Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tương quan về nội dung giữa chương trình giáo dục công dân bậc trung học cơ sở hiện hành với chương trình mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
---------š›&š›---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
TƢƠNG QUAN VỀ NỘI DUNG GIỮA
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC
TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN HÀNH VỚI CHƢƠNG TRÌNH MỚI
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Huyền
Lớp : 16SGC
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đinh Thị Phƣợng
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Đinh Thị Phượng và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi
xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong Khóa luận.
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Minh Huyền
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến TS. Đinh Thị Phượng, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích
lệ, dành nhiều thời gian trao đổi về nội dung của đề tài, định hướng toàn bộ quá trình
nghiên cứu cho em trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Chính
trị, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong
quá trình hoàn thành đề tài. Thầy cô là những người dạy cho em những kinh nghiệm
sống quý báu, đồng hành cùng em trên con đường chiếm lĩnh tri thức, những thành
tích mà em gặt hái được phần lớn là nhờ công ơn dưỡng dục của quý thầy cô.
Đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và những người có kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Minh Huyền
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................3
6. Bố cục đề tài............................................................................................................3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................................3
B. NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN HÀNH VÀ CHƢƠNG TRÌNH MỚI NĂM 2018......6
1.1 Chƣơng trình môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở hiện hành.............6
1.1.1 Mục tiêu của chƣơng trình............................................................................6
1.1.2 Kết cấu nội dung và phân phối chƣơng trình .............................................8
1.1.3 Một số nhận xét về chƣơng trình Giáo dục công dân hiện hành ............13
1.2 Chƣơng trình môn Giáo dục công dân mới năm 2018 ở Trung học cơ sở ...14
1.2.1 Quan điểm xây dựng và mục tiêu của chƣơng trình ................................14
1.2.2 Nội dung và kết cấu của chƣơng trình.......................................................20
1.2.3 Một số nhận xét về chƣơng trình Giáo dục công dân năm 2018.............22
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................24
CHƢƠNG 2: TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ NỘI DUNG GIỮA
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN
HÀNH VÀ CHƢƠNG TRÌNH MỚI NĂM 2018......................................................25
2.1 Tƣơng đồng về nội dung giữa hai chƣơng trình Giáo dục công dân ............25
2.1.1 Tƣơng đồng trong nội dung giáo dục đạo đức ..........................................25
2.1.2 Tƣơng đồng trong nội dung giáo dục pháp luật .......................................42
2. 2 Khác biệt trong nội dung giữa hai chƣơng trình Giáo dục công dân ..........50
2.2.1 Khác biệt trong nội dung giáo dục đạo đức ..............................................50
2.2.2 Khác biệt về nội dung giáo dục kĩ năng sống............................................52
2.2.3 Khác biệt trong nội dung giáo dục kinh tế ................................................56
2.3 Ý nghĩa và khuyến nghị trong thực hiện hai chƣơng trình Giáo dục công
dân .............................................................................................................................59
2.3.1 Ý nghĩa..........................................................................................................59
2.3.2 Khuyến nghị .................................................................................................60
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................62
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................63
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................64
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tương đồng về nội dung giáo dục đạo đức
Bảng 2.2 Tương đồng về nội dung giáo dục pháp luật
Bảng 2.3 Yêu cầu cần đạt trong các chủ đề giáo dục đạo đức
Bảng 2.4 Yêu cầu cần đạt trong các chủ đề giáo dục kĩ năng sống
Bảng 2.5 Yêu cầu cần đạt trong các chủ đề giáo dục kinh tế
1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta thoát khỏi tình trạng kém
phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng Toàn quốc
lần thứ XI; Nghị quyết Hội nghị trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020; Nghị quyết
số 44/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 29 –
NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đã và đang có
những bước chuyển mình quan trọng từ giáo dục chú trọng nội dung sang giáo dục
phát triển phẩm chất và năng lực. Trong quá trình chuyển mình này, nội dung giáo dục
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và xã hội, giáo dục gì để có thể phát
triển được toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; giáo dục gì để khắc phục
được tồn tại của nền giáo dục hiện hành quá nặng về kiến thức? Tất cả những câu hỏi
này được trả lời trong nội dung giáo dục của chương trình tổng thể và chương trình
môn học được thông qua vào cuối năm 2018.
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, môn Giáo dục công
dân (ở Tiểu học gọi là môn Đạo đức; ở cấp Trung học cơ sở gọi là môn Giáo dục công
dân; ở cấp Trung học phổ thông gọi là môn Giáo dục kinh tế và pháp luật) giữ vai trò
chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người
công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật và kinh tế, môn Giáo
dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực
cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để
học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Môn Giáo dục công dân đang thực hiện quá