Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng nho giáo trong quan điểm trị nước của lê thánh tông (1460 - 1497).
MIỄN PHÍ
Số trang
55
Kích thước
615.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1298

Tư tưởng nho giáo trong quan điểm trị nước của lê thánh tông (1460 - 1497).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

1

SVTH: Nguyễn Thị Sinh

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

NGUYỄN THỊ SINH

Tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị

nước của Lê Thánh Tông (1460 - 1497)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

2

SVTH: Nguyễn Thị Sinh

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này em đã nhận được sự chỉ bảo, động viên, giúp

đỡ tận tình từ thầy Nguyễn Xuyên cũng như các thầy cô trong khoa Lịch Sử và từ phía

bạn bè, người thân. Tuy nhiên, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học

và trình độ bản thân cũng như nguồn tài liệu còn nhiều hạn chế nên khóa luận này sẽ

không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô,

bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý

thầy cô, bạn bè và người thân của em. Kính chúc mọi người sức khỏe và thành công

trong cuộc sống!

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2012

Sinh viên: Nguyễn Thị Sinh

Lớp: 08SLS

MỞ ĐẦU

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

3

SVTH: Nguyễn Thị Sinh

1. Lí do chọn đề tài

Mỗi triều đại hay quốc gia muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đòi hỏi phải

xây dựng được một đường lối chính trị phù hợp và đúng đắn. Lịch sử đã chỉ rõ cho

chúng ta thấy, để xây dựng đường lối trị nước phù hợp thì không ít triều đại và quốc

gia đã sử dụng ít nhất một hoặc nhiều hệ tư tưởng khác nhau.

Lê Thánh Tông là một vị vua “anh minh, quyết đoán” [10, 73] có ý thức sâu sắc

về chăm lo và ổn định đời sống của dân chúng, phát triển triều đại. Lê Thánh Tông

nắm bắt được xu thế cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng một hệ tư tưởng vào

đường lối trị nước của triều đại. Nó là nền tảng cơ sở lí luận, kim chỉ nam định hướng

chung. Ông cũng nhận thức rõ Nho giáo không chỉ là một tôn giáo mà ở khía cạnh nào

đó, Nho giáo còn là học thuyết về chính trị, kinh tế - xã hội và đạo đức. Chính từ đó,

Lê Thánh Tông đã quyết định lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, thực hiện

chiến lược “sùng nho trọng đạo”[10, 77].

Vận dụng hệ tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị nước của Lê Thánh Tông

đã góp một phần quan trọng, tạo dựng nên một xã hội “thái bình, thịnh trị” [10, 86]

triều đại Lê Thánh Tông trở thành đỉnh cao, thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến

ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về triều đại Lê Thánh

Tông nói chung, đường lối trị nước của ông nói riêng; hiểu rõ thêm một số vấn đề lịch

sử Việt Nam thời trung đại.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong

nhiều lĩnh vực. Trong hoàn cảnh đó, nghiên cứu vấn đề này để thấy được những yếu tố

còn tích cực, tiến bộ của tư tưởng Nho giáo vận dụng trong đường lối trị nước nhằm

góp phần xây dựng, củng cố xã hội là cần thiết.

Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi muốn bước đầu làm quen với công tác nghiên

cứu khoa học.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng Nho giáo trong quan

điểm trị nước của Lê Thánh Tông (1460 - 1497)”, làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

4

SVTH: Nguyễn Thị Sinh

Đây là nội dung quan trọng trong lịch sử Việt Nam, nên đã có nhiều học giả

trong và ngoài nước nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài này. Trong đó

có thể kể tới một số công trình tiêu biểu sau:

Nho giáo của Trần Trọng Kim, Đại Cương Triết Học Trung quốc của Doãn

Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình. Các tác phẩm này đã trình

bày khái quát về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và nội dung chính của tư

tưởng Nho giáo.

Viết về con người và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông có các cuốn: Hoàng đế

Lê Thánh Tông nhà chính trị tài năng nhà văn hóa lỗi lạc nhà thơ lớn của Trung tâm

khoa học xã hội nhân văn Quốc Gia, cuốn Lê Thánh Tông - con người và sự nghiệp

của Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Về tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông có các công trình: Sự phát triển của

tư tưởng chính trị Việt Nam thế kỉ X - XV của Nguyễn Hoài Văn. Tác phẩm này đã

trình bày khái quát về sự phát triển của tư tưởng Nho giáo. Cuốn Tìm hiểu tư tưởng

chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mạng của Nguyễn Hoài Văn,

công trình đã nêu rõ đường lối chính trị của Nho giáo.

Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ nhìn nhận hết sức khái quát, sơ lược về

sự phát triển của hệ tư tưởng Nho giáo cũng như tư tưởng chính trị của Lê Thánh

Tông, chưa có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện. Song đây là nguồn tư liệu quan trọng,

nền tảng để chúng tôi kế thừa và tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm hoàn thiện vấn đề.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Lê Thánh Tông sử dụng các hệ tư tưởng khác nhau trong quan điểm trị nước

của mình nhưng tư tưởng Nho giáo là chủ đạo. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ

đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Nho giáo trong đường lối chính trị của Lê Thánh Tông.

Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu về con người và sự nghiệp của Lê Thánh Tông, cũng

như một số nét cơ bản về sự phát triển của Nho giáo ở các triều đại khác, yêu cầu lịch

sử đặt ra ở nước ta thời Lê Thánh Tông. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng làm nổi bật tác

động của đường lối trị nước theo quan điểm Nho giáo đối với Đại Việt thời Lê Thánh

Tông.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

5

SVTH: Nguyễn Thị Sinh

Nhằm làm sáng tỏ tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị nước của Lê Thánh

Tông nên chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu tư tưởng Nho giáo trong quan điểm

trị nước của Lê Thánh Tông.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê

Nin, để phân tích và đánh giá các sự kiện. Trong quá trình đó, chúng tôi có sử dụng

các phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, và các thao tác cơ bản

phân tích, tổng hợp, mô tả, so sánh, đối chiếu, thống kê,…Sử dụng các phương pháp

và thao tác trên chúng tôi thực hiện đề tài này qua 3 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Sau khi xác định được tên, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

của đề tài, chúng tôi tiến hành tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài

như: sách, báo, tạp chí,…về tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị nước của Lê Thánh

Tông. Chúng tôi tìm kiếm và thu thập tài liệu tại các thư viện như: thư viện trường Đại

Học Sư Phạm Đà Nẵng, thư viện Tổng Hợp Đà Nẵng, Thư viện Quân Khu V, thư viện

trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I, thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội II.

Ngoài ra, chúng tôi còn tìm kiếm thông tin trên mạng và các nhà sách: nhà sách Bạch

Đằng, nhà sách Phương Nam,… qua sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô, bạn bè

và người thân.

Bước 2: Dựa vào những tài liệu đã thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích,

tổng hợp các nội dung tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị nước của Lê Thánh

Tông.

Bước 3: Sau khi làm nổi bật nội dung tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị

nước của Lê Thánh Tông, chúng tôi nêu lên tác động của đường lối trị nước theo quan

điểm Nho giáo đối với sự phát triển của Đại Việt thời Lê Thánh Tông.

5. Đóng góp của đề tài

Đề tài được thực hiện góp phần trình bày một cách đầy đủ về tư tưởng Nho giáo

trong quan điểm trị nước của Lê Thánh Tông.

Đề tài thực hiện xong sẽ cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan

tâm và muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này.

Thực hiện đề tài cũng giúp chúng tôi bước đầu làm quen với công tác nghiên

cứu khoa học, để sau này có điều kiện tiếp tục đi sâu và thành thạo hơn với công tác

này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!