Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng hồ chí minh về quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở việt nam pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
77.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1223

Tư tưởng hồ chí minh về quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở việt nam pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tư tưởng hồ chí minh về quá trình xây dựng

nền văn hóa mới ở việt nam

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa của Người chiếm một vị trí khá

đặc biệt, nó là nền tảng cho các tư tưởng khác. Sau khi nêu những hạn chế của

nền văn hóa truyền thống, bài báo chỉ ra những định hướng cơ bản của Hồ Chí

Minh cho nền văn hóa mới ở Việt Nam, là sự kết nối giữa truyền thống và hiện

đại, mang giá trị khoa học, dựa trên nguyên tắc đại chúng. Đó chính là cơ sở để

hình thành quan điểm văn hóa xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình

thức của một giai đoạn lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam.

1. Mở đầu

Nền văn hóa cổ truyền của người Việt Nam được xây dựng trên vùng địa

văn hóa gió mùa nhiệt đới, bán đảo. Trong cái nôi phát sinh của loài người, người

Việt đã trải qua con người bộ lạc, con người của các mường Đông Nam Á rồi đến

con người làng xã định cư, trồng lúa nước. Trải qua các quá trình hoàn thiện các

công cụ lao động từ nền văn hóa đá cũ, đá mới đến thời đồ đồng, người Việt đã

nhảy xuống đồng bằng khai phá đất đai hoang dại, ẩm thấp, sình lầy, quần cư, từ

đó hình thành nên các làng, bản giống như các cư dân Nam Á khác.

Nền văn hóa cổ truyền của người Việt đã kết tinh nhiều giá trị tốt đẹp.

Chẳng hạn: Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa thích ứng, tình cảm vị tha, đức tính

hiếu học, cần cù, tiết kiệm và sáng tạo gắn chặt với cộng đồng làng xã là biểu

tượng văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Trong nền văn hóa cổ truyền có sự phát

triển ưu trội của các quan hệ đạo đức. Con người phải có bổn phận với cộng đồng

trên là vua, dưới là làng là cha mẹ, anh em và gia đình. Thiện ác, các tư tưởng bình

quân ngấm rất sâu vào văn hóa lao động, giao tiếp, gia đình và nhân cách mỗi

người. Bản chất kinh tế - xã hội của nó thể hiện lợi ích cộng đồng. Cơ cấu của nó,

như Hồ Chí Minh nhận dạng về chủ nghĩa Khổng Tử: làm cho “sự bình yên trong

132 xã hội không bao giờ thay đổi” (Báo Ngọn lửa nhỏ - Liên Xô, số 39, ngày 23-12-

1923).

2. Thực trạng nền văn hóa truyền thống VN trước Cách mạng Tháng Tám

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!