Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học giải toán hình học 9 góp phần rèn luyện cho học sinh một số hoạt động trí tuệ
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
719.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
984

Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học giải toán hình học 9 góp phần rèn luyện cho học sinh một số hoạt động trí tuệ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bạch Phương Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 227 - 231

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 227 http://www.lrc-tnu.edu.vn

ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN HÌNH HỌC 9

GÓP PHẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRÍ TUỆ

Bạch Phương Vinh*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm

tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết

hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, mầu sắc, chữ viết phù hợp với cấu trúc, hoạt

động và chức năng của bộ não, với sự tư duy tích cực không những tạo cho học sinh (HS) sự hứng

thú trong học tập mà còn góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trường phổ

thông. Do vậy, có thể ứng dụng BĐTD trong dạy học giải toán hình học lớp 9 góp phần phát triển

cho HS một số hoạt động trí tuệ (HĐTT).

Từ khóa: hoạt động trí tuệ, phân tích, tổng hợp, chứng minh, học sinh.

Phát triển tư duy cho HS và giảng dạy kiến

thức về toán học luôn là một trong những

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người giáo

viên (GV) dạy toán. Nhằm hướng HS đến một

phương pháp (PP) học tập tích cực và tự chủ,

người thầy không chỉ cần giúp HS khám phá

các kiến thức mới mà còn phải giúp HS hệ

thống được những kiến thức đó. Việc xây

dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên

hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi

ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát

triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và

khả năng sáng tạo… Một trong những công

cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh

liên kết” là BĐTD.

Bài viết này nhằm giới thiệu tóm lược nguyên

lý nền tảng của BĐTD, ứng dụng BĐTD

trong dạy học giải toán hình học 9 sử dụng

phần mềm vẽ BĐTD Concept Draw Mindmap

Pro.v5.2.2 (tải từ mạng internet), góp phần

rèn luyện cho HS một số HĐTT.

KHÁI NIỆM, NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH LẬP

BẢN ĐỒ TƯ DUY

BĐTD (Mind Map) là một hình thức ghi chép

sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và

đào sâu các ý tưởng [5]. Kỹ thuật tạo ra loại

bản đồ này gọi là Mind Mapping và được phát

triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.

Email: [email protected]

BĐTD là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là

PP dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não

của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó

là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và

rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp

xếp” ý nghĩ của bạn.

BĐTD là một lược đồ được sử dụng để thể

hiện từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ, hay các mục

được liên kết và sắp xếp tỏa tròn quanh từ

khóa hay hình ảnh trung tâm. BĐTD là một

PP đồ họa thể hiện ý tưởng và khái niệm.

Trong BĐTD, thông tin được cấu trúc hóa

theo cách giống như bộ não HĐ.

BĐTD có thể được tạo ra bằng nhiều cách

khác nhau: trên giấy, trên bảng hoặc trên máy

tính với các phần mềm ứng dụng hay các

phần mềm tạo BĐTD...

Với cách thể hiện gần như cơ chế

HĐ của bộ não, BĐTD có ý nghĩa quan trọng

trong dạy học vì nó đem lại một cách tiếp cận

mới, phi tuyến trong việc kiến tạo ý tưởng,

kiến thức và suy nghĩ, nên nó làm chuyển

biến tích cực mối tương tác giữa giáo viên và

HS, sẽ giúp cho việc dạy học sáng tạo hơn,

tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy

bức tranh tổng thể, biết tổ chức và phân loại

suy nghĩ. Tony Buzan là người đi đầu trong

việc nghiên cứu tìm ra HĐ của bộ não. Theo

Tony Buzan thì “một hình ảnh có giá trị hơn

cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!