Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TS 10 chuyên 02-03-Cần Thơ
MIỄN PHÍ
Số trang
1
Kích thước
22.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1689

TS 10 chuyên 02-03-Cần Thơ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

Khóa ngày 12/7/2002

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu I:

1. Có 3 sợi dây kim lọai: sắt, đồng và nhôm với khối lượng bằng nhau. Hỏi sợi dây kim lọai nào chứa số

nguyên tử nhiều nhất ? Và nhiều hơn bao nhiêu lần so với mỗi dây còn lại ?

2. Hai chất (A) và (B) có cùng CTPT là C2H6O.

- Viết CTCT của (A), (B). Biết rằng (A) tan nhiều trong nước, tác dụng với natri; (B) không phản ứng với natri.

- Dựa vào cấu tạo để giải thích tại sao (B) không phản ứng với natri ?

3. Phân biệt phản ứng thủy phân chất béo với phản ứng xà phòng hóa chất béo. Viết phương trình phản ứng

để minh họa.

Câu II:

1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

(A) --+O2--> (B) --+NaOH--> (C) --+NaOH--> (D) --+HCl--> (B)--+O2,xt--> (E) --+H2O--> (F)--+Cu--> (B)

Hãy cho biết các chất (A), (B), (C), (D), (E), (F) là những chất nào. Biết rằng (A) là một phi kim rắn, màu vàng

tươi, cháy với ngọn lửa màu lam nhạt; (B), (C), (D), (E), (F) đều là những hợp chất của (A), trong đó (E) và

(B) cùng lọai chất

2. Từ đá vôi, than đá và các hóa chất cấn thiết khác, hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế:

a) Polivinylclorua

b) Thuốc trừ sâu 666.

c) Etyl axetat.

d) Cao su buna (C4H6)n

Câu III:

1. Có 4 hóa chất rắn được chứa riêng biệt: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Nếu chỉ được dùng thêm dd HCl thì

nhận biết được chất nào ? Viết các phương trình phản ứng (nếu có)

2. Bằng cách nào để có thể làm sạch nhôm oxit có lẫn tạp chất sắt (III) oxit và silic đioxit. Hãy trình bày cách

làm đó bằng sơ đồ phản ứng và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu IV:

1. Trộn 200ml dd HNO3 (dd X) với 300ml dd HNO3 (dd Y) ta được dd Z. Cho dd Z tác dụng với 14g CaCO3 thì

phản ứng vừa đủ.

a) Tính nồng độ mol/lít (Cm) của dd Z.

b) dd X được pha từ dd Y, bằng cách pha thêm nước vào dd Y theo tỉ lệ:

VH2O : VY = 3 : 1

Tính nồng độ mol/lít (Cm) của dd X và dd Y

2. Cho CuO vào 32g dd CH3COOH chưa rõ nồng độ thì tạo thành dd màu xanh không có tính axit. Nhúng vào

dd thu được trên một thanh sắt, đến khi dd mất màu hòan tòan, lấy thanh sắt ra đem cân lại thấy khối lượng

tăng lên 1,6g

Tòan bộ lượng đồng hình thành bám trên bề mặt thanh sắt.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính lượng đồng hình thành sau phản ứng ?

c) Xác định nồng độ % dd axit đem phản ứng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!