Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của ASEAN - từ Tuyên bố Băng Cốc đến Hiến chương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tæng quan vÒ ASEAN
8 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008
ThS. Lª Minh TiÕn *
ới định hướng phát triển đặc thù,
“thống nhất trong đa dạng” và “linh
hoạt” trong các thời kì hoạt động, cơ cấu tổ
chức của ASEAN đã được linh hoạt thay
đổi, phù hợp với tình hình và yêu cầu hợp
tác đặt ra trong mỗi giai đoạn khác nhau.
Qua 40 năm hình thành và phát triển, cơ cấu
tổ chức của ASEAN đã trải qua 4 lần cải tổ:
thời kì 1967 đến 1976, thời kì 1976 đến
1992, thời kì 1992 đến Hiến chương 2007 và
thời kì theo Hiến chương 2007.
I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA ASEAN TRƯỚC KHI CÓ
HIẾN CHƯƠNG
1. Giai đoạn từ khi thành lập đến Hội
nghị thượng đỉnh Bali năm 1976
Trong giai đoạn đầu tiên, cơ cấu tổ chức
của ASEAN được thiết kế một cách đơn giản
và gọn nhẹ. Theo Điều 7 Tuyên bố Băng
Cốc 1967, cơ cấu tổ chức của ASEAN trong
giai đoạn này bao gồm các cơ quan
(1)
:
- Hội nghị ngoại trưởng (AMM);
- Uỷ ban thường trực;
- Ban thư kí ASEAN quốc gia;
- Các uỷ ban thường trực khác, uỷ ban
đặc biệt hoặc ad hoc về các lĩnh vực hoặc
vấn đề hợp tác cụ thể. Trong thực tế, đến
năm 1976, ASEAN đã thành lập 11 Ủy ban
thường trực và 9 uỷ ban đặc biệt.
Như vậy, trong giai đoạn này, cơ cấu tổ
chức của ASEAN còn khá lỏng lẻo, chỉ đủ
để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc
gia khi cần thiết. Thậm chí, Ban thư kí chung
của ASEAN còn chưa được thành lập mà
mới chỉ có các Ban thư kí ở các quốc gia.
2. Giai đoạn từ năm 1976 đến Hội nghị
thượng đỉnh Singapore năm 1992
Sang giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của
ASEAN đã có những thay đổi lớn. Theo
Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN được thông
qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại
Bali ngày 24/02/1976, cơ cấu tổ chức của
ASEAN trong giai đoạn này gồm các hội
nghị bộ trưởng, các uỷ ban và ban thư kí.(2)
Mặc dù Hội nghị ngoại trưởng vẫn được
coi là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất
nhưng 5 hội nghị bộ trưởng khác cũng đã
được thiết lập để thảo luận và thông qua các
chương trình hợp tác khác của ASEAN, gồm:
- Hội nghị bộ trưởng kinh tế (AEM);
- Hội nghị bộ trưởng lao động (ALM);
- Hội nghị bộ trưởng phụ trách phúc lợi
xã hội (ASWM);
- Hội nghị bộ trưởng giáo dục (AEM);
- Hội nghị bộ trưởng thông tin (AIM).
Trong số 5 hội nghị trên, Hội nghị bộ
trưởng kinh tế có tầm quan trọng lớn nhất.
Tất cả các ủy ban thường trực và ủy ban ad
hoc trước đó đã được tổ chức lại thành 9 ủy
ban sau:
- Ủy ban về công nghiệp, khoáng sản và
năng lượng;
V
* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội