Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng của j j rousseau về giáo dục qua tác phẩm émile hay là về giáo dục
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tư tưởng của J.J Rousseau về giáo dục qua tác
phẩm "Émile hay là về giáo dục"
Nguyễn Thị Tuyết Thanh
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS. ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Khái lược về triết học của J.J Rousseau và tác phẩm “Émile hay là về giáo
dục”, phân tích bối cảnh và tiền đề ra đời và tư tưởng chính của triết học của J.J
Rousseau và tác phẩm “Émile hay là về giáo dục”. Làm rõ nền tảng và nội dung cơ
bản của tư tưởng giáo dục J.J Rousseau trong tác phẩm “Émile hay là về giáo dục”.
Phân tích những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục J.J Rousseau.
Keywords. Giáo dục; Triết học; Tư tưởng triết học; Triết học Pháp
Content
1. Lý do chọn đề tài
Một kết luận đúc rút sâu sắc được cha ông ta truyền qua nhiều thế hệ người Việt:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng, nguyên khí
suy thì thế nước yếu mà thấp kém” (Văn bia văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, 1442). Ngay
sau khi khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một
dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [35, tr.8]. Bởi vậy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng
công tác giáo dục. Sự nghiệp giáo dục của nhân dân ta trong suốt hơn 60 năm qua tuy đầy
khó khăn, song đã đạt được những thành tích đáng tự hào, góp phần không nhỏ trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, chủ
trương của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục được ghi dấu ấn bởi những cột mốc quan trọng
như các lần cải cách giáo dục vào các năm 1950, 1956, 1976; Hiến pháp năm 1992 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”; Nghị quyết
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1996) nhấn mạnh: “Phải coi đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện đất nước” [5,
tr.10]. Đại hội Đảng lần thứ X một lần nữa nhấn mạnh vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo
dục và đào tạo.
Tuy nhiên, dường như trái với cố gắng của Đảng và Nhà nước, mong muốn của nhân
dân, trong nền giáo dục Việt Nam có quá nhiều vấn đề nổi cộm gây bức xúc dư luận xã hội.
Những bất cập của giáo dục Việt Nam không dừng ở một vài khâu mà có thể nói ở tất cả mọi
mặt: từ nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, đội
ngũ nhà giáo, đến quản lý giáo dục.
Vì vậy tại sao ở một nước có truyền thống hiếu học, công tác giáo dục được Đảng,
Nhà nước và nhân dân đặc biệt coi trọng mà nền giáo dục nước nhà lại đứng trước nguy cơ
“khủng hoảng” và “tụt hậu” như hiện nay?