Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn toán cho học sinh lớp 4.
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1305

Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn toán cho học sinh lớp 4.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIỂU HỌC

----------

NGUYỄN THỊ ĐÔNG

Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số

trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy –

học môn Toán cho học sinh lớp 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bậc Tiểu học được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức, tạo những cơ

sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Trong

chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác

cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những hiểu biết về thế giới xung quanh

nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm

đạo đức tốt đẹp của con người; góp phần quan trọng đào tạo nên những con người

phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính

xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Môn

Toán ở trường Tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong

chương trình học của trẻ.

Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì người giáo viên không chỉ

truyền đạt, giảng giải theo những tài liệu có sẵn trong sách giáo khoa, trong các

sách hướng dẫn, sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học

sinh học tập một cách thụ động. Nếu giáo viên chỉ dạy như vậy thì hoạt động học

của học sinh sẽ diễn ra một cách đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao.

3

Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học

trong môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng

tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các

em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trong tiết học

Toán, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau như: Phương

pháp trực quan, phương pháp gợi mở - vấn đáp, phương pháp thực hành - luyện tập,

phương pháp giảng giải – minh hoạ, phương pháp trò chơi,… Trong đó, trò chơi

học tập có thể nói là phương pháp gây hứng thú nhất cho học sinh. Các trò chơi có

nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông

qua các trò chơi học tập giúp học sinh: thay đổi hình thức hoạt động, chống mệt

mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học; phát triển

hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận.

Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng nói

chung và các trò chơi học tập nói riêng cũng góp phần làm cho tiết học sôi nổi, tạo

ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là

“thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều

kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện

của bản thân mình, đồng thời thể hiện kĩ năng và tính sáng tạo của người giáo viên.

Ngoài ra, tổ chức trò chơi học tập thông qua việc ứng dụng công nghệ thông

tin còn tạo cho các em một số kĩ năng cần thiết về hoạt động, phát triển ngôn ngữ

nói, trình bày sự việc một cách rõ ràng, mạnh dạn đứng trước đám đông,… tạo

thuận lợi cho các em khi học ở các cấp lớn hơn.

Vì những lý do trên, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, tôi đã chọn đề

tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập nhằm

tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4” nhằm góp phần

đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả trong dạy - học môn Toán ở lớp 4.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu lý thuyết chung về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực

hiện một số trò chơi học tập góp phần làm tích cực hóa hoạt động dạy – học Toán

cho học sinh lớp 4 và tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi học tập ở một số trường

Tiểu học. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tối đa tính tích cực

trong hoạt động dạy – học.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

4

- Khách thể nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện trò chơi

học tập nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán.

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện trò chơi học tập trong môn

Toán cho học sinh lớp 4 thì hoạt động dạy học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lí luận ứng dụng công nghệ thông tin trong

việc thực hiện trò chơi học tập phục vụ việc dạy học môn Toán ở Tiểu học.

- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán ở

Tiểu học.

- Xây dựng một số trò chơi học tập bằng phần mềm Powerpoint và Violet

trong một số nội dung chương trình môn Toán lớp 4.

- Đề xuất một số biện pháp ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào tổ

chức trò chơi học tập môn Toán cho các em học sinh Tiểu học.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ nghiên cứu và thực nghiệm ở học

sinh lớp thực tập tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ thành phố Đà Nẵng.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp quan sát, đánh giá.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp.

- Phương pháp điều tra bằng anket.

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp gồm có 3 phần:

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

4. Giả thuyết khoa học

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

6. Phạm vi nghiên cứu

5

7. Phương pháp nghiên cứu

8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

Phần nội dung:

Gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào

dạy học môn toán lớp 4.

Chương 2: Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số trò chơi học tập

nhằm tích cực hóa hoạt động dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Phần kết luận

1. Kết luận chung

2. Ý kiến đề xuất

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học

* Tri giác

Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề

ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang

tính không chủ định, do đó các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, dễ

mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Các em đã có khả năng phân tích, tách các dấu

hiệu, chi tiết nhỏ của một đối tượng, tuy nhiên việc phân tích một cách có tổ chức

và sâu sắc ở học sinh các lớp đầu cấp tiểu học còn yếu.

Ở các lớp đầu cấp Tiểu học, tri giác của các em thường gắn với hành động, với

hoạt động thực tiễn, trẻ chỉ cảm nhận được những cái nó cần nắm. Những gì phù

hợp với nhu cầu của các em, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn

6

với hoạt động của các em, những gì giáo viên hướng dẫn thì các em mới tri giác

được.

Tính xúc cảm thể hiện rõ trong tri giác. Những dấu hiệu, những đặc điểm nào

của sự vật gây cho các em cảm xúc thì được các em tri giác trước hết. Vì vậy, cái

trực quan, rực rỡ, sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tốt hơn.

* Tư duy

Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối

liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện tượng

khách quan mà trước đó ta chưa biết. Trong đó, tư duy của trẻ mới đến trường là tư

duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của

của những đối tượng và hiện tượng cụ thể.

Tính trực quan cụ thể của tư duy của học sinh Tiểu học thể hiện rất rõ. Các em

rất khó chấp nhận những tình huống giả định, chưa biết chấp nhận giả thuyết. Do

đặc điểm này mà các em dễ mắc sai lầm trong tư duy.

Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, học sinh Tiểu học dần dần chuyển từ nhận

thức các mặt bên ngoài của sự vật hiện tượng đến nhận thức các thuộc tính bên

trong và dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng. Điều này tạo khả năng tiến hành

những so sánh, khái quát hóa đầu tiên, xây dựng những suy luận sơ đẳng.

Hoạt động phân tích – tổng hợp còn đơn giản, học sinh các lớp đầu bậc Tiểu

học chủ yếu tiến hành phân tích – trực quan – hành động khi tri giác trực tiếp đối

tượng. Học sinh cuối bậc Tiểu học có thể phân tích đối tượng mà không cần hành

động thực tiễn đối với đối tượng đó.

* Trí tưởng tượng

Tưởng tượng là một trong những quá trình của học sinh Tiểu học, được hình

thành và phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em.

Ở các lớp đầu Tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững

và dễ thay đổi. Ở cuối bậc Tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ

những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo

tương đối phát triển, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, văn, vẽ tranh,.... Đặc

biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc

cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động

tình cảm của các em.

* Chú ý

7

Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng

điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Sự chú ý của học sinh đòi hỏi một

động cơ gần thúc đẩy. Tuy nhiên học sinh ở các lớp cuối bậc học, chú ý có chủ

định được duy trì ngay cả khi có động cơ xa (các em chú ý vào công việc khó khăn,

nhưng không hứng thú vì kết quả nó chờ đợi trong tương lai).

Trong lứa tuổi học sinh Tiểu học, chú ý không chủ định được phát triển.

Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn chú ý

các em. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng những đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp,

gợi cho các em cảm xúc, hứng thú.

Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì được chú ý không chủ định cho

nên mỗi giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn và lí thú.

Khả năng phát triển của chú ý có chủ định, bền vững, tập trung của học sinh

Tiểu học trong quá trình học tập là rất cao. Sự chú ý có chủ định được phát triển

cùng với sự phát triển động cơ học tập mang tính chất xã hội cao, với sự trưởng

thành về ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập.

* Trí nhớ

Hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh Tiểu học tương đối chiếm

ưu thế nên các em nhớ và gìn giữ chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể tốt hơn

và nhanh hơn những định nghĩa.

Học sinh Tiểu học rất dễ ghi nhớ máy móc, các em có thể học thuộc lòng từng

câu, một quy tắc hay mô tả bằng lời mà không sắp xếp, sửa đổi lại hay diễn đạt

bằng lời của mình. Nhiều học sinh Tiểu học còn chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý

nghĩa, chưa biết tóm tắt hay sử dụng sơ đồ, lược đồ cũng như chưa biết cách ghi

nhớ những ý chính quan trọng của bài.

Nhiệm vụ của giáo viên là gây dựng tâm thế học tập cho học sinh để ghi nhớ,

hướng dẫn các em thủ thuật ghi nhớ, chỉ cho các em đâu là điểm chính, điểm quan

trọng, tránh để các em ghi nhớ máy móc, học vẹt,…

1.1.2. Phương pháp dạy học và phương pháp dạy - học tích cực

1.1.2.1. Khái niệm về phương pháp dạy học

Theo quan niệm của lí luận dạy – học hiện đại thì phương pháp dạy học là một

hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực

hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo

dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.

1.1.2.2. Một số phương pháp dạy học truyền thống

8

* Phương pháp gợi mở, vấn đáp

Phương pháp gợi mở là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những

kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước một để các em tự

tìm ra kiến thức mới phải học.

Phương pháp vấn đáp là phương pháp đưa ra những câu hỏi thích hợp cho học

sinh trả lời để dần dần đi đến những kết luận cần thiết. Thường người ta dùng

phương pháp vấn đáp để gợi mở.

Phương pháp gợi mở, vấn đáp tương đối thích hợp trong dạy học Toán ở Tiểu

học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và

lòng tự tin của học sinh, rèn luyện cho các em năng lực diễn đạt sự hiểu biết của

mình bằng ngôn ngữ, làm cho các em thu nhận kiến thức một cách nhanh chóng và

chắc chắn.

* Phương pháp giảng giải minh họa

Phương pháp giảng giải minh họa trong dạy học Toán là phương pháp dùng lời

nói để giải thích nội dung toán kết hợp với việc dùng các tài liệu trực quan để hỗ trợ

cho việc giải thích này.

Phương pháp này kết hợp được giữa cái cụ thể và cái trừu tượng nên có ưu thế

trong việc gây hứng thú học tập, trong việc giúp học sinh hiểu, nhớ kiến thức.

Trong môn Toán ở Tiểu học, khi sử dụng phương pháp này thì giáo viên cần chú ý

rằng càng ở lớp dưới thì thành phần minh họa càng phải chiếm tỉ trọng lớn hơn.

Tuy nhiên phương pháp này cũng nhằm thông báo những kiến thức có sẵn cho

học sinh. Vì vậy, học sinh vẫn bị đặt trong tình trạng thụ động, chưa phát huy được

tính tích cực nhận thức của các em.

* Phương pháp thực hành luyện tập

Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp giáo viên tổ chức cho học

sinh luyện tập các kiến thức, kĩ năng của học sinh thông qua các hoạt động thực

hành luyện tập. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy

học ở Tiểu học, vì thế phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong dạy

Toán ở Tiểu học.

1.1.2.3. Khái niệm phương pháp dạy - học tích cực

Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ

chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc

các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!