Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức và vận dụng vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
853.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1870

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức và vận dụng vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN TRONG

THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Cao Đức Dũng

Sinh viên thực hiện : Lê Văn Chùy

Lớp : 09 SGC

Đà Nẵng, 05/2014

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Đạo đức là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam

được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó ta

mới xác định được hành vi, thái độ ứng xử của mình, biết phân biệt được phải trái,

đúng sai để sống tốt và chiến thắng mọi cái xấu. Và đến thời đại Hồ Chí Minh, tư

tưởng đạo đức của Người là hòn ngọc quý làm rạng rỡ hơn những giá trị đạo đức

truyền thống vốn có của con người Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng dân tộc,

nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá của thế giới. Đạo đức cách mạng của Người luôn

là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân, đặc biệt là đội ngũ tri

thức phấn đấu học tập và noi theo. Người đã từng dạy chúng ta rằng, muốn xây

dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó

là một con người phát triển toàn diện, có tư tưởng và tình cảm đẹp, có tri thức và

năng lực làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá

nhân hài hòa, có sự phát triển đầy đủ về các mặt: tri thức, đạo đức, thể chất và thẩm

mỹ.

Thanh niên - sinh viên là một lực lượng đông đảo trong xã hội, là nguồn lực

quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước và là đội quân dự bị

then chốt của Đảng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Một năm khởi đầu

từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Nếu

không có thế hệ trẻ, sẽ không có sự phát triển nối tiếp lịch sử của mỗi quốc gia, dân

tộc, cũng như không có sự phát triển của nhân loại. Chính vì vậy, trong các thời kỳ

cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng

thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên cả về trình độ học vấn, chuyên môn đến lý tưởng

cách mạng, bản lĩnh chính trị ... để sinh viên trở thành người chủ tương lai của dân

3

tộc vừa “hồng” vừa “chuyên”, là lớp người xứng đáng kế tục sự nghiệp cách

mạng của Đảng, của dân tộc vì mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, nên

hơn ai hết, sinh viên phải có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất của một con người

mới xã hội chủ nghĩa để xây dựng đất nước và phục vụ nhân dân.

Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độ

bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng

bước tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập với thế giới và khu vực. Đây

vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với quá trình phát triển của đất nước Việt

Nam. Bên cạnh mặt tích cực, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập cũng bộc lộ không

ít hạn chế, mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội, tác động tiêu cực đến

nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực đạo đức và lối sống.

Sinh viên là một tầng lớp xã hội “đặc thù”, năng động, sáng tạo trong học tập, có

ý chí vươn lên, thích tìm tòi cái mới và dễ thích nghi với cái mới nhưng do

kinh nghiệm và vốn sống còn hạn chế, sự trải nghiệm chưa nhiều… nên sinh viên

cũng dễ bị ảnh hưởng từ mặt tiêu cực và phức tạp của xu thế toàn cầu hoá và hội

nhập. Thực tế cho thấy, bên cạnh đại bộ phận sinh viên say mê trong học tập, chịu

khó trong trau dồi, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhân cách để trở thành những chủ

nhân tương lai của đất nước, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên sống thực

dụng, xa hoa, lãng phí, thậm chí có lối sống “thác loạn”, xa rời truyền thống đạo lý

của dân tộc. Tại Đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo

đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp

trẻ”.

Để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận sinh viên,

để không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bồi dưỡng thế giới quan,

nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên, đào tạo các thế hệ sinh viên Việt Nam kế

tục và phát huy nguyên khí quốc gia, lực lượng bổ sung quan trọng cho đội ngũ trí

thức trong tương lai, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực sự nghiệp

4

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa và hội

nhập với thế giới để phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là lí do tôi

chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí minh về đạo đức và vận dụng vào xây dựng đạo

đức, lối sống cho sinh viên trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay” làm

đề tài khóa luận của mình.

2. Tình hình nghiên cứu và đóng góp của đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một tư tưởng lớn, nó có tác động sâu

sắc đến truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, xuyên suốt và ăn sâu vào

trong mỗi con người Việt; là đề tài lớn có tầm quan trọng thu hút sự chú ý của

nhiều nhà nghiên cứu.

Mặt thứ nhất, các công trình nghiên cứu về đạo đức và tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như:

- Phạm Ngọc Uyển, đạo đức Hồ Chí Minh tư tưởng nhân đạo, dân chủ, Nxb

Đà Nẵng, 1990.

- Đinh Xuân Lâm – Bùi Đình Phong, giá trị trường tồn của tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh trong lòng nhân loại tiến bộ, Tạp chí Thông tin lý luận, 1995.

- Lâm Quốc Tuấn – Trần Văn Toàn, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo

đức vừa “hồng” vừa “chuyên” cho thanh niên trí thức, Tạp chí Lý luận chính trị,

2005.

- Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà

Nội, 2005.

- Nguyễn Văn Truy (chủ biên), Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 1993.

Mặt thứ hai, vấn đề giáo đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên được

nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu theo những khía cạnh, cách tiếp cận khác

nhau như :

5

- Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc, mấy vấn đề về đạo đức trong

điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2003.

- Lê Duẩn, Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà

Nội, 1978.

- Đỗ Mười, lý tưởng của Thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới,

Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1995.

- Phạm Đình Nghiệp, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam

trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000.

- Văn Tùng, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb

Thanh niên, Hà Nội, 1999.

Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và khuôn khổ của từng đề tài khác nhau,

mỗi đề tài chỉ tiếp cận đến những khía cạnh nhất định. Cho đến thời điểm này, chưa

có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh

về đạo đức và vận dụng vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên trong thời kỳ

toàn cầu hóa và hội nhập. Những tài liệu trên của các tác giả là nguồn tư liệu quý

giúp tôi tiếp thu tham khảo, làm định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình. Vì

vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này làm khóa luận của mình với lòng mong

muốn góp phần nhỏ bé vào việc luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đã và

đang đặt ra hiện nay.

Trong quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do

hạn chế về trình độ, thời gian, tài liệu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất

mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận của tôi ngày

càng hoàn thiện hơn.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

6

Mục đích: Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về đạo đức và vận dụng vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên trong thời kỳ

toàn cầu hóa và hội nhập.

Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, khóa luận giải quyết các nhiệm vụ

sau:

- Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

- Làm rõ tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đối với sinh viên hiện

nay; từ đó nêu ra thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên trong thời kỳ toàn cầu

hóa và hội nhập hiện nay.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên

theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận : Khóa luận được triển khai trên nền tảng các quan điểm của

chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về đạo đức, sinh

viên và giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, đồng thời sử dụng các tài liệu liên

quan

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

chủ yếu sau: Ngoài phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khóa luận

còn sử dụng các phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân

tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn.

5. Ý nghĩa của khóa luận

Nghiên cứu đề tài góp phần tìm hiểu, kế thừa những giá trị đạo đức của chủ

nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Nhận định đúng đắn, khách

quan về đạo đức, lối sống của sinh viên trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập, từ

đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng đạo đức, lối sống cho

sinh viên trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập nhằm hình thành một thế hệ đội

7

ngũ tri thức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ để xây dưng đất nước trong thời

kỳ mới hiện nay

Giúp tôi làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Khóa luận này có

thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc nghiên cứu học tập các bộ

môn Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhà trường

6. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa

luận gồm 02 chương, 05 tiết.

8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ ĐẠO ĐỨC

1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951) đến nay, Đảng ta

luôn luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng,

đạo đức, phương pháp, phong cách... Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991), Đảng Cộng Sản Việt Nam

đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác –

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành

động”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4 – 2001) một lần

nữa khẳng định lại điều này. Đây là một sự tổng kết sâu sắc, bước phát triển mới

trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta và là một quyết định quan trọng có ý

nghĩa lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp cách mạng nước ta, tình

cảm nguyện vọng của toàn Đảng toàn quân, toàn dân ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ

Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản

của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ

nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại [20].

Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội dung chủ yếu

sau:

Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu

sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!