Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã hương trạch - hương khê - hà tĩnh.
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1908

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã hương trạch - hương khê - hà tĩnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

CÁCH MẠNG VÀ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC

CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN XÃ HƯƠNG

TRẠCH – HƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Cao Đức Dũng

Sinh viên thực hiện : Thái Thị Thìn

Lớp : 09 SGC

Đà Nẵng, 05/2013

1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin được gửi lời cảm ơn chân

thành bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Cao Đức Dũng, người đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tài.

Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình với những ý kiến

và kinh nghiệm quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị,

cùng các bạn trong lớp 09SGC.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do lần đầu tiên làm quen với công tác

nghiên cứu khoa học nên chắc chắn đề tài của em còn nhiều thiếu sót, rất

mong được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô cùng các bạn sinh viên để đề

tài hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05/2013

Sinh viên thực hiện

Thái Thị Thìn

MUC L ̣ UC̣

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................... 4

3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 4

3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5

4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................... 5

4.1. Cơ sở nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 5

4.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. ....................................................... 5

5. Cái mới của khóa luận................................................................................ 5

6. Ý nghĩa của khóa luận ................................................................................ 6

7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................... 6

PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7

Chương 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

CÁCH MẠNG ................................................................................................. 7

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh............................................................................ 7

1.1.1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh ....................................................... 7

1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vai trò của

đạo đức cách mạng........................................................................................ 10

1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng........................ 10

1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng ............... 12

1.2.2.1. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng ......................................... 12

1.2.2.2. Đạo đức là vũ khí tư tưởng của người cách mạng............................. 14

1.3. Những chuẩn mực về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí

Minh................................................................................................................ 15

1.3.1. Trung với nước, hiếu với dân .............................................................. 15

1.3.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư............................................... 18

1.3.3. Yêu thương con người ......................................................................... 20

1.3.4. Tinh thần quốc tế trong sáng............................................................... 22

1.4. Những nguyên tắc trong xây dựng đạo đức cách mạng trong tư tưởng

Hồ Chí Minh .................................................................................................. 23

1.4.1. Nói đi đôi với làm,phải nêu gương đạo đức........................................ 23

1.4.2. Xây đi dôi với chống............................................................................. 25

1.4.3. Tu dưỡng đạo đức bền bỉ ..................................................................... 27

1.5.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và yêu cầu đối với cán bộ đảng viên... 29

1.5.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người cán bộ đảng viên ........ 29

1.5.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu cầu đối với người đảng viên. ............ 30

1.5.2.1. Yêu cầu về tư cách, phẩm chất của người đảng viên......................... 30

1.5.2.2. Yêu cầu về năng lực ........................................................................... 31

Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH

MẠNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ

ĐẢNG VIÊN XÃ HƯƠNG TRẠCH- HƯƠNG KHÊ-HÀ TĨNH.................. 34

2.1. Khái quát về địa phương và tình hình cán bộ đảng, viên xã Hương

Trạch Hương Khê Hà Tĩnh.......................................................................... 34

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Trạch￾Hương Khê- Hà Tĩnh..................................................................................... 34

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 34

2.1.1.2. Kinh tế xã hội ..................................................................................... 36

2.1.2. Tình hình Đảng bộ xã Hương Trạch- Hương Khê- Hà Tĩnh ........... 41

2.1.2.1. Tình hình chung.................................................................................. 41

2.1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ xã Hương Trạch............. 44

2.1.2.2.1. Đội ngũ cán bộ đảng viên xã Hương Trạch phát huy truyền thống

cách mạng, phát huy vai trò trong công tác xây dựng quê hương. ................ 44

2.1.2.2.2. Những hạn chế về đạo đức cách mạng của cán.............................. 49

2.1.2.2.3. Những nguyên nhân chính của tình trạng suy ................................ 52

2.2. Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng để

giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên xã Hương Trạch￾Hương Khê-Hà Tĩnh ..................................................................................... 55

2.2.1.Giáo dục lòng yêu nước, thương dân cho cán bộ,đảng viên trong xã .... 55

2.2.2. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô

tư. .................................................................................................................... 57

2.2.3. Giáo dục ý thức tự tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán

bộ, đảng viên xă.............................................................................................. 59

2.3. Những giải pháp xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên

xã Hương Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh. .................................................. 61

2.3.1. Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở

thành nhiệm vụ thường xuyên của Cán Bộ, Đảng Viên, tổ chức đảng và

gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng............................... 61

2.3.2. Nâng cao chất lượng, đảm bảo nguyên tắc sinh hoạt Đảng.............. 64

2.3.3. Tiếp tục phát triển đảng viên mới, nâng cao trình độ cán bộ, đảng

viên xã nâng cao ý thức giác ngộ lí tưởng cộng sản. ................................... 66

2.3.4.Tích cực đấu tranh với tình trạng suy thoái chính trị đạo đức, lối sống

của cán bộ đảng viên xã................................................................................. 68

2.3.5. Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân

dân giám sát cán bộ, đảng viên xã. ............................................................... 70

2.3.6. Đề cao gương người tốt việc tốt........................................................... 73

KẾT LUẬN.................................................................................................... 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 77

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Chủ Tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã để lại

nhiều tư tưởng tấm gương giá trị. Trong đó, từ bài giảng đầu tiên trong tác

phẩm “Đường Kách mệnh” đến bản “Di chúc” cuối cùng, chủ tịch Hồ Chí

Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo

đức là cái gốc của người cách mạng. Người không chỉ bàn một cách sâu sắc,

cô động, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người trong suốt

cuộc đời hoạt động đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng đạo đức

do mình đặt ra.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng có tinh thần to lớn, là

nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của mỗi cán bộ đảng viên, làm tăng sức mạnh của

Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa đặt ra một yêu cầu,

đã là cán bộ, đảng viên thì trước hết phải thành một cán bộ mẫu mực, làm

nòng cốt cho giữ gìn phẩm chất đạo đức và kỉ cương xã hội. Đạo đức cách

mạng của người cán bộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến uy tín, thanh

danh của Đảng, có sức cảm hóa, thuyết phục, tập hợp sức mạnh quần chúng

nhân dân nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh cho

rằng: “ Cán bộ là gốc của mọi việc”, “ muôn việc thành công hay thất bại đều

do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, trong điều kiện đảng cầm quyền, việc giáo

dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là hết sức quan trọng.

Đánh giá thực trạng đạo đức cán bộ đảng viên trong thời gian qua, Đại

hội XI khẳng định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối

sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham

nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn

chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp…làm giảm lòng tin của nhân

2

dân đối với Đảng và Nhà nước”. Thực trạng đó nếu không được ngăn chặn sẽ

dẫn đến mất niềm tin của nhân dân với Đảng, thậm chí đe dọa sự ổn định phát

triển của đất nước.

Cán bộ, đảng viên cấp cơ sở là lực lượng quan trọng trong hệ thống tổ

chức Đảng và nhà nước ta, là nơi gần dân nhất, tiếp xúc thường xuyên, trực

tiếp nhất với nhân dân. Cán bộ địa phương cũng là nơi được nhân dân giám

sát ngay trong đời sống hằng ngày. Bởi vậy, việc xây dựng đạo đức cho cán

bộ địa phương, cơ sở là việc làm cấp bách, cần thiết đê xây dựng niềm tin của

nhân dân với Đảng.

Xã Hương Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh là một xã miền núi, đời sống

nhân dân còn khó khăn. Hơn thế, hiện tượng suy thoái đạo đức cách mạng gây

mất niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên đã xuất hiện. Vì

vậy việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

để xây dựng đạo đức cho cán bộ, đảng viên nước ta nói chung và xã Hương

Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh nói riêng là vấn đề cấp bách.

Với những lí do trên, và nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4,

khóa XI, với tư cách là sinh viên làm khóa luận, tác giả mạnh dạn chọn đề tài

:“ Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào

xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã Hương Trạch- Hương

Khê- Hà Tĩnh”, làm đề tài khóa luận của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nói chung, đạo đức cách mạng nói

riêng là một trong những vấn đề quan trọng trong tư tưởng của Người. Từ

trước đến nay, vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí

Minh về đạo đức cũng như giáo dục đạo đức cho toàn đảng, toàn dân đã được

nhiều tác giả nghiên cứu, trong số đó phải kể đến một số công trình nghiên

cứu quan trọng như:

3

- “Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần quân đội nhân

dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay”. Hà Nguyên Cát, luận án Tiến sĩ triết

học. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- “Vấn đề đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo quản lí nhà nước trong

giai đoạn hiện nay qua thực tế Kiên Giang”, Phạm Văn Hưng, luận án thạc sĩ

triết học, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

- “Đạo đức mới”, Vũ Khiêu, ( Nxb Khoa học xã hội nhân văn,1974)

- “Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng” , (Nxb Sự thật, 1976).

-“Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng” , (Nxb Thông

tin lý luận, Hà Nội, 1986).

- “Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự

nghiệp”, (Nxb Sự thật, 1990).

- “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục thanh niên nay”,

của Lê Hữu Ái (Nxb Đà Nẵng, 5-2008).

- “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh về xây dựng Đảng ta thật

sự trong sạch vững mạnh “Là đạo đức là văn minh”, (Nxb Chính trị quốc

gia,2010).

- “Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng trong xây dựng chỉnh đốn Đảng”,

Thành Duy, Tạp chí Cộng Sản

- “Học Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta học gì”, (Nxb Chính trị quốc

gia,2011).

- “Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho cán bộ lao động chính trị trong điều

kiện hiện nay thực trạng và xu hướng biến động”, Ngyễn Thế Kiệt.

Ngoài ra còn có thể kể đến các bài viết đăng trên các tạp chí của nhiều

tác giả như: “Tư tưởng Hồ Chi Minh về đạo đức cách mạng với công tác xây

dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay” của TS. Trần Minh Trường, tạp chí Lý

luận số 1/2005…….

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!