Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tự sự một người kể mang hai điểm nhìn qua truyện ngắn khổng ất kỷ của Lỗ Tấn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Mai Chanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 13 - 17
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
TỰ SỰ MỘT NGƯỜI KỂ MANG HAI ĐIỂM NHÌN QUA TRUYỆN NGẮN
KHỔNG ẤT KỶ CỦA LỖ TẤN
Nguyễn Thị Mai Chanh
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài viết đề cập tới một phương diện nghệ thuật đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn
Khổng Ất Kỷ. Khác với các tác phẩm tự sự theo ngôi thứ nhất trong văn học truyền thống Trung
Quốc nói chung và trong truyện ngắn Lỗ Tấn nói riêng, KhổngẤt Kỷ có lối tự sự độc đáo: một
người kể mang hai điểm nhìn. Người kể chuyện trong tác phẩm không xuất hiện với tư cách một
người đứng ngoài chứng kiến và kể chuyện mà có mối giao lưu trực tiếp với nhân vật chính và
tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Góc độ quan sát của người kể không cố định mà có sự tự do
biến hóa. Hai điểm nhìn của cùng một người kể đan lồng, liên kết, soi chiếu lẫn nhau tạo cho tác
phẩm tính chất đa thanh, phức điệu.
Từ khóa: Lỗ Tấn, Khổng Ất Kỷ, tự sự, điểm nhìn, người kể chuyện
1Truyện ngắn Khổng Ất Kỷ giữ vị trí quan
trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn
Lỗ Tấn (1881 - 1936) - nhà văn có vai trò
khai sáng nền văn học hiện đại Trung Quốc.
Đây là tác phẩm đứng ở vị trí thứ hai trong
tập truyện Gào thét - tác phẩm mà sinh thời
nhà văn yêu thích nhất. Đề cập tới Khổng Ất
Kỷ, các nhà nghiên cứu lâu nay chủ yếu đi
sâu phân tích làm nổi bật giá trị nội dung:
vấn đề số phận của người trí thức hủ nho
nghèo trong xã hội phong kiến Trung Quốc.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy một trong những phương diện nghệ
thuật góp phần làm nên thành công của thiên
truyện là nghệ thuật tự sự. Do mục đích và
giới hạn phạm vi nghiên cứu, trong các công
trình đề cập tới truyện ngắn Lỗ Tấn nói
chung, chưa có công trình nào đi sâu vào
phương diện nghệ thuật này.
Có thể thấy, các hình thức tự sự trong truyện
ngắn Lỗ Tấn hết sức đa dạng. Mỗi hình thức
thể hiện rõ tinh thần kế thừa nghệ thuật tự
sự truyền thống Trung Quốc cũng như tinh
thần học hỏi một cách sáng tạo nghệ thuật tự
sự phương Tây hiện đại. Tìm hiểu truyện Lỗ
Tấn, nhà nghiên cứu Lâm Chí Hạo viết:
“Truyện ngắn Trung Quốc ra đời khá sớm,
nhưng về mặt bút pháp rất ít biến hoá, chủ
1
Tel: 0912899619
yếu dựa vào tình tiết, thường sắp xếp theo
thứ tự từ đầu đến cuối, thực chất cũng giống
như một truyện dài rút gọn lại. Trong quá
trình sáng tác, Lỗ Tấn không sử dụng cách
viết này, ông tìm kiếm con đường sáng tác
mới” [1.134]. Hình thức tự sự theo ngôi thứ
nhất đến Lỗ Tấn không hoàn toàn còn là
mới lạ. Nhưng với nhà văn, hình thức tự sự
này đã được vận dụng một cách thường
xuyên (tỉ lệ chiếm 12/25 truyện, tức khoảng
50% trên tổng số tác phẩm được kể ở ngôi
thứ nhất), thành thục và đầy sáng tạo. Chúng
có sự khác biệt lớn so với các tác phẩm tự
sự theo ngôi thứ nhất truyền thống. Người
kể chuyện ở đây không phải chỉ xuất hiện
với tư cách của một người đứng ngoài câu
chuyện, mục kích và ghi lại sự kiện theo
kiểu nghe nhìn - ghi chép lại, mà còn
thường xuyên có sự tham dự trực tiếp vào
tình tiết tác phẩm với mức độ nông sâu khác
nhau. Anh ta có thể đảm nhiệm nhiều chức
năng: hoặc là người dẫn truyện, chứng kiến
câu chuyện (“tôi” - trong phần đề từ Nhật ký
người điên, “tôi” - trong phần đầu Chuyện
cái đầu tóc); hoặc là người tham gia thứ yếu
vào hành động của truyện (“tôi” - Thỏ và
Mèo, “tôi” - Kịch vui về đàn vịt); hoặc là
người tham gia ở mức độ sâu vào các tình
tiết của câu chuyện (“tôi” - Mẩu chuyện
nhỏ, Tường Lâm - Lễ cầu phúc, “người
điên” - Nhật ký người điên, ông N - Chuyện