Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm cho cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
--------------------------------
LÊ THỊ TRÂM OANH
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM
CHO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
--------------------------------
LÊ THỊ TRÂM OANH
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM
CHO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý hành chính công
Mã số: 62 34 82 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. VÕ KIM SƠN
2. PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH
HÀ NỘI – 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy
cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia, của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới tập thể các
nhà khoa học hướng dẫn: PGS.TS. Võ Kim Sơn, PGS.TS. Đặng Khắc Ánh đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, Khoa Tổ chức và
Quản lý Nhân sự của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành luận án này.
Xin cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè - những người đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án
Lê Thị Trâm Oanh
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT Viết tắt Diễn giải
1 HCNN Hành chính nhà nước
2 VTVL Vị trí việc làm
iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh khái niệm Vị trí việc làm và Công việc .................................33
Bảng 2.2. Lịch trình thi tuyển 2,5 ngày theo phương pháp trung tâm đánh giá..72
Bảng 3.1. So sánh Phân loại vị trí việc làm theo Nghị định 36/201 và Thông tư
05/2013/TT-BNV................................................................................87
Bảng 3.2. Thông báo tuyển dụng công chức cho 3 VTVL “Công tác thanh tra”
thành phố Hà Nội năm 2015 .............................................................108
Bảng 3.3. Thông báo tuyển dụng công chức cho 16 vị trí việc làm “Quản lý thị
trường” tỉnh Quảng Nam năm 2016..................................................109
Bảng 3.4. Thông báo tuyển dụng công chức UBND thành phố Hà Nội năm 2015 .115
Bảng 4.1. Các cấp độ của năng lực ngoại ngữ theo Thông tư Số 01/2014/TTBGDĐT.............................................................................................148
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Khảo sát về căn cứ xác định nhu cầu tuyển dụng công chức112 trong
cơ quan HCNN..................................................................................112
Biểu đồ 3.2. Khảo sát về thông báo tuyển dụng công chức của cơ quan HCNN ...116
Biểu đồ 3.3. Khảo sát về mức độ liên quan giữa nội dung thi tuyển công chức mà
công chức đã trải qua với công việc họ đang đảm nhận ...................117
Biểu đồ 3.4. Khảo sát về mức độ đáp ứng của công chức được tuyển121 với yêu cầu
của công việc .....................................................................................121
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí việc làm và người làm việc........................................................34
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các cấp độ việc làm trong tổ chức ......................................................28
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức theo VTVL .................................................................38
Sơ đồ 2.3. Phân chia nghề nghiệp theo tiêu chuẩn phân chia nghề 2010 của OPM 42
v
Sơ đồ 2.4. Phương pháp xác định VTVL trong cơ quan HCNN..........................45
Sơ đồ 2.5. Quy trình tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm..........................58
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ theo vị trí việc làm ............................141
Sơ đồ 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có thể làm và muốn làm trong
tuyển chọn ứng viên ..........................................................................152
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................I
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN....................................III
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH TRONG LUẬN ÁN ....IV
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI.....................................................................................................................10
1.1. Các nghiên cứu về vị trí việc làm..............................................................10
1.2. Một số nghiên cứu về tuyển dụng nhân sự cho tổ chức ............................14
1.3. Một số nghiên cứu về tuyển dụng nhân sự hành chính nhà nước .............16
1.4. Một số nghiên cứu về tuyển dụng nhân sự hành chính nhà nước theo
vị trí việc làm....................................................................................................21
1.5. Đánh giá tình hình nghiên cứu xung quanh nội dung của luận án ............24
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM CHO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC .......27
2.1. Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước ..................................27
2.2. Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm cho cơ quan hành chính
nhà nước ...........................................................................................................46
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng công chức theo vị trí
việc làm ...........................................................................................................76
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THEO VỊ TRÍ
VIỆC LÀM CHO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM............83
3.1. Vị trí việc làm và công chức trong cơ quan hcnn theo quy định pháp
lý của Việt Nam hiện nay.................................................................................83
3.2. Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm ở Việt Nam hiện nay ............90
3.3. Đánh giá thực trạng tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm cho
cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.....................................................107
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM CHO
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM..................................134
4.1. Quan điểm về tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm cho cơ quan
HCNN ở Việt Nam.........................................................................................134
vii
4.2. Đề xuất “lý thuyết chiếc ghế trong tuyển dụng theo vị trí việc làm”......137
4.3. Một số giải pháp để hoàn thiện tuyển dụng công chức theo vị trí việc
làm ở Việt Nam ..............................................................................................138
KẾT LUẬN............................................................................................................160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................162
PHỤ LỤC 1............................................................................................................169
PHỤ LỤC 2............................................................................................................172
PHỤ LỤC 3............................................................................................................174
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vị trí việc làm và tuyển dụng theo vị trí việc làm là những vấn đề không mới
trong khoa học quản lý nguồn nhân lực nói chung cũng như trong thực tiễn quản lý
công chức ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ “vị trí việc làm”
lần đầu tiên được đưa vào văn bản pháp lý cao nhất là Luật Cán bộ, Công chức năm
2008. Tiếp đó, rất nhiều các quy định mang tính pháp lý liên quan đến quản lý công
chức theo vị trí việc làm, tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm đã được ban
hành và tổ chức thực thi. Do đây là vấn đề khá mới mẻ và khó khăn khi thực hiện
trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam nên có rất nhiều vấn đề đặt ra cần
giải quyết. Tác giả luận án đã lựa chọn “Tuyển dụng công chức theo vị trí việc
làm cho cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam” là vấn đề nghiên cứu nhằm
hướng tới việc giải quyết những yêu cầu cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn
đang đặt ra. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tuyển dụng công chức là một trong những chức năng cơ bản của
quản lý nhân sự hành chính nhà nước, ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ này và ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (HCNN). Với bất
cứ tổ chức nào, hoạt động tuyển dụng cũng đóng một vai trò quan trọng và hoạt
động này lại càng quan trọng hơn đối với cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan
HCNN nói riêng. Điều này xuất phát từ vai trò của những người làm quản lý nhà
nước đối với sự phát triển của toàn xã hội. Hơn nữa, với những nhà nước sử dụng
mô hình chức nghiệp như Việt Nam, rất khó có thể đưa một công chức ra khỏi nền
công vụ bởi chế độ công chức suốt đời – việc tuyển dụng càng phải được thực hiện
với yêu cầu cao hơn nữa.
Thứ hai, trong khi tuyển dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân
lực HCNN thì tuyển dụng công chức ở Việt Nam lại đang tồn tại rất nhiều hạn chế
khiến hoạt động này kém hiệu quả. Rất nhiều vi phạm đã xảy ra trong việc tổ chức
thi tuyển công chức từ các cơ quan trung ương đến địa phương, sai phạm xảy ra ở
mọi công đoạn của quy trình tuyển dụng như: như sai phạm trong thông báo tuyển
dụng, lộ đề thi, tiêu cực trong coi thi, chấm thi, hiện tượng “chạy biên chế” vẫn còn
2
phổ biến … Sự yếu kém của hoạt động tuyển đụng đã khiến biên chế ngày càng
phình to ra, không thể nâng cao mức lương trả cho công chức. Chất lượng tuyển
dụng kém khiến nhà nước phải chịu gánh nặng của chi phí, thời gian đào tạo, bồi
dưỡng. Tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý nhà nước.
Thứ ba, mặc dù cơ quan HCNN đã thực hiện tuyển dụng công chức theo
VTVL nhưng hoạt động tuyển dụng về cơ bản vẫn chưa có biến chuyển theo hướng
tuyển người gắn với yêu cầu riêng của vị trí việc làm, vẫn nặng về việc đánh giá về
chuyên môn, bằng cấp theo theo ngạch, bậc như tuyển dụng theo mô hình chức
nghiệp trước kia. Quy định về VTVL, xác định VTVL còn tồn tại nhiều hạn chế
khiến cho những người thực thi không thống nhất được cách hiểu, lúng túng trong
cách thực hiện từ đó khó có thể áp dụng tuyển dụng theo VTVL.
Thứ tư, chủ trương thi tuyển các chức danh lãnh đạo quản lý đã được triển
khai trên thực tế trong nhiều cơ quan, tổ chức từ TW đến địa phương, từ lãnh đạo
cấp Vụ, cấp Sở đến cấp Phòng. Đây chính là một trong những điển hình của tuyển
dụng theo VTVL do đã xác định rõ vị trí và các yêu cầu cần tuyển. Thi tuyển các
chức danh lãnh đạo quản lý bước đầu đã cung cấp nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý
có chất lượng cho cơ quan HCNN tuy nhiên cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần nghiên
cứu giải quyết như: cần ban hành các quy định pháp lý làm cơ sở pháp lý để thực
thi, cải tiến quy trình, nội dung thi tuyển…
Thứ năm, với những ưu điểm của mình, tuyển dụng theo vị trí việc làm đã
được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và được nhiều nước có truyền thống sử
dụng mô hình chức nghiệp chuyển sang áp dụng toàn bộ hoặc một phần. Tuyển
dụng theo VTVL không có nghĩa phải gắn với mô hình công vụ VTVL. Việc
tuyển dụng theo vị trí việc làm ở Việt Nam hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực và khắc phục được những hạn chế trong tuyển dụng đã phân
tích ở trên.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Tuyển dụng công
chức theo vị trí việc làm cho cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam” để
nghiên cứu cho luận án của mình nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết cả về
phương diện lý luận và thực tiễn đang đặt ra.
3
2. Câu hỏi hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án sẽ phải trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Vị trí việc làm là gì? Thế nào là tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm?
- Thực trạng hoạt động tuyển dụng công chức theo VTVL ở Việt Nam hiện
nay như thế nào?
- Cần làm gì để hoàn thiện việc tuyển dụng công chức theo VTVL cho cơ quan
HCNN ở Việt Nam?
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Tuyển dụng công chức theo VTVL là quá trình thi tuyển công chức vào vị trí
còn trống của tổ chức nhằm đảm bảo tổ chức có được công chức đáp ứng được
yêu cầu của vị trí đó. Hoạt động tuyển dụng công chức của Việt Nam hiện nay
mới chỉ bước đầu mang một số dấu hiệu của tuyển dụng theo VTVL. Nếu tuyển
dụng công chức theo vị trí việc làm với đúng bản chất của hoạt động này thì sẽ
khắc phục được những hạn chế và yếu kém trong công tác tuyển dụng công chức
hiện nay ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm luận giải những vấn đề lý luận về quan niệm vị trí việc làm và
tuyển dụng theo vị trí việc làm, đồng thời đưa ra những đánh giá về các quy định
pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm ở
Việt Nam hiện nay, từ đó luận án cung cấp và đề xuất quan điểm khoa học, các
giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm ở
Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
- Phân tích, làm rõ, hệ thống cơ sở lý thuyết của VTVL và tuyển dụng công
chức theo VTVL để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tuyển dụng công
chức theo VTVL.
4
- Phân tích và đánh giá quy định pháp lý, thực trạng về VTVL, tuyển dụng
công chức theo VTVL cho cơ quan HCNN ở Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế,
các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết.
- Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về VTVL, tuyển dụng
công chức theo VTVL, luận án đưa ra các quan điểm khoa học, đề xuất lý thuyết,
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tuyển dụng công chức theo VTVL cho cơ
quan HCNN ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là : tuyển dụng công chức theo vị trí việc
làm cho cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Theo nghĩa hẹp, tuyển dụng được hiểu là việc thi tuyển để chọn
người phù hợp đảm nhận vị trí trống trong tổ chức. Theo nghĩa rộng hơn, tuyển
dụng được hiểu là việc thi tuyển, xét tuyển hoặc bổ nhiệm người trong tổ chức hoặc
ngoài tổ chức vào một vị trí trống trong tổ chức. Trong phạm vi luận án này, hoạt
động tuyển dụng được nghiên cứu theo cách hiểu thứ nhất, tức là chỉ nghiên cứu
hoạt động thi tuyển vào vị trí việc làm trống.
Cơ quan HCNN được xem xét trong luận án chỉ bao gồm các bộ, cơ quan
ngang bộ, Uỷ ban nhân dân từ cấp huyện trở lên (các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND)
- Về thời gian: Đề tài thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng
hoạt động tuyển chọn nhân sự cho cơ quan HCNN thông qua việc thực hiện các
khảo sát và số liệu tuyển dụng từ năm 2010 (khi luật Cán bộ, công chức có hiệu lực)
đến nay.
- Về không gian: nghiên cứu hoạt động tuyển dụng ở một số cơ quan HCNN ở
trung ương và địa phương trên cả nước.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
5
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc biệt là trong nghiên
cứu khoa học xã hội. Việc nghiên cứu luận án dựa trên kết quả phân tích các tài liệu
thứ cấp là các nghiên cứu có liên quan tới vị trí việc làm và xác định vị trí việc làm
trong cơ quan hành chính nhà nước; tuyển dụng, tuyển dụng công chức trong cơ
quan hành chính nhà nước; tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm; tuyển dụng
công chức theo vị trí việc làm ở Việt Nam hiện nay…
Việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp là nhằm phát hiện những
điểm mới, những điểm có thể kế thừa, bổ sung hay bàn luận thêm từ các nghiên cứu
liên quan của những người đã nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích tài
liệu thứ cấp cũng giúp tìm kiếm thông tin làm cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp
nhằm hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng phục vụ cho việc nghiên cứu
của đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích của phương pháp này là tìm kiếm, thu thập thông tin giải quyết
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đánh giá về thực trạng tuyển dụng công chức theo
VTVL của Việt Nam hiện nay.
Dựa trên khung lý thuyết về tuyển dụng công chức theo VTVL, dựa trên
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra và tiến hành
khảo sát thử với 20 công chức, 5 giảng viên khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự -
Học viện Hành chính Quốc gia. Qua khảo sát thử và phỏng vấn những đối tượng
này, tác giả đã có một số điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp và tiến hành khảo sát
chính thức.
Để có thể thu thập được những thông tin nhiều chiều, khách quan nhất về thực
trạng tuyển dụng công chức theo VTVL, tác giả đã thiết kế phiếu hỏi cho 2 nhóm
đối tượng. Nhóm thứ nhất là các công chức quản lý đảm nhiệm các vị trí quản lý
trong cơ quan HCNN và các công chức tham gia vào công tác tuyển dụng công
chức, làm việc ở các bộ phận “tổ chức cán bộ” trong cơ quan HCNN như: Vụ Tổ
chức cán bộ, Ban Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ. Nhóm thứ 2 là các
công chức trúng tuyển trong các kỳ thi tuyển công chức vào cơ quan HCNN giai
đoạn từ 2010 đến nay nhằm tìm kiếm các thông tin của chính những người trong
cuộc về các nội dung liên quan tới tuyển dụng mà họ đã trả qua. (Phụ lục 1, 2)
6
Phiếu khảo sát được phát trực tiếp và gửi phiếu điện tử qua chương trình
“Google Drive” từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2017. Phiếu được gửi tới 750 công
chức ở một số Bộ, cơ quan ngang Bộ (Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ) và một
số tỉnh thành trên cả nước (Sơn La, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Phòng, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Gia Lai, Bình Phước, An Giang, Bến Tre,
Kiên Giang).
Nhóm 1, số phiếu phát ra là 350 phiếu, số phiếu thu về là 324 phiếu.
Nhóm 2, số phiếu phát ra là 400 phiếu, số phiếu thu về là 375 phiếu.
Phiếu thu về được xử lý trên phầm mềm SPSS 20 và được sử dụng làm căn cứ
để phân tích, đánh giá thực trạng tuyển dụng công chức theo VTVL trong cơ quan
HCNN ở Việt Nam. Một số phiếu có thông tin cần phân tích sâu hay cần trao đổi
tìm kiếm thêm thông tin, tác giả đã trực tiếp liên hệ phỏng vấn sâu với các công
chức thực hiện các phiếu đó.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập những thông tin làm
sáng tỏ những nhận định, đánh giá về tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm ở
Việt Nam hiện nay.
Phỏng vấn chuyên gia: Theo phương pháp này tác giả đã phỏng vấn hai nhóm
chuyên gia; Thứ nhất, nhóm chuyên gia trong lĩnh vực hành chính về những vướng
mắc trong lý luận với thực tiễn về VTVL và tuyển dụng công chức theo VTVL. Thứ
hai, nhóm chuyên gia là các nhà làm thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực trong cơ
quan HCNN để rõ hơn về thực tiễn về vấn đề này. Với nhóm thứ nhất, chủ yếu là
các nhà nghiên cứu, các giảng viên thuộc Học viện Hành chính Quốc gia. Nhóm thứ
hai là các nhà quản lý hoặc các chuyên viên phụ trách mảng công việc tổ chức cán
bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước ở một số Bộ, cơ quan ngang Bộ (Bộ Nội
vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Văn phòng Chính phủ) và một số tỉnh thành trên cả nước (Hà Nội, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Gia Lai, Bình Phước, Bến
Tre, Kiên Giang). Các câu hỏi được thiết kế nhằm tìm kiếm các thông tin đánh giá
tình hình thi tuyển công chức theo vị trí việc làm hiện nay ở Việt Nam, các yếu tố