Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng mối quan hệ giữa đảng và nhân dân - sự vận dụng tư tưởng của người trong công tác dân vận hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
NGUYỄN THỊ ÁI
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân – Sự vận dụng tư tưởng
của Người trong công tác dân vận hiện nay
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta hệ thống tư
tưởng lý luận vô giá. Tư tưởng của Người nói chung và tư tưởng về mối quan
hệ giữa Đảng và nhân dân nói riêng được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá
trình cách mạng của Đảng và nhân dân ta, soi sáng con đường cách mạng của
dân tộc ta hôm nay và mai sau.
Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng và ở tất cả các thời kỳ, Hồ Chí Minh
luôn đặt vấn đề về xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó Người luôn
khẳng định việc liên hệ, gắn bó mật thiết với nhân dân là nguồn gốc chủ yếu
tạo nên sức mạnh và là một trong những điều kiện, nguyên nhân làm cho
Đảng ta giữ vững được quyền lãnh đạo cũng như giành được thắng lợi trong
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vì vậy, liên hệ gắn bó mật thiết với
dân là một yêu cầu khách quan, cũng là một biện pháp quan trọng nhằm tǎng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng chăm lo cuộc sống cho dân ấm no,
hạnh phúc và dân cũng chăm lo xây dựng Đảng để Đảng ngày một vững
mạnh hơn, tiên phong hơn trên con đường sự nghiệp lãnh đạo vẻ vang của
mình. “Dân như nước có thể đẩy thuyền, lật thuyền” nên việc nước phải “lấy
nghĩa mà duy trì, lấy nhân để cố kết... Có đặt dân lên chốn chiếu êm mới làm
cho thế nước vững như núi Thái Sơn, bàn thạch”. Đó là những triết lý được
cha ông tổng kết từ xa xưa rất phù hợp với quan điểm “lấy dân làm gốc” của
Đảng ta. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng, củng cố và không ngừng tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng Cộng sản với nhân dân là một nguyên
tắc cơ bản trong xây dựng Đảng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng, và
được xem là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng ta. Trong thời kỳ đổi mới,
Đảng ta đã quán triệt và thực hiện tư tưởng về xây dựng mối quan hệ giữa
3
Đảng và nhân dân rất thành công, từ việc Đảng đề ra mục tiêu đấu tranh, cho
đến việc huy động sức mạnh của nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó,
mà xét đến cùng, cũng là do dân và vì dân.
Bên cạnh đó, trong tổ chức Đảng, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng
viên sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng, sống xa
dân, quan liêu, hách dịch, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, đó là một nguy cơ không thể xem thường. Xa rời nhân dân, không
gắn bó mật thiết với nhân dân là một vấn đề rất nghiêm trọng, như cảnh báo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là nguy cơ của sự thất bại.
Ngoài ra, để tiếp tục xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động trong và ngoài nước, đã và đang tìm mọi
cách hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ Đảng với dân, chia rẽ
các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam…hòng làm cho chúng
ta suy yếu để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực mà nhân dân ta xây dựng.
Với tình hình trên, để làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù chỉ có thể dựa
chắc vào nhân dân, khơi dậy tiềm năng cách mạng dồi dào, sáng tạo của nhân
dân, mới có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiếp tục tiến lên. Chính
vì vậy, nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là việc làm có ý nghĩa vô cùng
cấp thiết. Đó cũng chính là lý do đã thôi thúc bản thân tôi chọn đề tài : “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân – Sự
vận dụng tư tưởng của Người trong công tác dân vận hiện nay” để nghiên
cứu làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng về xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh nói riêng và toàn bộ di sản
tư tưởng của Người nói chung là kho tàng quý báu của dân tộc ta hiện nay
cũng như mãi mãi về sau, nó là ngọn đuốc soi đường để đưa sự nghiệp cách
mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu như: “Mối quan hệ giữa Đảng và dân cội nguồn sức mạnh
của Đảng ta” của Lê Kim Ngân, tạp chí Lịch sử Đảng tháng 02- 2002, tác giả
bài viết này đã nêu lên một số nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân như sự gắn bó máu thịt, liên hệ mật
thiết với nhân dân lao động là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của
Đảng Cộng sản, là cội nguồn sức mạnh vô địch của Đảng, là nhân tố bảo đảm
cho sự thành công của toàn bộ sự nghiệp cách mạng; “Tư tưởng dân là chủ,
Đảng là đày tớ của dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh” tác giả Th.s Chế Đình
Quang, tạp chí Xây dựng Đảng tháng 09- 2007; “Thực chất công tác Dân vận
là xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và Dân” tác giả Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, tạp chí Dân vận tháng 10- 2009; “Bàn thêm về chữ “đầy tớ”
trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh” tác giả Nguyễn Thanh Sơn, tạp chí
Dân vận tháng 11- 2008. “Phương pháp làm dân vận của Bác Hồ” tác giả
Huỳnh Chí Thiện, tạp chí Dân vận tháng 10- 2008. “Công tác dân vận là một
trong những công tác đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của Đảng,
nhất định phải được tiến hành với chất lượng và hiệu quả cao nhất” tác giả
Trương Tấn Sang, tạp chí Dân vận tháng 03- 2009.
Nhìn chung, những ý kiến của các tác giả trong các bài viết trên là rất
phong phú và đa dạng vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát, các bài
viết đã giải quyết được những vấn đề về lí luận và thực tiễn, định hướng cho
việc giải quyết những vấn đề liên quan đến đề tài.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu có tính hệ thống
về tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân –
Sự vận dụng tư tưởng của Người vào công tác dân vận hiện nay.
5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhìn nhận một cách khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân để từ đó nhận thức sâu sắc hơn, hệ thống hơn
tư tưởng của Người.
Bước đầu tìm hiểu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân vào công tác dân vận hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm sáng rõ nguồn gốc hình thành và phát triển, nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
- Làm sáng rõ được sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân vào công tác dân vận hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân trong công tác dân vận hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề về mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng của Người
trong công tác dân vận hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp logic và
lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: phân tích,
tổng hợp, so sánh làm mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Đề tài góp phần vận dụng tư tưởng trên của Người vào công tác dân vận
hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm: 2 chương:
Chương 1: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân vào công tác dân vận hiện nay.
7
Chương 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân.
1.1.1. Truyền thống gia đình, quê hương, đất nước.
Có thể khẳng định một trong những truyền thống nổi bật trong lịch sử
hình thành và phát triển của dân tộc ta là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất
khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Từ văn hóa dân gian, từ nhân vật
truyền thuyết đến các tên tuổi sáng ngời trong lịch sử như Hai Bà Trưng, Ngô
Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,…đều đã phản ánh chân lý đó một cách
hùng hồn. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử
Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa – tinh thần
Việt Nam.
Bên cạnh đó, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân,
tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn. Truyền thống này
cũng hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc Việt Nam. Do hoàn
cảnh đặc biệt phải chống giặc ngoại xâm và thiên tại khắc nghiệt trong suốt
chiều dài lịch sử, người Việt Nam quen sống gắn bó với nhau trong tình làng
nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt
Nam đã có sự phân hóa về giai cấp, truyền thống ấy vẫn còn rất bền vững. Vì
vậy Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân
nghĩa, nhấn mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng
minh). Hồ Chí Minh – con người đại diện cho dân tộc, đã tiếp thu những giá
trị truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam và nâng nó lên
một tầm cao mới, bằng thế giới quan duy vật mácxít Hồ Chí Minh đã từng
nói: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa…Từ khi có Đảng
lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa