Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ca bản tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và truyện thơ Hoa tiên ký (Nguyễn Huy Tự) trên cái nhìn đối sánh về phương diện thể loại
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
267.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1618

Ca bản tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và truyện thơ Hoa tiên ký (Nguyễn Huy Tự) trên cái nhìn đối sánh về phương diện thể loại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84

78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

CA BẢN TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI TỬ TIÊN CHÚ VÀ TRUYỆN THƠ

HOA TIÊN KÝ (NGUYỄN HUY TỰ) TRÊN CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

VỀ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI

Ngô Thị Thanh Nga*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký tuy bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốc có tên gọi Tú tượng đệ

bát tài tử tiên chú, song tác giả Nguyễn Huy Tự đã có những sáng tạo riêng để tạo thành một tác

phẩm văn học mang tinh thần Việt Nam. Một trong những phương diện thể hiện rõ sự sáng tạo ấy

là phương diện thể loại. Đây là phương diện thể hiện sự “hoán cốt đoạt thai” đầu tiên của Nguyễn

Huy Tự. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ ý thức dân tộc cũng như truyền thống văn hoá văn học Việt

Nam của nhà thơ tài hoa này. Không còn là một thể loại mang đặc trưng “thuật và kể” tỉ mỉ với sự

kết hợp của nhiều thể loại (ca bản), Hoa tiên ký đã chuyển sang “gợi và tả” đầy súc tích và cô đọng

với hình thức thể hiện duy nhất là thể thơ lục bát thuần dân tộc. Sự chuyển đổi thể loại thực sự đã

mở ra một con đường rộng rãi cho những tác phẩm truyện Nôm đời sau kế thừa, phát triển.

Từ khoá: Hoa tiên ký - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú – Thể loại – đối sánh - Nguyễn Huy Tự.

Không giống như Nguyễn Du, mượn cốt

truyện của một tác phẩm văn xuôi “thường

thường bậc trung” trong văn học Trung Quốc

để sáng tác, Nguyễn Huy Tự đã mượn cốt

truyện từ một ca bản được đánh giá là nổi

tiếng nhất của thể loại để phóng tác. Vì thế,

thoạt nhìn về hình thức, Trần Quang Huy cho

rằng, ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú

(từ đây xin được gọi tắt là Ca bản) và truyện

thơ Nôm Hoa tiên ký thuộc cùng một thể loại.

Rõ ràng đây là một nhận định chưa thật thoả

đáng, bởi nó đã đồng nhất thể thơ với thể loại.

Nếu như về mặt thể loại, sự sáng tạo của

Nguyễn Du phần nào được độc giả dễ dàng

nhận ra là bởi nó đã được chuyển thể từ văn

xuôi sang văn vần, và thi hào cũng rất có ý

thức khẳng định “bản quyền” của mình khi

đặt nhan đề tác phẩm là Đoạn trường tân

thanh (tân thanh vốn là một thể thơ cổ, sau

này dùng để chỉ thơ ca nói chung); thì với

truyện Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự,

chúng ta cần nghiên cứu kỹ về đặc trưng thể

loại truyện thơ Nôm mới nhận biết rõ được sự

khác nhau giữa Ca bản và truyện thơ Nôm

Hoa tiên ký về phương diện này. Thực ra các

nhà nghiên cứu như: Nguyễn Huệ Chi, Trần

Nho Thìn, Lại Văn Hùng… đã khẳng định ca

bản Hoa tiên và truyện Hoa tiên về mặt thể

Tel: 0982548560 , Email:

loại là hai tác phẩm “xa cách nhau một trời

một vực”. Nhưng sự khác nhau về mặt thể

loại biểu hiện cụ thể như thế nào ở chúng thì

hầu như các tác giả không phân tích kỹ.

Những ý kiến đưa ra của các tác giả trên khi

nhận xét về sự chuyển đổi thể loại này của

Nguyễn Huy Tự thường chỉ là những ý kiến

nhận xét rất khái lược, kiểu như: “ Có thể nào

hoàn toàn cách biệt về mặt thể loại mà vẫn

đưa lại cho người đọc một cảm xúc thẩm mỹ

giống nhau” [8.378] hay “Tác phẩm nguyên

tác dù là văn xuôi như Kim Vân Kiều truyện

hay là thơ như Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, khi

gia nhập vào kho tàng văn học Việt Nam đều

được nhận một hình thức Việt Nam” [5.110].

Riêng nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có ý

bàn sâu hơn cả, nhưng với mục đích chính

của cuốn sách là bàn về thành tựu văn chương

của cả một dòng văn, nên tác giả dù có bàn cụ

thể hơn các nhà nghiên cứu trên một chút thì

nó vẫn gây cho độc giả sự “thòm thèm” và

chưa thể cảm nhận một cách trọn vẹn và cụ

thể sự chuyển đổi của Nguyễn Huy Tự ở

phương diện này. Song dù với chỉ hai trang

viết nhỏ vừa chỉ ra vừa diễn giải về một số nét

riêng đó của hai tác phẩm về mặt thể loại, thì

đây cũng là những gợi ý hết sức quan trọng,

để chúng tôi bàn sâu hơn về vấn đề này.

Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú thuộc

thể loại ca (Mộc ngư ca) trong hệ thống đàn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!