Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thường thức mỹ thuật cho học sinh lớp 4, 5.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ HIỀN
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học Thường thức mỹ thuật cho
học sinh lớp 4, 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................3
7. Giả thuyết khoa học:....................................................................................................3
8. Cấu trúc đề tài:.............................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT CHO
HỌC SINH LỚP 4, 5 .....................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận:............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm mỹ thuật: ..............................................................................................4
1.1.2. Khái niệm Thường thức mỹ thuật:.........................................................................5
1.1.3. Khái niệm công nghệ thông tin..............................................................................5
1.1.4. Đặc điểm của môn mỹ thuật và phân môn Thường thức mỹ thuật: ......................7
1.1.4.1. Đặc điểm môn Mỹ thuật:....................................................................................7
1.1.4.2. Đặc điểm phân môn Thường thức mỹ thuật:......................................................8
1.1.5. Vai trò của dạy học Thường thức mỹ thuật trong nhà trường Tiểu học. ..............8
1.1.6. Chức năng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thường thức
mỹ thuật. ........................................................................................................................11
1.1.7. Đặc điểm tri giác, chú ý và ngôn ngữ tạo hình của học sinh Tiểu học ...............16
1.1.7.1. Tri giác .............................................................................................................16
1.1.7.2. Chú ý.................................................................................................................17
1.1.7.3. Ngôn ngữ tạo hình ............................................................................................17
2
1.1.8. Mối quan hệ giữa sử dụng phương tiện dạy học (CNTT) và khả năng nhận thức
của học sinh lớp 4,5.......................................................................................................18
1.2. Cơ sở thực tiễn:.......................................................................................................19
1.2.1. Khảo sát chương trình sách mỹ thuật lớp 4, 5 ....................................................19
1.2.1.1 Cấu trúc chương trình Mỹ thuật lớp 4, 5 ..........................................................19
1.2.1.2. Nội dung chương trình phân môn Thường thức mỹ thuật trong sách Mỹ thuật
lớp 4,5............................................................................................................................20
1.2.3. Tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thường thức mỹ thuật
lớp 4,5............................................................................................................................22
1.2.3.1. Về phía nhà trường...........................................................................................22
1.2.3.2. Về phía giáo viên ..............................................................................................23
1.2.3.3. Về phía học sinh ...............................................................................................24
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY
THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 4,5...................................26
2.1. Khả năng của máy vi tính trong dạy Thường thức mỹ thuật cho học sinh 4,5. .....26
2.2. Nguyên tắc, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Thường thức
mỹ thuật. ........................................................................................................................27
2.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu khi sử dụng. ........................................................................27
2.2.2. Phương pháp, cách thức sử dụng........................................................................29
2.3. Một số hạn chế cần khắc phục trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
Thường thức mỹ thuật. ..................................................................................................31
2.4. Các hướng sử dụng máy vi tính trong dạy học Thường thức mỹ thuật..................31
2.4.1. Sử dụng máy vi tính trong khai thác, trình bày kiến thức. ..................................31
2.4.2. Sử dụng máy vi tính trong giới thiệu hình ảnh minh họa, tư liệu bổ sung.........31
2.4.3. Sử dụng máy vi tính trong kiểm tra, đánh giá, cũng cố kiến thức.......................32
2.4. Một số phần mềm có thể khai thác trong dạy học Thường thức mỹ thuật.............33
2.4.1. Phần mềm soạn thảo Microsoft Word.................................................................33
2.4.2. Phần mềm hệ thống Window...............................................................................33
2.4.3.Powerpoint............................................................................................................33
2.4.4. Phần mềm Violet..................................................................................................46
2.4.5. photoshop.............................................................................................................47
2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Thường thức mỹ thuật lớp 4,5: ............48
2.5.1. Chuẩn bị cho bài giảng điện tử có ứng dụng công nghệ thông tin trong phân
môn Thường thức mỹ thuật............................................................................................48
2.5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào từng bài cụ thể:...........................................49
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................50
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm:.........................................................................50
3.1.1. Mục đích thực nghiệm:........................................................................................50
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm: ..........................................................................................50
3.2. Tổ chức thực nghiệm:.............................................................................................50
3.2.1. Trường thực nghiệm:...........................................................................................50
3.2.2. Chuẩn bị thực nghiệm: ........................................................................................51
3.2.2.1. Đối tượng thực nghiệm: ...................................................................................51
3.2.2.2. Nội dung thực nghiệm: ....................................................................................52
3.2.3. Tiến hành thực nghiệm:.......................................................................................52
3.3. Tiêu chí đánh giá: ...................................................................................................75
3.4. Kết quả thực nghiệm: .............................................................................................75
3.5. Tổng kết thực nghiệm:............................................................................................78
KẾT LUẬN ..................................................................................................................81
1. Kết luận chung:..........................................................................................................81
2. Một số ý kiến đề xuất: ...............................................................................................82
3. Hạn chế của đề tài: ....................................................................................................83
4. Một số hướng nghiên cứu sau đề tài: ........................................................................84
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Môn Mỹ thuật nói chung và phân môn Thường thức mỹ thuật nói riêng đưa vào
chương trình tiểu học nhằm cung cấp kiến thức về Mỹ thuật, góp phần vào việc giáo
dục học sinh, hướng học sinh vươn tới cái đẹp và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của học
sinh.
Trong nền giáo dục ở nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học là phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là
người tổ chức các hoạt động cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức của bài học. Sự
phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra những khả năng và điều kiện thuận lợi cho
việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình dạy học. Với lượng kiến thức
phong phú và nhu cầu lĩnh hội tri thức ngày càng cao thì người giáo viên ngoài việc sử
dụng các phương pháp dạy truyền thống cần phải có những phương pháp dạy học mới
sao cho phù hợp. Với sự xuất hiện của máy vi tính trong nhà trường không những làm
thay đổi phương pháp dạy học truyền thống mà còn mở rộng khả năng lĩnh hội tri
thức, kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Việc sử dụng có tính sư phạm những
thành quả của khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học,
hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp dạy học. Thông qua đó học sinh có thể
lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, trọn vẹn và đầy đủ hơn.
Với đặc trưng phân môn Thường thức mỹ thuật là học sinh quan sát, cảm nhận
cái đẹp về hình thể và màu sắc thông qua con mắt của mình. Qua đó, cần cung cấp cho
học sinh những tranh ảnh, hình ảnh, những đoạn băng hình, tư liệu…. liên quan đến
nội dung bài học giúp cho việc dạy học phân môn thường thường thức mỹ thuật đạt
hiệu quả, học sinh tích cực hứng thú học tập.
Hiện nay việc ứng dụng CNTT vào công tác dạy học chỉ mới ở giai đoạn đầu,
còn chưa phổ biến ở các trường tiểu học và đặc biệt là môn Mỹ thuật. Dù cho việc ứng
dụng CNTT vào dạy học Thường thức mỹ thuật vẫn được một số bộ phận rất nhỏ giáo
viên quan tâm, thực hiện thì cũng chỉ là những bài giảng sơ sài và chưa khoa học.
2
Nguyên nhân là do các giáo viên không nắm được quy trình, nguyên tắc và phương
pháp ứng dụng CNTT dẫn đến những bài giảng đó chưa đạt được hiệu quả trong giảng
dạy. Hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào trang thiết bị và trình độ tin học của giáo viên.
Vì vậy, đề tài mong muốn góp phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy
phân môn thường thức mỹ thuật thông qua việc ứng dụng CNTT.
Từ những lí do trên cùng với việc mong muốn tìm hiểu, hỗ trợ cho việc dạy học
Thường thức mỹ thuật cho giáo viên và học sinh lớp 4, 5 ngày càng tốt hơn chúng tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức
mỹ thuật cho học sinh lớp 4, 5”
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ trong quá
trình dạy học phân môn Thường thức mỹ thuật và thử nghiệm xây dựng các bài giáo
án điện tử ở các bài cụ thể trong phân môn Thường thức mỹ thuật lớp 4, 5.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu, sử dụng và khai thác các phần mềm như Microsoft Word,
Powerpoint, Violet, Photoshop. …nhằm mục đích thiết kế bài giảng Thường thức mỹ
thuật.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn thường thức mỹ thuật ở
tiểu học.
- Khảo sát nội dung chương trình Mỹ thuật lớp 4, 5.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình phân môn Thường thức mỹ thuật lớp 4, 5.
- Khả năng sử dụng CNTT trong dạy học Thường thức mỹ thuật.
- Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hải Vân, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Cao
Vân, Huỳnh Ngọc Huệ Thành Phố Đà Nẵng.
3
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Ứng dụng CNTT trong soạn giảng phân môn Thường thức mỹ thuật lớp 4, 5.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm.
7. Giả thuyết khoa học:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật sẽ
giúp học sinh thưởng thức và cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm mỹ thuật hiệu quả hơn.
Đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn Mỹ thuật nói chung và phân môn Thường
thức mỹ thuật nói riêng.
8. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, phần nội dung bao gồm:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học Thường thức mỹ thuật lớp 4,5.
- Chương 2: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật
lớp 4,5.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC THƯỜNG THỨC MỸ
THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Khái niệm mỹ thuật:
Nói đến Mỹ thuật là nói đến cái đẹp, đó là sự hài hòa và hoàn thiện trong quan
hệ, hoạt động trong sáng tạo Mỹ thuật. Nghệ thuật luôn hướng tới cái đẹp, tạo ra cái
đẹp để phục vụ cho đời sống tinh thần của con người. Cái đẹp nghệ thuật là một hình
thức cao của cái đẹp thuộc tính sáng tạo thực tiễn. Trong đó, tác phẩm nghệ thuật và
hình thức nghệ thuật đạt tới sự hài hòa thẩm mỹ và hoàn thiện thiện thẩm mỹ.
Mỹ thuật là cách tạo ra cái đẹp. Cái đẹp mang lại khoái cảm thẩm mỹ. Đó là
một thuộc tính trong nhận thức con người. Vì thế, con người không ngừng tạo ra cái
đẹp theo ý thích để phục vụ cho cuộc sống bằng năng lực tư duy, cảm thụ tinh tế và
khả năng sáng tạo của mình. Từ chỗ nhận ra cái đẹp để thưởng thức dẫn đến hệ quả là
con người tạo ra nên đều được chú ý làm đẹp và có nhiều cách để tạo ra cái đẹp.
Mỹ thuật là loại hình ra đời sớm trong lịch sử loài người. Hiểu theo cách diễn tả
thì Mỹ thuật là nghệ thuật tạo nên các tác phẩm trên mặt phẳng gọi là tranh (bằng
đường nét, hình mảng, sáng tối, đậm nhạt…). Hiểu theo cấu trúc, nội dung thì Mỹ
thuật bao gồm nhiều nghành mỹ thuật, thể loại mỹ thuật như: hội họa, điêu khắc, kiến
trúc, mỹ thuật ứng dụng…Hiểu theo chức năng, đặc điểm thì mỹ thuật là nghệ thuật
của thị giác. Ngoài ra mỹ thuật còn được hiểu theo cách giải thích ngữ nghĩa: “Mỹ
thuật là cách tạo ra cái đẹp” (Đây là cách nói của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh).
Từ những cách hiểu khác nhau ta có thể đi đến khái niệm đầy đủ về mỹ thuật
như sau:
“Mỹ thuật là nghệ thuật tạo ra cái đẹp, là nghệ thuật của thị giác,được biểu hiện
trên mặt phẳng và không gian bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, đậm nhạt, sáng tối
với các chất liệu phong phú và đa dạng mà chúng ta có thể dùng để diển tả được”.
5
1.1.2. Khái niệm Thường thức mỹ thuật:
Thường thức mỹ thuật là môn phân môn trong bộ môn Mỹ thuật được dạy
chính thức trong nhà trường Tiểu học. Tên gọi này đã được bàn bạc và đi đến thống
nhất trong chương trình tiểu học năm 2000 do Ban xây dựng chương trình Tiểu học
năm 2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo ấn định (1997) đã được các Sở, Phòng Giáo dục –
Đào tạo các trường chuyên nghiệp và trường Tiểu học góp ý và nhận thấy tên “Thường
thức mỹ thuật” là phù hợp vì mục đích của phân môn này là làm cho học sinh làm
quen, tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm mỹ thuật thông qua hình ảnh, đường nét, màu
sắc, hình khối, bố cục…Từ đó giúp các em có được những kiến thức ban đầu, sơ đẳng
về thưởng thức cái đẹp trong mỹ thuật, bước đầu hình thành cho các em tình cảm, thị
hiếu, năng lực cảm thụ cái đẹp.
Từ những vai trò quan trọng của phân môn Thường thức mỹ thuật nói trên ta có
thể đưa ra một định nghĩa về Thường thức mỹ thuật như sau: “ Thường thức mỹ thuật
là giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật để học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ
đẹp của chúng, thông qua các tác phẩm mỹ thuật giúp học sinh hiểu biết hơn về cuộc
sống, bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu quê hương đất nước, yêu cộng đồng, góp
phần giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mỹ cho các em”. Những bài Thường thức mỹ
thuật còn giúp học sinh học tốt hơn các phân môn Mỹ thuật và các môn học khác trong
chương trình tiểu học.
1.1.3. Khái niệm công nghệ thông tin
Ở Việt Nam thì khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam, như sau:
"Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công
cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội."
Thuật ngữ “công nghệ thông tin” (Information Technology) được hiểu là các
ứng dụng liên quan đến máy vi tính và được phân loại dựa trên phương thức chúng