Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tư tưởng thân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. Phần mở đầu
Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xây dựng và phát triển đất nước,
nhân dân luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng. Từ khi đất nước được hình
thành, nhân dân là những người đặt nền móng đầu tiên, giúp đất nước có đủ
kiều kiện tồn tại và được công nhận. Hình thành thôi chưa đủ mà quá trình
phát triển của đất nước mới thực sự là chặng đường dài. Một đất nước hưng,
thịnh, suy, yếu cốt là ở dân. Nếu cho rằng bộ máy lãnh đạo có vai trò đặc biệt
quan trọng, đây là những người lãnh đạo, người khởi xướng, chính những
người này đứng đầu một đất nước, đưa ra những quyết định, những chủ
trương, chính sách để phát triển đất nước theo kế hoạch đã định sẵn nhưng
những chủ trương chính sách đó phải hợp lòng dân, phải phù hợp với điều
kiện của dân, phải giúp cho cuộc sống của dân được tốt hơn mới thực sự làm
đất nước phát triển được. Từ xưa đến nay, luôn tồn tại quan điểm, dân có giàu
nước mới mạnh. Người dân phải được sống ấm no, đầy đủ mới có thể dồn tâm
trí vào lao động, làm việc, đưa đất nước tiến thêm những bước mới trên chặng
đường vươn ra với thế giới. Hiểu được tầm quan trọng của nhân dân, các vị
lãnh tụ, người lãnh đạo đất nước ta từ trước đến giờ luôn coi trọng dân, coi tư
tưởng thân dân làm gốc, phải luôn gắn chặt với dân, hiểu dân mới có được
lòng dân, mới tìm ra cách tốt nhất đưa đất nươc phát triển. Bởi những điều lệ,
chính sách mà người đứng đầu đưa ra âu cũng chỉ là lý thuyết, việc thực hiện
nó nằm hoàn toàn ở dân, định hướng có cải thiện cuộc sống của dân, giúp dân
được sống yên bình mới thực sự có hiệu quả, nhân dân mới dồn hết sức đóng
góp cho hoạt động của đất nước. “Chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là
dân”, dù việc có dễ nhưng không được dân ưng thuận cũng không thể thực
hiện suôn sẻ được, nhưng việc có khó khăn, vất vả nhưng dân chúng một lòng
ủng hộ, nghe theo thì với sức dân to lớn có thể vượt qua được mọi sóng to gió
lớn, mọi cửa ải, đánh tan mọi kẻ thù để đi tới bến bờ tốt đẹp. Tư tưởng thân
dân là dòng tư tưởng tiến bộ của Nho gia thời Xuân Thu- Chiến quốc của
Trung Quốc trong đó những đại biểu lỗi lạc là Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử,
theo đó phải luôn quý trọng, quan tâm tới đời sống của nhân dân. Tư tưởng
thân dân cũng đã ăn sâu vào tâm khảm các vị vua, bậc nghĩa sĩ của nước ta,
từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn…, tư tưởng đó như
một triết lý sâu sắc, cốt lõi bao trùm. Qua từng thời kỳ, tư tưởng thân dân
ngày càng được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử.
Hồ Chí Minh đã vận dụng, sáng tạo và phát huy tư tưởng thân dân của các
bậc tiền bối đi trước để hình thành nên tư tưởng thân dân trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, Người đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân, luôn tin
tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, cả cuộc đời Người chỉ muốn
làm sao nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng thân dân đã
suyên suốt trong cả cuộc đời của Hồ Chí Minh, trong từng cách sống, cách
làm việc của Người. Đến thời đại ngày nay tư tưởng đó vẫn đang được duy trì
1
và giữ vững, càng ngày nó càng được trau dồi, hun đúc để được mở rộng
hơn.Việc hiểu và vận dụng bản chất cốt lõi của tư tưởng thân dân không bao
giờ là thừa, nó luôn đặc biệt quan trọng đối với mỗi thời đại, mỗi quốc gia.
B. Nội dung
1. Định nghĩa, nguồn gốc tư tuởng thân dân
Tư tưởng thân dân có nguồn gốc từ Nho giáo, bắt nguồn từ thời xưa. Thân
dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được
cho dân tin, biết được nhu cầu mong muốn của dân, hiểu được dân đang suy
nghĩ, trăn trở gì, đang mong đợi gì ở những người lãnh đạo, quản lý, phải biết
phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân,
thấy cả thực tại và vạch ra được hướng đi tương lai đúng đắn cho dân phát
triển. Bên cạnh đó cần phải biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống
của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của
dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân. Mục tiêu là làm
cho dân giàu, nước mạnh, tất cả quyền lợi đều thuộc về người dân, chính
quyền từ trung ương tới địa phương đều do dân bầu ra, dân có quyền đóng
góp ý kiến cho cán bộ, đảng viên. Nhân dân là người chủ xã hội, cán bộ, đảng
viên là đầy tớ của nhân dân. Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính,
chí, công, vô tư là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân
dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết là thân dân. Thân dân biểu hiện ở
việc cán bộ, đảng viên thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi do pháp luật quy định,
tức là phải trung thành với mục tiêu lý tưởng, với chính sách, pháp luật của
nhà nước, phải lắng nghe và dựa vào quần chúng nơi cơ quan để xây dựng
quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ sở…, phải luôn đề cao trách nhiệm vì
dân để giải quyết nhanh chóng, kịp thời những chế độ, chính sách liên quan
đến người dân, thận trọng xem xét các vấn đề liên quan đến quyền lợi của các
tầng lớp nhân dân.
2. Tư tuởng thân dân của các bậc tiền bối
Dân tộc Việt Nam trong lịch sử đã từng trải qua biết bao thăng trầm, bao lần
bị đặt trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, muốn tồn tại, dân ta đã không ngại
hi sinh máu xương để bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ truyền thống tốt
đẹp của dân tộc từ thuở khai thiên lập địa. Quan điểm nhân nghĩa, thủy chung
đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của những vị lãnh đạo. Các bậc vĩ nhân thời
xưa luôn coi trọng tư tưởng nhân nghĩa, bao trùm lên cuộc đời, ảnh hưởng tới
suy nghĩ và hành động của họ. Phải kể đến trước hết là Nguyễn Trãi- một lãnh
tụ kiệt xuất của dân tộc, với ông nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân,
nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng, là lý tưởng xây đựng đất nước thái
bình. Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi là một tư tưởng, là một trong những quan
điểm nền tảng trong hệ thống tư tưởng của ông, tư tưởng đó được nhắc đến
trong hầu hết các tác phẩm ông viết. Tuy rằng tư tưởng của Nguyễn Trãi có
kế thừa tư tưởng của Khổng- Mạnh nhưng vẫn mang ý nghĩa tích cực, mở
2