thường xuyên, kịp thời về hoạt động mà mình đã tham gia. Trong khi
đó, GV cũng dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, đánh giá và tổng hợp
chất lượng học tập của HS; phát huy cao độ tính tích cực, năng lực
học tập của HS thông qua giao việc vừa sức; có được sự thay đổi tích
cực theo hướng đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay,
từ việc điều chỉnh, bổ sung những thiết kế bài học dựa trên nhu cầu
của HS, cho đến khả năng ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy …
Đây là cách tiếp cận tối ưu để tăng cường và mở rộng việc học bằng
việc xem xét lại và chuyển đổi cấu trúc giữa việc dạy và học để tạo ra
việc học kết hợp có hiệu quả.
1.3. Trong chương trình Tiểu học, cùng với Toán và Tiếng
Việt, phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc,
được tổ chức dạy và học ở cả lớp 4 và lớp 5. Phần Địa lí được xây
dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các
lớp 1, 2, 3 và đặt nền móng ban đầu trong việc chiếm lĩnh tri thức về
khoa học xã hội của các em HS ở những cấp học lớn hơn. Dựa trên
chương trình môn Địa lí nói chung, phần Địa lí lớp 5 tiếp nối mạch
3
kiến thức nhằm giúp HS lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về địa
lí Việt Nam cũng như những nội dung nêu bật được một số nét tiêu
biểu của từng châu lục và đại dương trên thế giới. Bước đầu rèn
luyện và hình thành ở học sinh một số kĩ năng như: Quan sát sự vật,
hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau;
biết nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông
tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng địa lí;
biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ;
biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Như vậy,
hoàn toàn phù hợp khi ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp
trong dạy học Địa lí lớp 5.
1.4. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc dạy và
học Địa lí nói chung, Địa lí lớp 5 nói riêng thực sự là một vấn đề còn
mang tính khó khăn không chỉ đối với GV mà còn ở cả HS. Với thời
lượng 1 tiết/tuần, GV không có nhiều thời gian để khai thác sâu nội
dung của bài học; đồng thời HS cũng chưa thật sự có cơ hội để trao
đổi, thảo luận những vấn đề bản thân muốn tìm hiểu kĩ. Ngoài ra, một
bộ phận không nhỏ HS còn học tập với tâm lí coi nhẹ, chưa có hứng
thú cũng như sự đầu tư cần thiết cho môn học. GV thì chưa thực sự
chọn lựa được những phương pháp dạy học mới mẻ, tích cực để
truyền thụ kiến thức đến các em HS một cách hiệu quả nhất. Trong
bối cảnh đó, việc phát triển năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy
học Địa lí cho HS lớp 5 trở thành nhu cầu bức thiết, vừa mang lại sự
hứng thú, thái độ yêu thích đối với môn học; vừa góp phần biến quá
trình dạy học của GV thành quá trình tự học, tự nghiên cứu của HS,
nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
Vì vậy, nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề, chúng tôi
lựa chọn “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo mô
4
hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình và thử nghiệm cách thức ứng dụng
CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 (Blended
learning) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát
triển năng lực của HS lớp 5 trong học tập, góp phần đổi mới phương
pháp và nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở nhà trường TH.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về ứng dụng CNTT&TT theo mô
hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5.
- Điều tra thực trạng việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình
kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 ở một số trường TH trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu cách thức khai thác mạng và quy trình ứng dụng
CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 (Blended
learning).
- Thiết kế và tổ chức dạy học kết hợp một số bài học Địa lí lớp
5 với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng.
3. Giả thuyết khoa học
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học
Địa lí lớp 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung:
5
+ Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức khai thác trang mạng
xã hội học tập Edmodo trong dạy học Địa lí lớp 5 và thiết kế quy
trình dạy học kết hợp (Blended learning) với sự hỗ trợ của trang
mạng xã hội học tập Edmodo trong dạy học Địa lí lớp 5.
+ Thực hiện việc dạy học Địa lí cho HS lớp 5 bằng mô hình
dạy học kết hợp ở mức độ 1.
- Địa bàn nghiên cứu:
+ Trường TH Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng.
+ Trường TH Ngô Gia Tự, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Đối tượng thực nghiệm sư phạm: tập thể lớp 5/1 Trường TH
Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và tập thể lớp 5/1
Trường TH Ngô Gia Tự, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Thời điểm tiến hành thực nghiệm sư phạm: Học kì II năm
học 2018 - 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
5.2. Phương pháp phân loại
5.3. Phương pháp điều tra khảo sát
5.4. Phương pháp quan sát
5.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
5.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
5.7. Phương pháp thống kê toán học
5.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận thực
tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo mô
hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5.
Chương 2: Cách thức khai thác mạng và quy trình thực hiện
mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong dạy học Địa lí
lớp 5.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN,
THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy học
a. Trên thế giới
b. Ở Việt Nam
1.1.2. Về mô hình dạy học kết hợp (Blended learning)
a. Trên thế giới
b. Ở Việt Nam
1.1.3. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
1.2. Những vấn đề đổi mới giáo dục Tiểu học ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam
1.2.2. Định hướng đổi mới giáo dục Tiểu học ở Việt Nam
1.3. Công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới phương
pháp dạy học Địa lí lớp 5
1.3.1. Khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông
a. Công nghệ thông tin
b. Truyền thông
1.3.2. Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy học
a. Vai trò trong đổi mới phương pháp dạy học
b. Vai trò trong đổi mới kiểm tra, đánh giá
c. Vai trò trong đổi mới phương tiện, thiết bị dạy học
8
1.3.3. Một số hướng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông vào dạy học Địa lí lớp 5
a. Sử dụng một số phần mềm tin học văn phòng trong việc
soạn giảng bài học Địa lí
b. Sử dụng những phần mềm chuyên dụng cho việc dạy học
c. Sử dụng hình thức của các trò chơi truyền hình vào dạy học
môn Địa lí
d. Sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng trực tuyến E –
learning và tổ chức dạy học kết hợp (Blended learning)
e. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá môn
Địa lí
1.4. Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong dạy học
Địa lí lớp 5
1.4.1. Khái niệm về dạy học kết hợp
Từ khoảng những năm 2002 – 2003 trở đi đã xuất hiện rất
nhiều định nghĩa về mô hình dạy học kết hợp. Tuy nhiên, có thể hiểu
mô hình dạy học kết hợp là tích hợp giữa giảng dạy mặt đối mặt
trong lớp học và Internet, tùy theo mức độ; là sự kết hợp những ưu
điểm của phương pháp dạy học truyền thống cùng với việc tận dụng
những thế mạnh của CNTT. Với mô hình học tập này, cả GV và HS
sẽ tiếp cận được sâu sắc hơn nội dung của từng môn học theo hướng
hiện đại, toàn diện hơn.
1.4.2. Đặc điểm của mô hình dạy học kết hợp
- Có sự kết hợp của các mô hình truyền đạt kiến thức khác
nhau (mặt đối mặt hoặc đào tạo từ xa).
- Có sự kết hợp của công nghệ (cơ sở là Internet).
- Có những hoạt động đồng bộ và không đồng bộ.
- Có cơ sở thực hành giống như phòng học.
9
- Kết hợp được nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
- Làm việc theo nhóm. Trong đó, người học là chủ đạo, người
học phải tự làm chủ quá trình học tập của mình. GV chỉ là người
hướng dẫn, chỉ bảo.
*Ưu điểm
* Nhược điểm
1.4.3. Cấu trúc của mô hình dạy học kết hợp
Các mức độ của mô hình dạy học kết hợp (Blended learning):
*Mức độ 1:
- Lớp học truyền thống giữ vai trò chủ đạo và lớp học trực
tuyến đóng vai trò hỗ trợ (không bắt buộc, 80% - 20%).
- GV dạy học trên lớp và cung cấp cho HS bài giảng, bài tập và
một phần tự nghiên cứu, hỗ trợ tài liệu hướng dẫn môn học cho HS.
- HS tìm tòi các tài liệu liên quan tới môn học ở thư viện,
Internet.
*Mức độ 2:
- Lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến có vai trò ngang
bằng (50% - 50%).
- GV thiết kế các bài giảng trực tuyến và cung cấp cho HS.
Tạo ra các hoạt động trên hệ thống trực tuyến như giao bài tập, làm
bài kiểm tra trắc nghiệm …
- HS tìm kiếm các tài liệu và cập nhật các thông tin môn học
của GV bằng thư điện tử, diễn đàn. Phải tham gia nhiều hơn các hoạt
động trên online, làm các hoạt động theo hướng dẫn GV, nên phải
biết tự học nhiều hơn.
*Mức độ 3:
- Học tập trực tuyến đóng vai trò chủ đạo (70% - 30%).
10
- GV cung cấp tài liệu đa phương tiện (có âm thanh, hình ảnh,
video…) cho HS trên nền tảng Internet, xây dựng hệ thống kiểm tra
trực tuyến để kiểm tra định kì môn học.
1.4.4. Tác dụng và ý nghĩa của mô hình dạy học kết hợp
1.4.5. Khả năng áp dụng mô hình dạy học kết hợp trong dạy
học Địa lí lớp 5
1.5. Chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 5
1.5.1. Chương trình Địa lí lớp 5
1.5.2. Sách giáo khoa Địa lí lớp 5
1.6. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh tiểu học –
học sinh lớp 5
1.6.1. Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh tiểu học –
học sinh lớp 5
a. Tri giác
b. Trí nhớ
c. Tưởng tượng
d. Tư duy
e. Chú ý
f. Ý chí
g. Ngôn ngữ
1.6.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
1.7. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 ở Trường
Tiểu học Lý Công Uẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và
Trường Tiểu học Ngô Gia Tự, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
1.7.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu về thực trạng việc ứng dụng CNTT&TT theo mô
hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 ở Trường TH Lý Công Uẩn,
11
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và Trường TH Ngô Gia Tự, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó nắm được những thuận
lợi, khó khăn mà GV - HS thường gặp phải trong quá trình dạy học
kết hợp.
1.7.2. Đối tượng, địa bàn và quy trình điều tra
a. Đối tượng, địa bàn điều tra
b. Quy trình điều tra
1.7.3. Nội dung điều tra
1.7.4. Phương pháp điều tra
1.7.5. Kết quả điều tra
a. Về phía giáo viên
*Nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng
CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5
*Thực trạng ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong
dạy học Địa lí lớp 5 ở 2 Trường Tiểu học Lý Công Uẩn và Ngô Gia
Tự, thành phố Đà Nẵng
*Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp
trong dạy học Địa lí lớp 5
b. Về phía học sinh
c. Về phía cán bộ quản lí
*Công việc CBQL nhà trường đã làm để triển khai ứng dụng
CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5
*Công việc CBQL nhà trường cần làm nhằm nâng cao chất lượng
trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức GV thực hiện ứng dụng CNTT&TT
theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5
12
1.7.6. Nhận xét, đánh giá thực trạng
*Về nhận thức của GV và HS đối với vai trò, ý nghĩa của việc
ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5
ở một số trường TH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đa số các em HS và GV giảng dạy môn Địa lí lớp 5 đều nhận
thức được tầm quan trọng của môn Địa lí trong chương trình TH
cũng như ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của việc ứng dụng
CNTT&TT theo mô hình kết hợp vào quá trình dạy học Địa lí nhằm
mang lại hiệu quả dạy - học ở cả GV và HS; đáp ứng tốt mục tiêu đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phù hợp với định hướng đổi mới
GD.
*Về thực tế việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp
trong dạy học Địa lí lớp 5 của GV ở một số trường TH trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
Các GV đã tiếp cận được mô hình dạy học kết hợp có ứng
dụng CNTT&TT trong dạy học Địa lí lớp 5. Tuy nhiên, GV chưa sử
dụng phổ biến mô hình này vào quá trình dạy học. Với những GV đã
thực hiện thì mức độ vận dụng còn rất đơn giản, tần suất sử dụng
dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Rồi khó khăn gặp phải trong quá
trình thực hiện khi phương thức trao đổi thông tin hai chiều giữa GV
và HS trong việc giao và nộp bài tập chưa thật sự được chú trọng;
việc kiểm tra đánh giá chưa mang tính kịp thời, thường xuyên, dẫn
đến hệ lụy của việc đánh giá chưa thật sự chính xác, khách quan.
*Về hiệu quả đem lại khi ứng dụng CNTT&TT theo mô hình
kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5
Đối với HS, các em đã sớm hình thành và phát triển những
năng lực cốt lõi cần thiết trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học Địa
lí, vận dụng nó vào trong thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt nhất
13
có thể. Các em HS tỏ ra hứng thú khi được học theo mô hình dạy học
này. Còn về phía GV, các thầy cô sẽ có nhiều thời gian hơn trong
việc khắc sâu và mở rộng kiến thức cho HS, nâng cao chất lượng dạy
học khi có nhiều điều kiện hơn trong việc phụ đạo cho các em HS
còn khó khăn về học, hay bồi dưỡng cho những em HS có năng
khiếu, đam mê đối với môn học.
*Về công tác quản lí việc ứng dụng CNTT&TT theo mô hình
kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy
học
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tạo mọi điều kiện tối
đa, thuận lợi nhất về cả yếu tố vật chất và tinh thần cho GV - HS
nhưng nhìn chung công tác quản lí của ban giám hiệu nhà trường vẫn
còn khá lúng túng trong việc triển khai đồng bộ và kiểm tra, giám sát
GV thực hiện ứng dụng CNTT&TT theo mô hình kết hợp trong dạy
học Địa lí lớp 5.
Tuy nhiên, việc tiếp cận và sử dụng mô hình dạy học kết hợp
cũng gặp nhiều khó khăn đối với cả GV và HS, nhất là quy trình dạy
học vẫn chưa thật sự tường minh, cách thức vận dụng mô hình còn
tồn tại một số hạn chế nhất định, đặc biệt là việc trao đổi thông tin
hai chiều giữa GV và HS trong việc giao, nộp và kiểm tra, đánh giá
bài tập còn nhiều hạn chế.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1