Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở / Nguyễn Trần Phúc chủ nhiệm đề tài; Trần Hồng Hà thư ký đề tài
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1523

Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở / Nguyễn Trần Phúc chủ nhiệm đề tài; Trần Hồng Hà thư ký đề tài

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TỶ GIÁ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

NGUYỄN TRẦN PHÚC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

---------------------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TỶ GIÁ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

Mã số đề tài: CT-1811-101

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Trần Phúc

Thành viên thư ký : Trần Hồng Hà

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS các biến ................................55

Bảng 2: Bậc trễ tối ưu được lựa chọn theo các tiêu chí lựa chọn độ trễ ..................55

Bảng 3: Kết quả kiểm định đồng kiên kết ..............................................................56

Bảng 4: Phương trình xuất khẩu giai đoạn 1992-2017 ...........................................58

Bảng 5: Phương trình nhập khẩu giai đoạn 1992-2017...........................................59

Bảng 6: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS ..............................................61

Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực của Đồng Việt Nam trong dài hạn

giai đoạn 1992-2017 (biến phụ thuộc: REER).......................................................62

Bảng 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực của Đồng Việt Nam trong ngắn hạn:

giai đoạn 1992-2017 (biến phụ thuộc: ∆REER).....................................................64

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Hiệu ứng tuyến J.......................................................................................23

Hình 2: Biên độ dao động tỷ giá, Tháng 3/1989 – Tháng 12/2017 .........................50

Hình 3: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD, Tháng 01/1992-Tháng 12/2017.................51

Hình 4: Tỷ giá danh nghĩa USD/VND, NEER and REER, tháng 01/1992- tháng

12/2017 .................................................................................................................52

Hình 5: REER và CCTM giai đoạn Q1/1992- Q4/2017 .........................................53

Hình 6: REER và ERER giai đoạn 1992 -2017......................................................66

Hình 7: Kết quả ước lượng mức độ sai lệch tỷ giá thực so với tỷ giá cân bằng của

Đồng Việt Nam giai đoạn 1992-2017 ....................................................................67

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

CCTM Cán cân thương mại

DF Dicky - Fuller

ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số Equilibrium/Error Correction

Model

ERER Tỷ giá thực cân bằng Equilibrium Real Exchange Rate

GLS Bình phương tối thiểu tổng quát Generalised Least Squares

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NER Tỷ giá danh nghĩa song phương Nominal Exchange Rate

NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương Nominal Effective Exchange

Rate

RER Tỷ giá thực song phương Real Exchange Rate

REER Tỷ giá thực đa phương Real Effective Exchange Rate

VAR Tự hồi quy vectơ Vector Autoregression

VECM Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số Vector Error Correction Model

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU................................................1

1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu.....................................................................1

1.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu............................2

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................4

1.4 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................5

1.5 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu............................................................5

1.6 Điểm mới của nghiên cứu...........................................................................7

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu .............................................................................7

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ

TỶ GIÁ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI .............................10

2.1 Tỷ giá hối đoái và năng lực cạnh tranh thương mại ..................................10

2.2 Chính sách tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại .....16

2.2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá ...............................................................16

2.2.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá ...........................................................16

2.2.3 Lựa chọn chế độ tỷ giá là nội dung cối lõi của chính sách tỷ giá ........18

2.2.4 Điều hành chế độ tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương

mại 19

2.3 Tỷ giá thực cân bằng và sự sai lệch tỷ giá.................................................23

2.3.1 Khái niệm tỷ giá thực cân bằng..........................................................23

2.3.2 Các nhân tố xác định tỷ giá thực cân bằng .........................................24

2.3.3 Sự sai lệch của tỷ giá .........................................................................26

2.4 Các nghiên cứu trước về tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại ..........26

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của tỷ giá thực đến kết quả hoạt

động thương mại.............................................................................................27

2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài đo lường tỷ giá thực cân bằng và mức độ sai

lệch của tỷ giá .................................................................................................29

2.4.3 Các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam................................................30

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU......................34

3.1 Phương pháp cho mục tiêu nghiên cứu thứ nhất .......................................34

3.2 Phương pháp cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai .........................................35

3.3 Phương pháp cho mục tiêu nghiên cứu thứ ba ..........................................39

3.4 Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................46

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..........................................48

4.1 Diễn biến các chỉ số tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam....................48

4.1.1 Cơ chế tỷ giá của Việt Nam ...............................................................48

4.1.2 Các xu hướng chính của các chỉ số tỷ giá chủ yếu..............................50

4.1.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh REER và hoạt động thương mại ..............52

4.2 Kết quả phân tích mối quan hệ đồng liên kết giữa REER và kết quả thương

mại 54

4.2.1 Kiểm định tính dừng ..........................................................................54

4.2.2 Lựa chọn độ trễ..................................................................................55

4.2.3 Kiểm định đồng liên kết.....................................................................56

4.2.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình VECM và phân tích phần dư.....56

4.2.5 Kết quả ước lượng mô hìnhVECM ....................................................57

4.3 Kết quả phân tích tỷ giá thực cân bằng và mức độ sai lệch của tỷ giá .......60

4.3.1 Các yếu tố dài hạn của tỷ giá thực......................................................60

4.3.2 Các yếu tố ngắn hạn của tỷ giá thực ...................................................63

4.3.3 Mức độ định giá sai lệch của đồng Việt Nam.....................................66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................70

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..................................72

5.1 Kết luận....................................................................................................72

5.2 Hàm ý chính sách .....................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................77

1

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Tỷ giá hối đoái là một biến số vĩ mô quan trọng đối với cứ một nền kinh tế mở nào,

đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế

giới. Tỷ giá hối đoái có thể có tác động đáng kể đến lạm phát, kết quả hoạt động

thương mại quốc tế, sự ổn định tài chính cà sự vận hành của thị trường ngoại hối (Ho

và McCauley 2003). Ở các quốc gia trên thế giới, việc thực thi chính sách tỷ giá có

thể hướng tới các mục tiêu như kiểm soát lạm phát, hạn chế sự biến động của tỷ giá

hoặc cải thiện năng lực cạnh tranh (Frieden, Ghezzi và Stein 2001). Tuy nhiên, ở Việt

Nam, tỷ giá hối đoái đóng vai trò tương đối mờ nhạt trong giai đoạn vận hành nền

kinh tế kế hoạch hóa tập trung và chỉ trở thành tâm điểm khi những cải cách đầu tiên

trong điều hành chính sách kinh tế được thực thi kể từ cuối những năm 1980. Kể từ

đó, chế độ tỷ giá ở Việt Nam tiến triển từ một hệ thống đa tỷ giá đến chế độ đơn tỷ

giá công bố cố định, rồi tiến tới chế độ tỷ giá ngày nay. Về cơ bản, với chế độ tỷ giá

hiện hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá chính thức hay tỷ giá trung

tâm giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (tỷ giá chính thức VND/USD NHNN công bố

có các tên gọi khác nhau ở các giai đoạn khác nhau) còn các ngân hàng thương mại

được phép xác định tỷ giá kinh doanh xung quanh mức tỷ giá chính thức/trung tâm

trong một biên độ tỷ giá nhất định. Có những điểm khác biệt trong cách xác định tỷ

giá chính thức/tỷ giá trung tâm cũng như có những thay đổi trong biên độ tỷ giá ở các

giai đoạn khác nhau. Nhìn chung, theo quan điểm của NHNN là mức tỷ giá chính

thức hoặc trung tâm được xác định hàng ngày và điều tiết sao cho phản ánh sự tương

tác giữa các thế lực thị trường.

Tuy có nhiều thay đổi trong việc điều hành cơ chế tỷ giá ở Việt Nam, cơ chế tỷ giá

mang tính hành chính dường như nổi trội hơn theo hướng chế độ tỷ giá được “điều

tiết” nhiều hơn là “thả nổi” (Nguyễn Trần Phúc 2012). Cụ thể hơn, sự biến động của

tỷ giá VND/USD, tỷ giá được quan tâm nhất, cho thấy dường như đồng Việt Nam

neo “tương đối cứng” với đô la Mỹ, nhất là các giai đoạn trước 2016. Điều này thường

2

xuyên dấy lên mối lo ngại là trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam nhiều năm cao hơn

so với các đối tác thương mại thì đồng Việt Nam có thể bị định giá cao. Nếu đồng

Việt Nam bị định giá cao thường xuyên thì có thể dẫn đến giảm sút năng lực cạnh

tranh thương mại cho hàng hoá của Việt Nam và xói mòn cán cân thương mại

(CCTM) nếu như không có sự tác động của các yếu tố khác.

Một số tài liệu chính thức, trong đó có những tài liệu của NHNN cho rằng, với sự

thay đổi trong điều hành tỷ giá, tỷ giá hối đoái nhìn chung được điều hành theo hướng

hỗ trợ các mục tiêu kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, đánh giá như vậy còn thiếu bằng

chứng xác thực vì hai lý do chính. Thứ nhất, chưa có thông tin chính thức về mức độ

quan trọng của các mục tiêu chính sách một cách rõ ràng. Thứ hai, còn thiếu các

nghiên cứu có tính hệ thống với cơ sở lập luận vững chắc ở cả hai góc độ lý luận và

thực nghiệm về các vấn đề này trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là: Những thay đổi của tỷ giá đã hỗ trợ ở mức độ nào cho việc theo

đuổi các ưu tiên chính sách của chính phủ? Cụ thể hơn, những thay đổi trong chính

sách tỷ giá có giúp duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam

trong mối tương quan với các mục tiêu chính sách khác hay không? Một chính sách

tỷ giá có tác động tích cực đến việc duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh thương

mại quốc tế của quốc gia trong dài hạn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam. Vì vậy, việc tìm câu trả lời cho câu hỏi này có ý nghĩa thiết thực đối với

việc hình thành, phân tích và đánh giá chính sách tỷ giá trong tương lai. Vì vậy, nhóm

nghiên cứu đề xuất thực hiện đề tài “Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của

Việt Nam”.

1.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu

Việc lựa chọn chế độ tỷ giá không phải là một quyết định dễ dàng vì những nghiên

cứu hiện tại hầu hết đều cho thấy sự liên kết quan trọng giữa tỷ giá và hai biến số

quan trọng nhất của hoạt động kinh tế vĩ mô là lạm phát và tăng trưởng (Nguyễn

Trần Phúc 2012). Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới đã lựa chọn nhiều chế độ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!