Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ứng dụng công nghệ siêu âm hiệu quả cao trong chống đóng cặn trên các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ NĂM 2007
TÊN ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SIÊU ÂM HIỆU QUẢ CAO
TRONG CHỐNG ĐÓNG CẶN TRÊN CÁC THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT VÀ
HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG”
KH: 101- 07RD/HĐ-KHCN
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Cơ khí
Chủ nhiệm đề tài: Ts. Lê Trí Vĩnh
6927
28/7/2008
Hà nội – 2008
2
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ NĂM 2007
TÊN ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SIÊU ÂM HIỆU QUẢ CAO
TRONG CHỐNG ĐÓNG CẶN TRÊN CÁC THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT VÀ
HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG”
KH: 101- 07RD/HĐ-KHCN
Thủ trưởng đơn vị Chủ nhiệm đề tài
(ký tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên)
Ts. Lê Trí Vĩnh
Hà Nội - 2008
3
Mục lục
Danh sách các thành viên tham gia………………………………………….5
Lời nói đầu…………………………………………………………………..6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TẢY RỬA VÀ CHỐNG ĐÓNG
CẶN TRÊN CÁC THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT VÀ HỆ
THỐNG ĐƯỜNG ỐNG, SIÊU ÂM VÀ ỨNG DỤNG SIÊU
ÂM TRONG CÔNG NGHIỆP 9
1.1. Tổng quan về cáu cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống
đường ống ...............................................................................................9
1.1.1. Khái niệm về nước cứng và độ cứng của nước ....................................9
1.2. Tổng quan về các công nghệ tảy rửa cặn ...............................................12
1.2.1. Công nghệ tảy rửa bằng cơ khí ...........................................................12
1.2.2. Công nghệ tảy rửa bằng cơ khí kết hợp hoá chất................................13
1.2.3. Công nghệ tảy rửa bằng năng lượng siêu âm .....................................16
1.3. Tổng quan về các công nghệ chống cáu cặn liên tục .............................16
1.3.1. Công nghệ chống đóng cặn bằng sử lý nước......................................16
1.3.2. Công nghệ chống đóng cặn bằng năng lượng sóng từ trường............17
1.3.3. Nguyên lý làm việc của thiết bị xử lý nước điện tử............................19
1.3.4. Công nghệ chống đóng cặn bằng năng lượng siêu âm .......................21
1.4. Âm và sóng âm.......................................................................................23
1.4.1. Khái niệm về âm thanh và dao động sóng âm ....................................23
1.4.2. Các đặc tính cơ bản của sóng âm thanh..............................................24
1.5. Siêu âm và các đặc tính quan trọng của năng lượng dao động sóng
siêu âm ..................................................................................................28
1.5.1. Khái niệm về dao động siêu âm..........................................................28
1.5.2. Các tính chất quan trọng của dao động sóng siêu âm.........................29
1.5.3. Bản chất sự tác động sóng siêu âm trong chất lỏng............................33
1.6. Ứng dụng năng lượng siêu âm trong công nghiệp .................................35
1.6.1. Gia công cơ bằng năng lượng siêu âm................................................38
1.6.2. Làm sạch bằng công nghệ siêu âm .....................................................39
1.6.3. Hàn bằng năng lượng siêu âm.............................................................40
1.6.4. Công nghệ siêu âm trong ngành hoá hiện đại.....................................40
1.6.5. Siêu âm trong ngành luyện kim ..........................................................41
1.6.6. Công nghệ siêu âm trong ngành mỏ ...................................................41
1.6.7. Công nghệ siêu âm trong công nghiệp chế biến thực phẩm...............41
1.7. Kết luận chương 1 ..................................................................................41
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CHỐNG ĐÓNG CẶN
BẰNG NĂNG LƯỢNG SIÊU ÂM CHO CÁC THIẾT BỊ
TRAO ĐỔI NHIỆT VÀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG 43
2.1. Giới thiệu chung về công nghệ và các kết quả nghiên cứu ứng
dụng công nghệ siêu âm trong nước và quốc tế ...................................43
2.2. Công nghệ dùng năng lượng siêu âm trong chống đóng cặn trên
các thiết bị nhiệt....................................................................................45
2.3. Thiết bị kỹ thuật chống đóng cặn bằng năng lượng siêu âm..................47
2.3.1. Nguồn năng lượng điện tần số dao động siêu âm...............................47
2.3.2. Đầu phát và truyền dao động siêu âm vào môi trường ứng dụng.......47
4
2.3.3. So sánh, lựa chọn kiểu đầu phát dao động cơ học tần số siêu âm cho
công nghệ chống đóng cặn..................................................................50
2.4. Đầu phát siêu âm trong chống đóng cặn và vị trí trên thiết bị nhiệt
trên thực tế ............................................................................................51
2.4.1. Một số đầu phát đang có trên thị trường thế giới ...............................51
2.4.2. Cách lắp đầu phát siêu âm trên thiết bị nhiệt......................................55
2.5. Kết luận chương 2 ..................................................................................57
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
ĐẦU PHÁT DAO ĐỘNG SIÊU ÂM CƠ KHÍ DÙNG CHO
CHỐNG ĐÓNG CẶN 58
3.1. Các yêu cầu cơ bản cho đầu phát siêu âm cơ học ..................................58
3.2. Vật liệu sử dụng chế tạo đầu phát dao động siêu âm .............................59
3.2.1. Vật liệu chế tạo phần chuyển đổi........................................................60
3.2.2. Vật liệu chế tạo thân đầu phát.............................................................61
3.3. Cơ sở lý thuyết tính toán các thông số quan trọng của đầu phát dao
động siêu âm cơ học .............................................................................62
3.3.1. Cơ sở tính toán các thông số cơ bản của phần hiệu ứng từ giảo (theo
Volkov C.C.).......................................................................................62
3.3.2. Cơ sở lý thuyết tính toán thiết kế phần tích tụ, khuyếch đại và truyền
năng lượng siêu âm (thân đầu phát)....................................................63
3.3.3. Cơ sở lý thuyết tính toán phần điện của đầu phát dao động siêu âm cơ
học.......................................................................................................70
3.3.4. Nguồn cho đầu phát siêu âm...............................................................72
3.4. Tính toán thiết kế đầu phát siêu âm cơ học dung cho chống đóng
cặn trên thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống.........................74
3.4.1. Tính toán thiết kế phần tích tụ và truyền năng lượng siêu âm (thân
đầu phát)..............................................................................................74
3.4.2. Tính toán thiết phần hiệu ứng từ giảo.................................................77
3.4.3. Tính toán bền đầu phát dao động siêu âm cơ học...............................78
3.4.4. Các bản vẽ đầu phát UPA-1M (xem phụ lục - các bản vẽ kèm theo) 79
3.4.5. Tính toán lựa chọn đầu phát cho bộ trao đổi nhiệt .............................79
3.5. Kết luận chương 3 ..................................................................................79
CHƯƠNG 4. KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HIỆU
QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SIÊU ÂM CHO CHỐNG
ĐÓNG CẶN TRÊN BỘ TRAO ĐỔI NHIỆT 81
4.1. Mục đích nghiên cứu khảo nghiệm ........................................................81
4.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................81
4.2.1. Thiết bị trao đổi nhiệt HE NaCl HEATER-502 và các đặc tính kỹ
thuật cơ bản:........................................................................................81
4.2.2. Kết quả khảo sát bộ trao đổi nhiệt HE-502.........................................82
4.3. Thiết bị công nghệ (thiết bị phát siêu âm)..............................................82
4.3.1. Nguồn phát dao động điện tần số siêu âm ..........................................83
4.3.2. Đầu phát dao động siêu âm cơ học .....................................................83
4.3.3. Cáp cao tần..........................................................................................83
4.3.4. Ổn áp ...................................................................................................84
4.3.5. Các đặc tính kỹ thuật khác của thiết bị công nghệ .............................84
5
4.4. Nội dung khảo nghiệm đánh giá hiệu quả của năng lượng siêu âm
trong chống đóng cặn............................................................................84
4.4.1. Xác định điểm lắp thiết bị siêu âm vào bộ trao đổi nhiệt ...................84
4.4.2. Các yêu cầu khi lắp đầu phát siêu âm vào bộ trao đổi nhiệt...............87
4.4.3. Các kiểm tra sau khi lắp đầu phát siêu âm vào bộ trao đổi nhiệt .......87
4.4.4. Phương pháp thực nghiệm ..................................................................88
4.4.5. Kết quả thu nhập từ nghiên cứu khảo nghiệm ....................................89
4.5. Nhận xét và đánh giá kết quả của năng lượng siêu âm trong chống
đóng cặn trên He-502............................................................................94
Kết luận chung của đề tài ..............................Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo.........................................................................................98
6
Danh sách các thành viên tham gia
TT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1 Lê Trí Vĩnh TS. Cơ khí Trung tâm TVTKCN
2 Nguyễn Hải Hà KS. Cơ khí Trung tâm TVTKCN
3 Nguyễn Anh Dũng KS. Cơ khí Trung tâm TVTKCN
4 Thái Trung Hiếu KS. Cơ khí Trung tâm TVTKCN
5 Phạm Văn Kha KS. Tự động hoá Trung tâm TVTKCN
6 Lê TrongKiên KS. Điện Trung tâm TVTKCN
7 Ngô Duy Hưng KS. Cơ khí Trung tâm TVTKCN
8 Trần Ngọc Hải KS. Cơ khí Trung tâm TVTKCN
9 Võ Duy Phương KS. Cơ khí Trung tâm TVTKCN
7
Lời nói đầu
Những người đã từng làm với các thiết bị nhiệt thì hiểu hơn ai hết về cặn
và tác hại của chúng đối với các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống.
Sự hình thành cáu cặn các muối cứng cacbonnat trong các thiết bị trao đổi
nhiệt là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm hiệu quả làm việc của chúng. Do
các hệ số dẫn nhiệt của kim loại và các chất cáu cặn có giá trị khác nhau, sự gia
tăng bề dầy của lớp cáu cặn làm giảm nhiệt độ của nước cần gia nhiệt. Để bảo
toàn tính ổn định của của nước cần gia nhiệt với giá trị yêu cầu, người ta cần
phải tăng mức tiêu hao nhiên liệu của thiết bị sinh ra nhiệt, vì thế các thiết bị
trao đổi nhiệt phải làm việc với nhiệt độ trung bình cao hơn, dẫn đến quá trình
hình thành lên cáu cặn lại gia tăng nhanh hơn. Phụ thuộc vào độ cứng của muối
cacbonnat trong nước cần gia nhiệt (hay cần thu nhiệt) và nhiệt độ đầu ra của
thiết bị trao đổi nhiệt, thời gian phát triển bề dày của lớp cáu cặn trong các thiết
bị trao đổi nhiệt dạng ống tới 1-1,5 mm có thể trong thời gian từ vài tuần đến vài
năm. Cứ mỗi lớp cáu cặn mới hình thành thậm trí chỉ 0.1mm cũng dẫn đến sự
giảm quá trình truyền nhiệt, gia tăng tiêu hao nhiên liệu một cách đáng kể.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chỉ cần 1mm lớp
cáu cặn được hình thành trong các bộ trao đổi nhiệt thì đã dẫn đến sự giảm tính
hiệu quả làm việc của các thiết bị trao đổi nhiệt tới 30%. Trong đó cáu cặn trong
các bộ trao đổi nhiệt còn gây ra sự tổn thất kinh tế nặng lề cho cả dây chuyền
sản xuất, cho vận chuyển và quá trình sử dụng nhiệt.
Trong các hệ thống thiết bị nhiệt xuất hiện các tổn thất khác - sự gia tăng
năng lượng điện tiêu thụ của các bơm nước do cần phải bơm lưu lượng lớn hơn
để bù đắp sự tổn hao nhiệt, sự gia tăng các tổn hao về thuỷ động và nhiệt động,
sự cần thiết phải thường xuyên tháo lắp và tảy rửa cặn trên các bề mặt gia nhiệt
của các thiết bị nhiệt.
Tổn hao về nhiệt trong quá trình vận chuyển nhiệt gia tăng khi cần có
nhiệt bổ xung do tổn hao từ nơi sinh nhiệt đến thiết bị sử dụng nhiệt. Sự gia tăng
lưu lượng nước cần gia nhiệt (hay thu nhiệt) trong các thiết bị trao đổi nhiệt dẫn
đến sự cần thiết phải vận chuyển lưu lượng lớn hơn, và các tổn hao bổ xung
năng lượng điện v.v. Các phương pháp thường được sử dụng hiện nay để đấu
tranh chống lại sự hình thành cáu cặn với mục đích: giảm số lượng các muối
cacbonnat cứng có trong nước bằng cách sử lý nước với sự hỗ trợ của hoá chất
(làm mềm nước) và sử dụng các chế độ nhiệt tối ưu trong hệ thống trao đổi
nhiệt.
Việc sử dụng phương pháp sử lý làm mềm nước bằng hoá chất cần được
đảm bảo trong suốt quá trình hoạt động của các bộ trao đổi nhiệt. Mặt khác, quá
trình sử lý khó có thể được đảm bảo ở mức tối ưu dẫn đến quá trình hình thành
cáu cặn càng gia tăng. Trong các thiết bị điện hoá chống đóng cặn, quá trình
hình thành cáu cặn xảy ra ở các bộ lọc chuyên dụng, sự hình thành cáu cặn ở đây
xảy ra nhanh hơn so với trong các bộ trao đổi nhiệt. Chính vì thế việc tảy rửa
cặn trong các bộ lọc phải thực hiện thường xuyên hơn so với các bộ trao đổi
nhiệt.
Hiện nay có công nghệ sử lý nước mềm hiện đại bằng cách sử dụng sử dụng các
chất hoá học với gốc phosphonat và polikarboksinat. Để ứng dụng công nghệ
8
này cần phải sửa đổi lại kết cấu các thiết bị trao đổi nhiệt, lắp đặt thêm các thiết
bị điện và chi phí do tiêu thụ hoá chất hàng tháng.
Các phương pháp khác tương đối hiệu quả hơn là phương pháp sử lý làm
mềm nước bằng từ trường và điện từ trường. Mặt khác, việc sử dụng phương
pháp làm mềm nước có độ cứng cao bằng từ trường không có hiệu quả theo yêu
cầu, ngoài ra giá thành sử lý nước bằng điện từ trường tương đối cao.
Sự phát hiện ra các hiện tượng tạo bong bong siêu nhỏ trong chất lỏng khi
có tác dụng của dao động sóng siêu âm, mà khi các bong bong này nổ ra sinh ra
trong chất lỏng một áp lực với nhiệt độ cực lớn đã giúp các nhà khoa học tìm ra
nhiều hướng đi mới. Bằng các hiệu ứng này, ngay từ những năm 60 của thế kỷ
trước, các nhà khoa học Liên Xô áp dụng chúng cho rất nhiều mục đích khác
nhau trong công nghiệp, trong đó có chống đóng cặn cho các thiết bị trao đổi
nhiệt và hệ thống đường ống. Tuy nhiên, do sự sụp đổ của Liên Xô cũ, nhiều
công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này bị dừng lại và phải đến những năm
cuối thế kỷ 20 mới được khởi động trở lại.
Việc áp dụng công nghệ siêu âm cho chống đóng cặn được đánh giá là ưu
việt nhất hiện nay do có nhiều tính vượt trội về kinh tế, kỹ thuật, môi trường v.v.
Công nghệ này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Để hoàn thiện
được công nghệ này, các nghiên cứu về cáu cặn, sự hình thành của cặn trong các
thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống, sự tác dụng của năng lượng siêu
âm vào quá trình hình thành nên cặn và sự phá huỷ cặn đã và do tác động dao
động siêu âm, các tác dụng khác nữa của năng lượng siêu âm là vô cùng cần
thiết.
9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TẢY RỬA VÀ CHỐNG ĐÓNG CẶN TRÊN
CÁC THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT VÀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG,
SIÊU ÂM VÀ ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG CÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan về cáu cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường
ống
1.1.1. Khái niệm về nước cứng và độ cứng của nước
Độ cứng của nước – là tập hợp các tính chất của nước được đặc trưng bởi
các iôn canxi và magnhê có chứa trong nước. Nếu nồng độ các iôn này lớn, thì
nước được gọi là nước cứng, nếu nồng độ nhỏ thì nước được gọi là nước mềm.
Nếu nước cứng có thành phần iôn magnhê cao thì có thể kiểm tra bằng vị, vị đặc
trưng là hơi chát.
Nước cứng cũng được phân loại ra làm hai loại :
- Nước cứng cacbonnat là nước cứng khi có chứa các muối axít cacbonnát
hoà tan như muối hyđrô cacbonnat canxi Ca(HCO3)2 và hyđrôcacbonnat
magnhê Mg(HCO3)2
- Nước cứng phicácbonnát là nước cứng mà trong đó sự tạo cứng do các
muối không phải là muối cacbonnat của canxi và magnhê gây ra.
Khi bị đun nóng đến nhiệt độ sôi, liên kết hyđrôcacbonnat bị phá huỷ và
hình thành các tinh thể muối cacbonnat kém hoà tan CaCO3 kết tủa xuống, vì
vậy độ cứng cacbonnat được gọi là độ cứng tạm thời. Khi bị đun đến nhiệt độ
sôi các iôn Mg++ và Ca++ kết tủa dưới dạng cacbonnat. Ví dụ như:
Ca 2+ + 2HCO3 - = CaCO3 + H2O + CO2 (1.1)
Độ cứng của nước được duy trì sau khi nước đã bị đun nóng đến nhiệt độ
sôi được gọi là độ cứng ổn định hoặc là độ cứng phicacbonnat. Nó được đặc
trưng bởi các muối hoà tan của canxi và magnhê từ các axít mạnh như sulphát
và clorit.
1.1.2. Quá trình hình thành cáu cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống
đường ống
Sau một thời gian vận hành các thiết bị trao đổi nhiệt, hệ thống đường
ống và các thiết bị nhiệt công nghiệp và dân dụng khác xảy ra hiện tượng hình
thành cáu cặn cacbonnat (cặn) chủ yếu là do các phần tử muối cứng có trong
nước (nước cứng) – đó là các phần tử muối cacbonnat của canxi (Ca2+), magnhê
(Mg2+) và các phần tử khoáng chất khác tạo thành.
Cặn được hình thành trên bề mặt gia nhiệt của các thiết bị nhiệt trong quá
trình nước được đun nóng. Quá trình hình thành cáu cặn được xảy ra do một số
nguyên nhân sau: sự phân rã các muối axít cacbonnat chủ yếu của các nguyên tố
canxi và magnhê, các muối này chuyển thành muối cacbonnat với độ không tan
rất cao bám vào bề mặt gia nhiệt của thành ống và hình thành nên cáu cặn (xem
phương trình phản ứng 1.1). Ngoài các muối cacbonnat canxi và magnhê, còn có
các muối khác của canxi và magnhê như sulphat và clorit tạo ra cặn trong các
thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống. Tuy nhiên nồng độ các muối này
trong nước không nhiều như muối cacbonnat nên người ta chỉ tập trung sử lý các
muối cacbonnat.
Quá trình hính thành cáu cặn là quá trình kết tinh thể hoá tương đối phức
tạp và có thể được mô tả trong ba giai đoạn phát triển sau: