Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng “Thân dân” là truyền thống lâu đời, đã có trong tư tưởng của những bậc tiền bối.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TƯ TƯỞNG “THÂN DÂN”
MỞ BÀI:
Tư tưởng “Thân dân” là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát
triển xuyên suốt chiều dài lịch sử của nước ta. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ
tư tưởng ”Thân dân” là gì? “Thân dân” có nghĩa là gần gũi, gắn bó với nhân
dân, Nhà nước lấy dân làm gốc, phải biết tin tưởng vào dân, dựa vào dân để
xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời cũng phải biết quan tâm đến đời
sống nhân dân, chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân thì nhân dân mới tin
tưởng và ủng hộ.
NỘI DUNG:
1) Tư tưởng “Thân dân” là truyền thống lâu đời, đã có trong tư tưởng
của những bậc tiền bối:
Tư tưởng “Thân dân” đã được hình thành từ các triều đại phong kiến,
tiêu biểu nhất là tư tưởng của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi- những bậc danh
nhân đại tài của dân tộc. Trần Hưng Đạo đã thể hiện tư tưởng này qua câu nói
của ông vào tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm,
hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì
kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức
Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã,
đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản
binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng
người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy
yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được
quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa
giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế.
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em
hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái,
nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là
sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì
thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì
phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo
thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan
thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.". Ông
đã biết coi trọng sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân để đánh giặc giữ nước,
đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ mà ở thời đại đó rất ít người có thể nhận
ra vì các triều đại phong kiến xưa kia chỉ coi dân là cỏ dại: “thảo dân”.
Tư tưởng “Thân dân” còn được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét hơn nữa
qua tư tưởng nhân nghĩa của mình. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là
một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Nhân nghĩa là
thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân
1
nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở
rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng, hơn nữa, là một phương
pháp luận hết sức quan trọng. Trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi mà
chúng ta còn lưu giữ được thì chữ “nhân” đã được nhắc đến 59 lần và chữ
“nghĩa” là 81 lần. Tổng cộng hai chữ “nhân”, “nghĩa” được ông sử dụng đến
140 lần. Qua đó, có thể thấy, một trong những quan điểm nền tảng trong hệ
thống tư tưởng của Nguyễn Trãi là “nhân nghĩa”. Tất nhiên, ở đây cần nhấn
mạnh rằng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, mặc dù kế thừa tư tưởng
nhân nghĩa của Khổng – Mạnh, nhưng cũng đã có sự khác biệt rất lớn so với
tư tưởng Khổng – Mạnh – nó mang ý nghĩa tích cực, mở rộng và nâng cao
hơn.
Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt
với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân
nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát,
đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”(1). Như vậy, nhân nghĩa
chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi
đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là
phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức
lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời,
thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại
nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”(2). Nhân nghĩa là cần
phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa
giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã
mờ mà lại trong”(3). Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang
đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây,
có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng
nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ
thể của Việt Nam. Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết
biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão
lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới. Trước Nguyễn Trãi hàng nghìn
năm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học Trung Quốc như Mạnh Tử…
đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của dân, tai mắt và trí óc
sáng suốt của dân. Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào
thời Lý – Trần. Trong thời kỳ đó, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ
dân, v.v. đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý –
Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về an dân đã được ông tiếp
thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình. An
dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối
với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên
bình. An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an
dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân
2