Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 và Hiến chương ASEAN năm 2007 - cơ sở pháp lý cho sự ra đời và phát triển của ASEAN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tæng quan vÒ ASEAN
t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 3
Ths. NguyÔn ThÞ ThuËn *
ăn bản pháp lí quốc tế đầu tiên cho sự
ra đời của ASEAN chính là Tuyên bố
Băng Cốc năm 1967 (còn được gọi là Tuyên
bố ASEAN) được các ngoại trưởng của 5
quốc gia Thái Lan, Singapore, Philippine,
Indonesia, Malaysia thông qua ngày 8/8/1967
tại thủ đô của Thái Lan. Quyết định xây dựng
Hiến chương ASEAN đã được thông qua tại
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 ở
Kuala lumpur (Malaysia) tháng 12/2005. Sau
hai năm rưỡi soạn thảo, ngày 20/11/2007, tại
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 ở
Singapore, nguyên thủ và người đứng đầu
chính phủ 10 nước thành viên ASEAN đã kí
vào bản Hiến chương ASEAN. Có thể khẳng
định sự ra đời của Hiến chương là nhu cầu tất
yếu của ASEAN sau 40 năm thành lập, đánh
dấu bước ngoặt trong lịch sử tồn tại và phát
triển của tổ chức. Nếu đối chiếu Tuyên bố
Băng Cốc với Hiến chương ASEAN có thể
thấy một số điểm cần lưu ý sau:
Thứ nhất: Về tính chất, cả hai văn kiện
này đều là những điều ước quốc tế đa
phương. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với
Hiến chương ASEAN, chắc chắn sẽ không
tồn tại quan điểm khác nhau về giá trị “điều
ước” của văn bản này. Nhưng với Tuyên bố
Băng Cốc, đã có những quan điểm cho rằng
một trong những điểm đặc biệt của ASEAN
chính là tổ chức này ra đời trên cơ sở của
một “Tuyên bố” chứ không phải là một điều
ước quốc tế. Có thể do tên gọi và nội dung
của văn kiện này mang “màu sắc” của một
tuyên bố chính trị hơn là văn bản pháp lí
quốc tế nên giá trị điều ước của văn kiện này
đã bị một số học giả nghi ngờ.
(1) Tuy nhiên,
dưới góc độ của luật quốc tế nói chung, luật
điều ước quốc tế và luật tổ chức quốc tế nói
riêng có thể khẳng định Tuyên bố Băng Cốc
cũng là điều ước quốc tế đa phương bởi vì:
- Về mặt pháp lí, theo quy định của khoản
1 Điều 2 Công ước Viên năm 1969 về luật
điều ước quốc tế thì điều ước là “một thoả
thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa
các quốc gia và được luật pháp quốc tế điều
chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận
đó được ghi nhận trong một văn kiện duy
nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có
quan hệ với nhau cũng như không phụ thuộc
vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó”. Như
vậy, tính chất điều ước của một văn kiện
pháp lí quốc tế không hề bị chi phối bởi việc
nó được gọi là “tuyên bố” hay “hiến chương”.
- Về mặt thực tế, từ sau khi Tuyên bố
Băng Cốc được thông qua, một tổ chức quốc
tế khu vực với tên gọi Hiệp hội quốc gia
Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nation - ASEAN) đã ra đời. Có thể
vẫn còn sự nhìn nhận khác nhau về ASEAN,
đặc biệt là ở những thập niên đầu tiên khi tổ
v
* Trường Đại học Luật Hà Nội