Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử việt nam (1858 - 1918) ở trường thpt (chương trình chuẩn).
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1599

Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử việt nam (1858 - 1918) ở trường thpt (chương trình chuẩn).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ

THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC

LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918) Ở TRƢỜNG THPT

(chƣơng trình chuẩn).

Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Nhung

Chuyên ngành : Sƣ phạm Lịch sử

Lớp : 13SLS

Người hướng dẫn : Ths. Trƣơng Trung Phƣơng

Đà Nẵng, tháng 5/2017

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s

Trương Trung Phương, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận

tốt nghiệp.

Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với

vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình

nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách

vững chắc và tự tin.

Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo tại

các trường THPT trên địa bàn Quảng Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để

em thực nghiệm đề tài trong suốt quá trình làm khóa luận.

Trong quá trình làm khóa luận, do hạn chế về thời gian, đồng thời do trình

độ lý luận còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong các thầy, cô bỏ qua. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe

và thành công trong sự nghiệp cao quý.

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Nhung

CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT

1. CNTT: Công nghệ thông tin

2. DHLS: Dạy học lịch sử

3. HS: Học sinh

4. GV: Giáo viên

5. THPT: Trung học phổ thông

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4

3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4

4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................4

5.1. Nguồn tư liệu........................................................................................................4

5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5

6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5

7. Bố cục đề tài............................................................................................................5

NỘI DUNG ................................................................................................................6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................................................................................6

1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................6

1.1.1. Quan niệm về công nghệ thông tin ...................................................................6

1.1.2. Khái niệm về sơ đồ tư duy ................................................................................7

1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.......9

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................10

1.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................................10

1.2.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................................10

1.2.3. Nội dung điều tra.............................................................................................10

1.2.4. Kết quả điều tra ...............................................................................................11

Chƣơng 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ

TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918) Ở

TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (chƣơng trình chuẩn)........................13

2.1. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam .....................................................13

2.2. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy

học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn).............21

2.2.1. Nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nội dung môn học........................................21

2.2.2. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................23

2.2.3. Đảm bảo tính trực quan...................................................................................24

2.2.4. Đảm bảo tính thẩm mĩ.....................................................................................24

2.2.5. Phát huy tính tích cực của học sinh.................................................................25

2.3. Quy trình ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy

học Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) ...........25

2.3.1. Một số phần mềm để tạo sơ đồ tư duy ............................................................25

2.3.2.1. Phần mềm iMindMap...................................................................................25

2.3.2.2. Phần mềm Edraw Mind Map .......................................................................27

2.3.2.3. Phần mềm Microsoft PowerPoint ................................................................28

2.3.2.4. Phần mềm Open Mind .................................................................................29

2.3.2. Cài đặt phần mền iMind Map .........................................................................30

2.4. Hệ thống sơ đồ tư duy được sử dụng để dạy học lịch sử Việt Nam (1858 -

1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn).............................................................31

Chƣơng 3: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT

NAM (1858 - 1918) Ở TRƢỜNG THPT (chƣơng trình chuẩn)..........................34

3.1. Một số yêu cầu khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858

- 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) ..........................................................34

3.1.1. Phù hợp với từng loại bài học .........................................................................34

3.1.2. Phù hợp với đối tượng học sinh ......................................................................34

3.1.3. Phát huy tính tích cực cho học sinh ................................................................35

3.2. Các hình thức và phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử

Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) ...............................36

3.2.1. Các hình thức sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858

- 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) ..........................................................36

3.2.1.1. Sử dụng trong việc dạy học nội khóa...........................................................36

3.3.1.2. Sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa.....................................................37

3.2.2. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 -

1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn).............................................................38

3.2.2.1. Tổ chức dạy học theo nhóm.........................................................................38

3.2.2.2. Tổ chức dạy học nêu vấn đề.........................................................................39

3.2.2.3. Tổ chức hoạt động tự học.............................................................................40

3.3. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................41

3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................41

3.3.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm...................................................................41

3.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành ...............................................................41

3.3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................42

KẾT LUẬN..............................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài

chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số

người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích

nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người

Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không

phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau. Qua đó cho thấy vai trò quan

trọng của bộ môn lịch sử đối với học sinh. Học lịch sử là giúp cho học sinh lĩnh hội

một cách vững chắc, hệ thống kiến thức về lịch sử xã hội loài người và cả lịch sử

dân tộc từ trước đến nay. Giúp cho các em khôi phục lại bức tranh quá khứ với đầy

đủ tính cụ thể, tính hình thành, tính muôn màu muôn vẻ của nó, đồng thời hướng

dẫn cho các em đánh giá, nhận xét về những điều lịch sử đã qua, bước đầu vận dụng

kiến thức đó vào cuộc sống. Trên cơ sở hình thành một hệ thống kiến thức đó mà

phát triển năng lực của học sinh.

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, được

xác lập trong bối cảnh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại và phát triển, trong khi

đó Việt Nam dưới triều Nguyễn khi mới thành lập đã gặp không ít sự chống đối của

nhân dân, để đàn áp các cuộc nổi dậy triều đình đã nhờ đến sự giúp đỡ của Pháp và

dần dần Việt Nam đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp. Cho đến năm

1858, Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam, từ đây nước ta rơi vào thời kì

mới, thời kì đấu tranh, bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng.

Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trở thành vấn đề được sự

quan tâm của nhà giáo và toàn xã hội. Phương pháp dạy học là một trong những yếu

tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy

học, đòi hỏi người dạy phải làm quen với công nghệ thông tin. Trước sự bùng nổ

của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử việt nam (1858 - 1918) ở trường thpt (chương trình chuẩn). | Siêu Thị PDF