Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và truyện thơ Nôm Hoa tiên ký trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện , bố cục, số câu , tên hồi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 35 - 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 35
TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI TỬ TIÊN CHÚ VÀ TRUYỆN THƠ NÔM HOA TIÊN KÝ
TRONG CÁI NHÌN SO SÁNH VỀ MẶT CỐT TRUYỆN, BỐ CỤC, SỐ CÂU, TÊN HỒI
Ngô Thị Thanh Nga*
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Với sự đồng điệu về cảm xúc, Nguyễn Huy Tự đã phóng tác Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú
thành truyện thơ Nôm Hoa tiên ký. Nhưng với lý tưởng thẩm mỹ, truyền thống văn học riêng, tác
giả truyện Hoa tiên ký đã để lại dấu ấn của sự sáng tạo trên nhiều phương diện từ thể loại đến xây
dựng nhân vật, phương thức tự sự…Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những thay đổi nhỏ về
mặt cốt tuyện, tình tiết, bố cục, số câu, tên hồi của Hoa Tiên ký so với Ca bản. Ở phương diện này
dù không thật sự thể hiện được hết tài năng của Nguyễn Huy Tự như ở các phương diện khác,
nhưng nó cũng góp phần khá quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng nghệ thuật của tác giả cũng
như truyền thống văn học của dân tộc.
Từ khóa: Hoa tiên ký - Nguyễn Huy Tự - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú - truyện Nôm - So sánh
Trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại
học Thái nguyên số tháng 3/2010, chúng tôi
đã có bài viết so sánh truyện thơ Nôm Hoa
tiên ký (HTK) và Ca bản Đệ bát tài tử tiên chú
(CB) về phương diện thể loại. Qua đó chỉ ra
sự sáng tạo cũng như bản lĩnh tiếp nhận văn
học nước ngoài của Nguyễn Huy Tự trong
phương diện “hoán cốt đột thai” đầu tiên này.
Ở bài viết này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến
một biểu hiện nữa của sức sáng tạo ấy của tác
giả Trường Lưu trên mặt cốt truyện, bố cục,
số câu, tên hồi.
Có thể nói khi đối chiếu giữa CB và truyện
thơ HTK rất nhiều nhà nghiên cứu đã dễ dàng
nhận ra sự thêm bớt và thay đổi của Nguyễn
Huy Tự khi diễn Nôm CB, nhất là trong việc
giản lược số câu. Vì dụng ý của mình (và
cũng chính là xuất phát từ truyền thống
chuộng thơ ca của dân tộc) là giữ vững chất
thơ của câu chuyện phong tình, nên có những
hồi tác giả đã gạt đi khá nhiều câu trong CB
(mang đậm tính chất kể) để ý thơ nhẹ nhàng
súc tích mà vẫn gợi hình gợi cảm. Nếu như
CB gồm có 60 hồi với 3422 câu thơ, thì sang
truyện Nôm HTK, mặc dù tác giả vẫn giữ
nguyên số hồi, nhưng dung lượng của nó chỉ
còn khoảng 1532 câu. Theo nhà nghiên cứu
Lại Văn Hùng thì: “Nhìn một cách tổng quát
ta thấy ngoài một số thay đổi về bố cục ở các
Tel:0280.3.822.065
hồi 4, 15, 25, 39, 46, 51, 55, 60, còn lại nói
chung về cốt truyện thì đúng như Lại Ngọc
Cang nói, Hoa tiên không thay đổi gì nhiều so
với CB. Những thay đổi khác của Hoa tiên về
tên hồi, về một chữ trong bài thơ họa (chu
môn ở Hoa tiên, chu gian ở CB) cũng chỉ là
những thay đổi nhỏ. Điều đáng chú ý nhất ở
đây là sự giảm thiểu số câu của Hoa tiên. Trừ
hồi cuối không chắc Hoa tiên còn bao nhiêu
câu và trừ hai hồi tăng so với CB, còn lại 57
hồi Hoa tiên giảm so với CB rất nhiều…tỷ lệ
giảm chung gần 55%, quá một nửa số câu”
[1-164,165].
Ở phương diện này, trong Dòng văn Nguyễn
Huy ở Trường Lưu, nhà nghiên cứu Lại Văn
Hùng đã có một bản phụ lục trình bày khái
lược. Chúng tôi xin thống kê lại và diễn đạt
cụ thể hơn về vấn đề này (nhất là ở những hồi
chúng tôi đã cùng nhà nghiên cứu dịch lại),
đồng thời có sửa chữa một số chi tiết nhỏ
nhầm lẫn trong bản phụ lục (ví dụ: thống kê
sai số câu dẫn đến chia tỷ lệ sai).
Hồi thứ nhất (Hoa tiên đại ý), số câu của CB
là 32, ở truyện HTK là 24 (giảm 25%). Ở hồi
này, trong truyện HTK không có những câu
nói về chuyện khoái lạc trăng gió ở CB, mà
Nguyễn Huy Tự thêm một số câu tả về Ấn
Ba, đồng thời nói thêm về tính hiếu đễ của
Lương Sinh.
Hồi thứ 2 (Bái mẫu đăng trình), số câu của
CB là 46, truyện HTK là 20 (giảm 57%). Tác