Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TẠ THỊ HẢO
TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
TRONG ĐƠN VỊ GIÁO DỤC CÔNG LẬP
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
TRONG ĐƠN VỊ GIÁO DỤC CÔNG LẬP
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học : Pgs.Ts. Vũ Văn Nhiêm
Học viên : Tạ Thị Hảo
Lớp : Cao học Luật, Khóa 34
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Tạ Thị Hảo, học viên lớp Cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp và
Luật Hành chính, Khóa 34 của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (mã
học viên 20340210046) xin cam đoan đề tài “Tuyển dụng viên chức trong đơn vị
giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được thực hiện trên cơ
sở nghiên cứu lý luận, khảo sát tình hình thực tiễn công tác tuyển dụng viên chức
trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Đồng thời, được sự hướng dẫn khoa học của Pgs.Ts. Vũ Văn Nhiêm,
các tài liệu nghiên cứu và số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, xuất phát
từ thống kê, khảo sát thực tiễn./.
Người cam đoan
Tạ Thị Hảo
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TUYỂN DỤNG
VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ GIÁO DỤC CÔNG LẬP THUỘC ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP HUYỆN ............................................................................................ 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm........................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm, vai trò tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện................................................................ 12
1.2. Căn cứ, nguyên tắc, điều kiện tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục
công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................................ 14
1.2.1. Căn cứ tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện.................................................................................... 14
1.2.2. Nguyên tắc tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện.............................................................................. 15
1.2.3. Điều kiện đăng ký tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện................................................................ 16
1.3. Thẩm quyền, phương thức, quy trình tuyển dụng viên chức trong đơn vị
giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện................................... 17
1.3.1. Thẩm tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện.................................................................................... 17
1.3.2. Phương thức tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................................................ 17
1.3.3. Quy trình tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện.............................................................................. 18
1.3.4. Tập sự và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức .......................... 23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục
công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................................ 25
1.4.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về
tuyển dụng viên chức .................................................................................. 25
1.4.2. Về chế độ, chính sách, môi trường làm việc để thu hút nguồn nhân lực
tham gia dự tuyển viên chức ........................................................................ 26
1.4.3. Năng lực tổ chức và nguồn nhân lực về tuyển dụng viên chức................ 27
Tiểu kết Chương 1......................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ
GIÁO DỤC CÔNG LẬP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN (TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...29
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội; tình hình tổ chức
bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc trong đơn vị giáo dục công lập
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh .................. 29
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội tác động đến tuyển
dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
tại Thành phố Hồ Chí Minh......................................................................... 29
2.1.2. Tình hình tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc trong đơn vị giáo dục
công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh ......... 31
2.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về căn cứ, nguyên tắc, điều kiện
tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện ................................................................................................... 36
2.2.1. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về căn cứ tuyển dụng viên chức
trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố
Hồ Chí Minh.............................................................................................. 36
2.2.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về nguyên tắc tuyển dụng viên
chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành
phố Hồ Chí Minh........................................................................................ 40
2.2.3. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về điều kiện tuyển dụng viên chức
trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố
Hồ Chí Minh.............................................................................................. 45
2.3. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về thẩm quyền, phương thức,
quy trình tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện.................................................................................... 49
2.3.1. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về thẩm quyền tuyển dụng viên
chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành
phố Hồ Chí Minh........................................................................................ 49
2.3.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về phương thức tuyển dụng viên
chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành
phố Hồ Chí Minh........................................................................................ 50
2.3.3. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về quy trình tuyển dụng viên chức
trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố
Hồ Chí Minh.............................................................................................. 51
2.4. Thực trạng kết quả tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện .............................................................. 62
2.5. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân tuyển dụng viên chức trong
đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện........................ 67
2.5.1. Ưu điểm............................................................................................ 67
2.5.2. Hạn chế............................................................................................ 68
2.5.3. Nguyên nhân..................................................................................... 70
2.6. Kiến nghị hoàn thiện tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện .............................................................. 72
Tiểu kết Chương 2......................................................................................... 78
KẾT LUẬN................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề tuyển chọn và sử dụng nhân lực chuyên môn có chất lượng là công
việc quan trọng mà các cơ quan, tổ chức đều phải chú trọng thực hiện, bởi con
người là nguồn lực quý giá nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Các
đơn vị sự nghiệp công lập cũng không thể đứng ngoài hoạt động này. Chính vì vậy,
việc xây dựng một đội ngũ viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm
chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm túc, trách nhiệm là yêu cầu cấp thiết trước tình
hình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay.
Đội ngũ viên chức cũng là một nguồn lực quan trọng để phục vụ công tác cán bộ
trong tổ chức bộ máy nhà nước; theo tư tưởngChủ tịch Hồ Chí Minh, để sử dụng và bố
trí đúng cán bộ, phát huy hết năng lực,sở trường của cán bộ cần phải làm tốt khâu phát
hiện và lựa chọn cán bộ; trong tuyển chọn, Người cho rằng không thiên tư, thiên vị,
không phân biệt người trong hay người ngoài Đảng mà lựa chọn những người thật sự
có đức, có tài.Chủ tịchHồ ChíMinh từng nhắc nhở: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân
tài nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối,
khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêmnhiều”. “Dùng người như
dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”.
Tuyển dụng viên chức là một trong những nội dung quản lý nhà nước về viên
chức; tuyển dụng viên chức là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng
lực vào làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
quy định về tuyển dụng viên chức hiện nay tương đối đầy đủ, đã tạo dựng một cơ sở
pháp lý khá vững chắc cho hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp
công lập. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức đã từng bước đi vào nề nếp và
được tổ chức thường xuyên. Bản thân là công chức, hiện đang gắn với công việc
phụ trách tham mưu công tác quản lý viên chức đối với một số đơn vị sự nghiệp
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, nên cần thiết nghiên cứu quy định về
tuyển dụng viên chức để tìm hiểu rõ, nắm vững quy định nhằm áp dụng hiệu quả
vào thực tiễn công việc góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ công tác được giao, đó là
lý do cá nhân chọn đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tuyển chọn nhân lực có phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp
vụ vào viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước là công việc quan
2
trọng vì con người là yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một
đơn vị. Thời gian qua có những luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học
liên quan nội dung tuyển dụng nhân lực, tập trung chủ yếu nghiên cứu về nhóm đối
tượng công chức hoặc nghiên cứu về viên chức trong nhóm cán bộ, công chức và
nghiên cứu về tuyển dụng viên chức theo quy định tại thời điểm nghiên cứu; một số
đề tài, công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Phạm Hồng Thái, “Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức”, Tạp chí Tổ
chức Nhà nước Số 1/2009. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển về
quy định pháp luật và sử dụng tên gọi qua các giai đoạn cho đối tượng làm việc
trong tổ chức bộ máy nhà nước, đó là những thuật ngữ về cán bộ, công chức, viên
chức; việc sử dụng và phân định những đối tượng này cần đưa ra những quy định
pháp luật cụ thể, riêng biệt để điều chỉnh cho phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng,
nhiệm vụ của từng đối tượng. Tác giả đã cho rằng cần thiết phải ban hành Luật Viên
chức khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định phạm vi những người là
cán bộ, công chức, những đối tượng trước đó được xem như là viên chức không
được đề cập tới trong Luật Cán bộ, công chức thì cần phải có Luật riêng để điều
chỉnh những đối tượng còn lại (viên chức). Ngoài ra, Tác giả cũng nêu ra những
quan điểm về đơn vị sự nghiệp, những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp, xu
hướng phát triển của đơn vị sự nghiệp trong vai trò cung cấp dịch vụ công và tính
chất hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ của từng lĩnh vực; đồng thời, Tác
giả đã có đưa ra dự thảo cơ bản những vấn đề mà nội dung Luật Viên chức cần quy
định, điều chỉnh. Qua đó, nghiên cứu của Tác giả đã góp phần cho sự hình thành và
phát triển những quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Vũ Khoan - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng
Chính phủ, “Một số suy nghĩ về việc xây dựng Luật viên chức”, Tạp chí Tổ chức
Nhà nước Số 7/2009. Tác giả đã nghiên cứu các cách hiểu khi định nghĩa về viên
chức trong quá trình dự thảo Luật Viên chức; mối tương quan giữa cán bộ, công
chức sau khi Luật Cán bộ, công chức được ban hành với viên chức và những đặc
điểm để phân biệt giữa cán bộ, công chức với viên chức; những vấn đề cần làm rõ
về viên chức khi ban hành Luật Viên chức trong mối tương quan với cán bộ, công
chức đã được quy định bởi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
Trần Thị Thơ - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, “Hoàn thiện
pháp luật về công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức, viên
chức ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 4/2020 (từ trang 57 đến trang 61).
3
Qua bài viết, tác giả đã phân tích thực trạng quy định pháp luật, thực trạng thực hiện
quy định pháp luật về đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng
công chức, viên chức; đồng thời, tác giả có những nhận định về ưu điểm, hạn chế
trong quy định về đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng
công chức, viên chức và đề xuất kiến nghị nhằm đảm bảo công khai, minh bạch,
khách quan trong tuyển dụng công chức, viên chức ở nước ta trong thời gian tới,
một số kiến nghị như: “Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức (sửa đổi, bổ sung)
và các văn bản hướng dẫn thi hành cần cụ thể, chi tiết hơn, giảm bớt số lượng văn
bản. Bảo đảm hơn nữa tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của Nhà nước
với quy định của Đảng, tính thống nhất, liên thông với quy định quy định về xử lý kỷ
luật, đánh giá công chức, viên chức; với quy định của Luật Phòng chống tham
nhũng, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan. Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện xác định vị trí
việc làm, xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm
để làm căn cứ khoa học, khách quan cho hoạt động tuyển dụng công chức viên
chức. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh ra, giám sát, đồng thời có cơ chế, chính
sách thu hút rộng rãi và tạo điều kiện để các chủ thể tham gia kiểm soát việc thực
hiện đảm bảo về công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng”.
Mai Thị Minh Ngọc - Viện Nhà nước và Pháp luật Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam, “Mộtsố kiến nghị về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Quản lý nhà nước Số 298 (11/2020, từ trang 42 đến trang 46). Qua bài viết,
tác giả đã nghiên cứu quy định pháp luật về viên chức, tuyển dụng viên chức; thực
tế tuyển dụng viên chức và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện tuyển dụng viên chức
ở nước ta.
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Nguyễn Huy Hoàng “Tuyển dụng viên chức tại
các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay” năm 2011, Trường Đại học Luật
Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tuyển dụng viên chức
đơn vị sự nghiệp công lập tính từ khi ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm
1998 đến trước khi Luật Viên chức năm 2010 có hiệu lực thi hành, thực tiễn tuyển
dụng viên chức đơn vị sự nghiệp tại địa phương, ngành, lĩnh vực đồng thời đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả về tuyển dụng viên chức.
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Nguyễn Thị Thơm “Pháp luật về tuyển dụng viên
chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp” năm 2016, Trường Đại học
Luật Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện
4
pháp luật tuyển dụng viên chức tại nước ta trong thời gian từ năm 2012 đến tháng 7
năm 2016 và đưa ra những nhận định, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về tuyển dụng viên chức.
Luận văn Thạc sĩ Luật học, NguyễnĐình Tuệ “Tuyển dụng viên chức các đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh
Hưng Yên” năm 2018, khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã
nghiên cứu về những vấn đề lý luận về tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2017 đồng thời đưa ra những giải pháp về tuyển dụng viên chức. Qua
nghiên cứu của tác giả, tuyển dụng viên chức trong thời gian này được thực hiện trên
cơ sở quy định của Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày
12/4/2012 của Chính phủ.
Qua nội dung đề tài nghiên cứu của các tác giả, giúp tôi có thêm những thông
tin để phân tích, so sánh sự thay đổi quy định pháp luật, thông qua thực tiễn tuyển
dụng viên chức đơn vị sự nghiệp công lập.
Các công trình, đề tài nghiên cứu có thời điểm nghiên cứu cụ thể, mục đích
và phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng cùng hướng tới phân tích, đánh giá làm rõ
những vấn đề lý luận về viên chức, tuyển dụng viên chức; trong đó có công trình đã
nghiên cứu đến hoạt động tuyển dụng viên chức tại một số địa phương, đơn vị; qua
tìm hiểu trong số các công trình nghiên cứu thì chưa có công trình nghiên cứu về
tuyển dụng viên chức đối với thời gian từ năm 2019 đến năm 2021 tại các đơn vị
giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh. Hiện nay, có một số quy định về tuyển dụng viên chức đã được sửa đổi, bổ
sung; trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu về tuyển dụng viên chức của những
công trình nêu trên, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành và
thực tiễn theo đề tài “Tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” là một vấn đề
mới, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Nội dung được thể hiện trong luận văn này, học viên mong muốn có một
phần đóng góp trong việc nghiên cứu về tuyển dụng viên chức đơn vị giáo dục
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nói chung và thực tiễn tuyển dụng viên chức tại
đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng.
5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quy định pháp
luật hiện hành về tuyển dụng viên chức; tìm hiểu thực trạng tuyển dụng viên chức
trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ
Chí Minh; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng viên chức
để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng viên chức và nâng
cao hiệu quả công tác tuyển dụng viên chức, đảm bảo viên chức được tuyển phù
hợp với vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp; người được tuyển chọn phải
đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ gắn với hạng chức danh nghề nghiệp
cần tuyển góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ viên chức trong
thời gian tới tại đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ nghiên cứu gồm: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tuyển dụng
viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thực
trạng tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh) và kiến nghị hoàn thiện tuyển
dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Giới hạn phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trước hết, giới hạn phạmvi nghiên cứu của đề tài:Nghiên cứu vấn đề lý luận và
quy định pháp luật về tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện. Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tuyển dụng viên chức tại đơn
vị giáo dục công lập (giáo dục bậcmầm non, giáo dục bậc tiểu học và giáo dục bậc
trung học cơ sở) thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về giới hạn địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn tuyển dụng viên chức
trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Giới hạn về thời gian: thời gian nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn từ năm
2019 đến năm 2021.
Với phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu phân
tích, tổng hợp trong việc nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan đến
công tác tuyển dụng viên chức;sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích,
so sánh để khái quát, sáng tỏ được vấn đề nghiên cứu, đảm bảo tính chuyên sâu, cụ
6
thể trong từng nội dung liên quan đến thực hiện pháp luật từ thực tiễn công tác
tuyển dụng viên chức để qua đó biết được tình hình, thực trạng tuyển dụng viên
chức;số lượng, chất lượng viên chức được tuyển dụng các đơn vị giáo dục công lập
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, quy định pháp luật về viên
chức, tuyển dụng viên chức; xác định những yếu tố tác động đến việc tuyển dụng
viên chức; đặc điểm, vai trò của tuyển dụng viên chức đối với việc xây dựng đội
ngũ viên chức trong các đơn vị giáo dục công lập.
Nghiên cứu thực tiễn về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị giáo dục công
tập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; cụ thể:
về căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, quy trình thực hiện, kết quả công tác tuyển dụng
viên chức; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng, những ưu điểm, những bất
cập, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện tuyển dụng viên
chức trong đơn vị giáo dục công lập.
Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu; Luận văn đề
xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về viên chức cũng như thực hiện công
tác tuyển dụng viên chức từ thực tiễn trong đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn gồm 02 chương
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về tuyển dụng viên chức trong
đơn vị giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chương 2. Thực trạng tuyển dụng viên chức trong đơn vị giáo dục công lập
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh) và kiến
nghị hoàn thiện.