Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường thpt.
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1100

Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường thpt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC

Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tƣợng về không

gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trƣờng T PT

(lớp 11 – chƣơng trình chuẩn) trên địa bàn

thành phố à Nẵng

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Ngƣời hƣớng dẫn : Dƣơng Thị Tuyết

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lịch sử là những gì đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó,

để học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến

thực tiễn thì nhất thiết phải tạo ra trong nhận thức học sinh những hình ảnh cụ thể về nhân

vật, sự kiện, tức phải tạo biểu tượng lịch sử. Tạo biểu tượng lịch sử không chỉ dừng ở

những hình ảnh sự kiện, nhân vật mà còn phải xác định cho được không gian diễn ra sự

kiện. “Xác định được không gian diễn ra các sự kiện lịch sử, qua đó học sinh nhận thức

đúng vai trò của hoàn cảnh địa lí, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội qua các giai đoạn

khác nhau của lịch sử xã hội loài người” [24;tr.52]. Thế nhưng thực tế học sinh hiện nay

thường chỉ nắm nguyên nhân, diễn biến, kết quả các sự kiện lịch sử mà ít nắm được

không gian diễn ra sự kiện hay vẫn còn tình trạng nhầm lẫn giữa các địa danh lịch sử.

Cũng chính vì sự kiện lịch sử không thể lặp lại, không thể tái hiện ở phòng thí

nghiệm nên việc tạo biểu tượng địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử gặp rất nhiều khó khăn.

Một trong những cách tốt nhất để tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện trong bộ môn

lịch sử chính là ứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin không chỉ đem lại sự

sinh động, hấp dẫn cho một tiết học mà còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất

để giúp học sinh hình dung chính xác sự kiện lịch sử xảy ra trong không gian như thế nào

cũng như nhận thức đúng vai trò của nó.

Nhiều bài báo, trang viết, sáng kiến kinh nghiệm, những bản tham luận trong các hội

thảo khoa học đã đưa ra nhiều biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy lịch sử. Trong

đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập được Bộ giáo dục và đào tạo xem là

một trong những phương pháp tích cực và hiệu quả nhất cho nhiều bộ môn, kể cả lịch sử.

Và thực tiễn trong thời gian gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không

còn là điều lạ lẫm, mới mẻ ở các trường phổ thông nhưng ứng dụng công nghệ thông tin

như thế cho hiệu quả và làm sao để khai thác tối ưu công nghệ thông tin vào các bài dạy

lịch sử thì không phải ai cũng thực hiện được.

Trong chương trình lịch sử THPT, lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) bao gồm

phần lịch sử thế giới cận đại tiếp theo và lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945; phần

lịch sử Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Đây là những giai đoạn lịch sử

với nhiều biến động lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng gắn với những hoàn cảnh địa lý

khác nhau khó nhớ. Do đó, giai đoạn này giáo viên cần tận dụng, khai thác tối ưu các một

hệ thống tranh ảnh, lược đồ phong phú và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để

thiết kế một bài học lịch sử hiệu quả cho học sinh.

Xuất phát từ lí luận và thực tiễn đó, chúng tôi quyết định chọn: “Ứng dụng công

nghệ thông tin để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở

trường THPT (lớp 11 – chương trình chuẩn) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài

nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại những biện pháp hữu ích

đóng góp vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông. Đồng

thời, qua đề tài này tôi hi vọng bản thân sẽ được rèn luyện thêm những kĩ năng để thực

hiện tốt đợt thực tập sư phạm sắp đến cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích cho

việc đứng lớp sau này.

2. Lịch sử vấn đề

Sử dụng các đồ dùng trực quan đóng một vai trò rất lớn trong việc ghi nhớ và tiếp

thu kiến thức của học sinh. Nhận thức được vai trò của các phương tiện dạy học nói

chung và ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng trong giờ học lịch sử đã có rất nhiều

công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này trong các giáo trình, tạp chí giáo dục, tạp

chí Nghiên cứu giáo dục, đề tài nghiên cứu khoa học, các khóa luận tốt nghiệp…

N.G.Đairi, tác giả của cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” (1973) đã nêu

lên nhiều vấn đề quan trọng mang tính chất lý luận về dạy học lịch sử, trong đó có nhấn

mạnh đến vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học.

Các nhà giáo dục ở nước ta cũng rất coi trọng việc sử dụng đồ dùng trực quan, sử

dụng các thiết bị và phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học. Trong cuốn sách “Đồ

dùng trực quan trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp II” của Phan Ngọc

Liên, Phạm Kỳ Tá (1975), “Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng dạy học” của Nguyễn Xuân

Cương (1995), “Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường

phổ thông” của Nguyễn Thị Côi (2008)… đã trình bày ở mức chung nhất mang tính chất

lý luận về vai trò, ý nghĩa, các nguyên tắc và cách sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy

học lịch sử.

Về vấn đề tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện lịch sử thì trong giáo trình

“Phương pháp dạy học lịch sử” của GS Phan Ngọc Liên (chủ biên), xuất bản năm 2003 đã

nêu khái quát về biểu tượng lịch sử, các loại biểu tượng lịch sử và các biện pháp tạo biểu

tượng lịch sử. Trong đó, GS nêu rõ: “Tạo biểu tượng về hoàn cảnh địa lí nơi xảy ra sự

kiện là yêu cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử”.

Nguyễn Đức Cương trong bài “Dạy học về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử trong bộ

môn Lịch sử ở trường phổ thông”, đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 296/2012 cũng nhấn

mạnh ý nghĩa quan trọng của biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện và nêu lên một số

biện pháp để tạo biểu tượng địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường phổ

thông.

Ngoài ra còn có những đóng góp về cách ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác

hiệu quả bản đồ lịch sử của TS.Nguyễn Mạnh Hưởng, ĐH Sư Phạm Hà Nội như: “Thiết

kế và sử dụng hệ thống bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 Trung học

phổ thông (chương trình chuẩn)”- Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Sư phạm Hà

Nội; “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả lược đồ giáo khoa điện tử

trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 9 (69), tháng

11/2011. Nhưng trong các công trình này, tác giả mới chủ yếu nêu lên những biện pháp

ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các kênh hình trong SGK, đặc biệt là

bản đồ lịch sử.

Trong “Website giúp dạy và học tốt môn Lịch sử” – Đề tài Nghiên cứu khoa học

của sinh viên Nguyễn Văn Minh Đức, Phạm Lê Minh Tân (2012), khoa Tin, Đại học Sư

phạm Đà Nẵng cũng đã đề cập đến việc ứng dụng google Maps trong việc tái tạo các bản

đồ lịch sử.

Nhìn chung, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử được quan

tâm và nghiên cứu rất nhiều nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về

tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện trong dạy học lịch sử (lớp 11 – chương trình

chuẩn). Những bài viết, nghiên cứu chỉ đề cập một cách chung chung về sử dụng công

nghệ thông tin vào các kênh hình hoặc chỉ tập trung cụ thể một khía cạnh của biểu tượng

không gian lịch sử là tạo lược đồ chứ chưa có một công trình nào hoàn chỉnh và hệ thống

nhất. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, bài viết trên là nguồn tài liệu quan trọng để

chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này.

3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong

dạy học lịch sử ở trường THPT (lớp 11 – chương trình chuẩn).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu của đề tài: các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng.

Thời gian: chương trình lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn).

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc ứng

dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện trong dạy học lịch

sử nói chung và ở lớp 11 nói riêng và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp ứng dụng công

nghệ thông tin để tạo biểu tượng về không gian diễn ra sự kiện lịch sử một cách có hiệu

quả.

4.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong

dạy học lịch sử nói chung và trong việc tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện lịch sử

nói chung.

- Tìm hiểu nội dung chương trình lịch sử lớp 11 (cơ bản) để xác định vị trí, mục tiêu,

kiến thức cơ bản và các sự kiện lịch sử, những kênh hình cần xây dựng biểu tượng không

gian cho học sinh dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

- Đề xuất các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng không gian

diễn ra sự kiện lịch sử, góp phần vào việc hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh lớp

11 THPT.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu về lý luận dạy học, quan điểm và định hướng về giáo dục của Đảng,

phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là những lý luận dạy học liên quan đến việc sử

dụng đồ dùng trực quan trong dạy học.

- Tìm hiểu các nguồn tài liệu: các tạp chí (tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tạp chí, tạp

chí Giáo dục, tạp chí Tin học và Nhà trường), các khóa luận tốt nghiệp, các đề tài nghiên

cứu khoa học, các báo cáo về đổi mới phương pháp dạy học, các sáng kiến kinh nghiệm

về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.

- Điều tra cơ bản: khảo sát, điều tra thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong tạo

biểu tượng không gian diễn ra sự kiện ở lớp 11 của các giáo viên và mức độ nắm bắt các

sự kiện lịch sử của các học sinh qua các tiết dạy đó.

- Thực nghiệm sư phạm: tiến hành dạy thực nghiệm tại 3 trường trung học phổ

thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để rút ra kết luận.

- Điều tra thực nghiệm: tiến hành điều tra học sinh sau tiết học có ứng dụng công

nghệ thông tin thông qua bảng câu hỏi để tìm hiểu mức độ hứng thú và khả năng nắm các

biểu tượng không gian lịch sử của học sinh.

6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, thực nghiệm và tài liệu tham khảo, phần nội dung

của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo

biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Chương 2: Hệ thống các sự kiện và biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo

biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong chương trình lịch sử lớp 11 – cơ bản.

Chương 3: Một số hình thức và biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo

biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT (lớp 11 –

chương trình chuẩn) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

NỘ DUN

C ƢƠN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN CỦA V ỆC ỨN DỤN CÔN N Ệ

THÔNG TIN Ể T O B ỂU TƢỢN VỀ KHÔNG GIAN XẢY RA SỰ K ỆN

TRON D Y ỌC LỊC SỬ Ở TRƢỜN T PT

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan

1.1.1.1. Công nghệ Thông tin và Công nghệ thông tin - truyền thông

Trước khi thuật ngữ “Công nghệ thông tin” xuất hiện, người ta đã biết đến và sử

dụng thuật ngữ “Tin học” (tiếng Pháp là Informatique) vào cuối những năm 70 của thế kỉ

XX. Sang những năm 90, thuật ngữ “Công nghệ thông tin” (tiếng Anh gọi là Information

Technology, viết tắc IT) xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến, thân thuộc trong đời

sống xã hội.

Ở nước ta, thuật ngữ "Công nghệ thông tin” (CNTT) được hiểu và định nghĩa trong

Nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT trong những năm

90: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công

cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác

và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong

mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Từ khi có Nghị quyết 49/CP của Chính

phủ thì thuật ngữ này bắt đầu được dùng phổ biến trong các mọi lĩnh vực của đời sống,

trong đó có ngành giáo dục.

Bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, thế giới bắt đầu sử dụng “Công nghệ Thông

tin – Truyền thông” (tên tiếng Anh đầy đủ và viết tắt là Information and Communication

Technology – ICT). Đây là thuật ngữ mới, nhấn mạnh sự không thể tách rời hiện nay của

CNTT theo định nghĩa trên với công nghệ truyền thông, chủ yếu là viễn thông, trong thời

đại Internet phổ cập toàn cầu hiện nay [6;tr.3].

ICT là: Bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin và

trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính, liên lạc trung gian cũng như là

các phần mềm cần thiết. Mặt khác, ICT bao gồm IT cũng như là điện thoại, phương tiện

truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải và

mạng và các chức năng giám sát. [b]

1.1.1.2. Biểu tượng lịch sử - Biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện lịch sử

Theo “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” thì biểu tượng lịch sử là: hình ảnh về

một sự kiện quá khứ khách quan được tạo nên bằng nhận thức cảm tính trên cơ sở tài liệu

chính xác, bằng phương tiện nghe nhìn (trình bày miệng, đồ dùng trực quan…).

Như vậy, trong dạy học lịch sử, biểu tượng lịch sử: là những hình ảnh về những sự

kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí,… được phản ánh trong óc học sinh những nét

chung, điển hình nhất [24;tr.52].

Biểu tượng lịch sử được phân ra thành nhiều loại. Theo Phan Ngọc Liên thì các loại

biểu tượng lịch sử tạo ra cho học sinh phổ thông được phân thành: Biểu tượng về hoàn

cảnh địa lí, biểu tượng về nền văn hóa vật chất, biểu tượng về nhân vật chính diện cũng

như phản diện, biểu tượng về thời gian, biểu tượng về những quan hệ xã hội của con

người.

Bất cứ một sự kiện lịch sử nào cũng diễn ở một địa điểm, không gian xác định. Do

đó, ta có thể hiểu biểu tượng không gian xảy ra sự kiện là hình ảnh về điều kiện địa lí, địa

điểm nơi diễn ra sự kiện lịch sử nào đó được tái hiện trong óc học sinh những nét chung

nhất, điển hình nhất. Biểu tượng không gian có thể là một khu vực rộng lớn, như chiến

trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hoặc diễn ra trong phạm vi hẹp như

địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa [24;53].

1.1.1.3. Bản đồ giáo khoa – bản đồ giáo khoa lịch sử

Theo từ điển Tiếng Việt, bản đồ là hình vẽ thu nhỏ dùng các kí hiệu, các quy ước để

mô tả một phần hay toàn bộ tình trạng phân bố của các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.

U. C. Bilich và A. C. Vasmuc (chuyên gia về giáo dục) đã định nghĩa bản đồ giáo

khoa là “những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng

dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo

dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia. Bản đồ

giáo khoa được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, nhưng trước hết là địa lí và lịch

sử” [9;tr.7].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!