Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển chọn cây ưu tú giống đào H’Mông tại khu vực đèo Pha Đin thuộc 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
825

Tuyển chọn cây ưu tú giống đào H’Mông tại khu vực đèo Pha Đin thuộc 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vũ Phong Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 33 - 40

33

TUYỂN CHỌN CÂY ƢU TÖ GIỐNG ĐÀO H’MÔNG TẠI KHU VỰC

ĐÈO PHA ĐIN THUỘC 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN

Vũ Phong Lâm1

, Trần Thế Mạnh1

, Ngô Xuân Bình2*

1

Trường Đại học Tây Bắc,

2

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đào H‟Mông là giống đào bản địa của khu vực Tây Bắc có một số đặc điểm quý: quả to, hƣơng vị

ngon, sức chống chịu cao. Tuy nhiên số lƣợng cây đang giảm xuống và đang có nguy cơ mất

nguồn gen quý. Để duy trì bảo tồn và phát triển nguồn gen cây đào H'Mông, trong năm 2012-

2013 nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát và đã chọn đƣợc 12 cây đào ƣu tú có năng

suất chất lƣợng cao hơn so với các cây khác, có trọng lƣợng quả trung bình đạt từ 62,33g -

96,47g/quả, tƣơng đƣơng 10,37-16,04 quả/kg, tỷ lệ phần ăn đƣợc đạt từ 90,07%- 93,39%, độ brix

dao động từ 11,3-14,0%. Các cây ƣu tú đƣợc sử dụng để nhân giống ghép cải tạo nhằm phục hồi

và phát triển cây đào H'Mông tại hai tỉnh Điện Biên và Sơn La nêu trên.

Từ khóa: cây đào H'Mông, tuyển chọn, sinh trưởng, năng suất, chất lượng.

ĐẶT VẤN ĐỀ

*

Phát triển cây ăn quả nhất là cây ăn quả ôn

đới là một định hƣớng và mục tiêu quan trọng

trong phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng

hóa khu vực phía Bắc. Lợi thế của các tỉnh

miền núi phía Bắc trong đó có tỉnh Sơn La và

Điện Biên là tiềm năng đất đai rộng lớn, khí

hậu đa dạng, đặc biệt có các tiểu vùng khí hậu

rất thích hợp cho phát triển cây ăn quả ôn đới

(đào, mận, hồng, lê) nhƣ: Mộc Châu, Thuận

Châu (Sơn La), Tuần Giáo (Điện Biên).

Cây đào (Prunus persica) là cây ăn quả ôn

đới, đƣợc trồng lâu đời ở Việt Nam, là cây ăn

quả có giá trị dinh dƣỡng và giá trị hàng hóa

cao. Trên thế giới, cây đào đƣợc trồng nhiều

ở Trung Quốc, Ý, Mỹ, Úc… thuộc 3 nhóm

chính là Nectarines, Freestone peaches và

Clingstone peaches. Các nhà nghiên cứu cũng

đã xác định đƣợc điều kiện sinh thái phù hợp

với cây ôn đới nói chung và cây đào nói riêng

đó là những vùng có số giờ lạnh trung bình

khoảng 500-900 giờ dƣới 5-7

oC [4].

Sơn La và Điện Biên là hai tỉnh có các tiểu

vùng sinh thái phù hợp với cây ăn quả ôn đới

(mơ, mận đào) tại khu vực hai tỉnh đã có

nhiều cây ăn quả đặc sản trong đó phải kể đến

là cây đào H‟Mông đặc sản nổi tiếng đƣợc

*

Tel: 0979736586; Email: [email protected]

trồng nhiều ở khu vực đèo Pha Din nằm giữa

hai tỉnh Điện Biên và Sơn La. Giống đào

H'Mông quả to, thịt giòn vị tƣơng đối ngọt

phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng nhất

là khách du lịch ngƣời nƣớc ngoài. Hiện nay,

cây đào H'Mông đang bị thoái hóa do việc

canh tác lạc hậu, nhân giống chủ yếu bằng

phƣơng pháp gieo hạt, cây bị phân li thoái

hóa, suy giảm năng suất và hiệu quả kinh tế

rất thấp. Từ những lý do trên, diện tích cây

đào H'Mông đang bị thu hẹp và có nguy cơ bị

mất dần trong sản xuất. Nhƣng năm gần đây,

có nhiều dự án trồng thử nghiệm một số giống

đào nhập nội nhƣ Đào Pháp, Đào DDCS1

(nguồn gốc từ Mỹ), nhƣng kết quả còn rất hạn

chế, các giống đào này chín sớm vào dịp còn

rất lạnh nên quả nhỏ, chất lƣợng quả kém.

Trƣớc thực tế nêu trên, việc nghiên cứu chọn

lọc và phát triển phục hồi giống đào H'Mông

tại khu vực Tây Bắc là rất cần thiết. Giai đoạn

đầu tiên của việc phát triển cây đào H'Mông,

nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài "Tuyển

chọn cây ƣu tú giống đào H'Mông tại khu

vực đèo Pha Đin thuộc hai tỉnh Sơn La và

Điện Biên". Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho

việc bảo tồn phát triển giống đào đặc sản

H'Mông, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát

triển kinh tế xã hội tại hai tỉnh Điện Biên và

Sơn La nói chung, khu vực Tây Bắc nói chung.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!