Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu  ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
149.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1740

Tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Mai Thị Hồng Vĩnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 161 - 167

161

TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU

Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Mai Thị Hồng Vĩnh*

, Lương Thị Hạnh, Nguyễn Văn Tiến

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Tộc người Sán Dìu là cư dân sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn khó khăn, trong quá trình

cộng cư với các dân tộc anh em, họ đã hình thành và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của tộc

người mình, vừa mang nét chung vừa chứa đựng những yếu tố riêng biệt. Thờ cúng tổ tiên là thành

tố văn hóa gắn bó mật thiết và tồn tại lâu đời trong đời sống đồng bào. Trải qua những biến động

lịch sử, tác động của các hoàn cảnh xã hội khác nhau, tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở

Đồng Hỷ mặc dù có sự biến đổi, song hoạt động tín ngưỡng này vẫn chiếm một vị trí quan trọng

trong đời sống của người dân, được xem như bệ đỡ tinh thần, phát huy những giá trị cao đẹp trong

cộng đồng tộc người.

Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên, Tín ngưỡng dân gian, Tôn giáo tín ngưỡng, Văn hóa tinh thần, Đồng Hỷ.

VÀI NÉT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN

ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN*

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm

2009, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ có 16.223

người chiếm 15% dân số toàn huyện (106.769

triệu người). Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở

chân núi và vùng đồi núi thấp, đông nhất là ở

các xã: Nam Hòa (5.923 người), Tân Lợi

(2.835 người), Linh Sơn (2.828 người), Minh

Lập (1.376 người), Hóa Trung (1.021 người);

ít nhất là ở Hòa Bình (19 người), Tân Long

(22 người), Văn Lăng (26 người). So với các

huyện trên địa bàn tỉnh, Đồng Hỷ là nơi tập

trung người Sán Dìu cư trú vào loại đông

nhất, trong đó có duy nhất hai xã Nam Hòa và

Tân Lợi chiếm trên 40% dân số cư trú của cả

tỉnh. Họ sống xen kẽ với các cư dân trong

vùng, kề cạnh người Kinh nên ở họ có hiện

tượng đa ngữ, đa văn hóa.

Người Sán Dìu từ lâu đã có “tên tự nhận là

San Déo Nhín, theo âm Hán Việt là Sơn Dao

Nhân” [2,tr.15]. Nhưng các Dân tộc khác lại

căn cứ vào một số đặc điểm về: canh tác, loại

hình nhà ở hoặc một đặc điểm nào đó trong y

phục để gọi họ theo những tên gọi khác nhau

như: Trại đất, Trại ruộng, Trại cộc, Mán Quần

Cộc, Mán váy Xẻ, Sán Nhiêu, Slán Dao…Tộc

danh Sán Dìu được ghi trong văn bản Nhà

* ĐT:0982050611; Email:[email protected]

Nước như một tên gọi chính thức vào năm

1960 khi Tổng Cục Thống Kê Trung ương

ban hành quyết định “Danh mục thành phần

các dân tộc Việt Nam”, đến nay tên Sán Dìu

là tên gọi chính thức trong nhân dân và các

dân tộc. Ở Thái Nguyên, trước năm 1960 cái

tên Trại Đất được nhân dân sử dụng phổ biến

để chỉ người Sán Dìu. Các dân tộc ở Đồng Hỷ

vẫn quen gọi họ là “người Trại”.

Dân tộc Sán Dìu di cư sang Việt Nam từ

khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh vào thế

kỷ XVII thành từng đợt, từng nhóm và có mặt

ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 300 năm.

Người Sán Dìu đến sinh sống và định cư ở

Đồng Hỷ cách ngày nay khoảng 200 năm.

Theo gia phả của ông Lê Hữu Nhất, người xã

Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ cho biết: “Tổ tiên

của ông trước đây ở thôn Phong Lưu, xã

Bách La, huyện Phương Thành, Tỉnh Quảng

Đông vào Việt Nam từ đời Càn Long (1777 -

1782)” [2, tr.19].

Dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và

huyện Đồng Hỷ nói riêng, là những cư dân

làm nghề nông trồng lúa nước ở vùng nhiệt

đới gió mùa. Nền kinh tế tiểu nông theo kiểu

tự cung tự cấp đã tồn tại lâu dài trong xã hội.

Mỗi một gia đình là một cơ sở kinh tế độc

lập, sản xuất và tiêu thụ. Các thành viên trong

gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau trong lao

động sản xuất và lấy gia đình là trung tâm.

Ngay từ thời xa xưa, con người ở đây, cũng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!