Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của quân dân quảng nam - đà nẵng trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước và phát huy truyền thống đó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
TRẦN THỊ PHƯƠNG
Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của
quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và phát huy truyền
thống đó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hiện nay
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Nam - Đà Nẵng là địa phương có bề dày lịch sử về truyền thống
yêu nước chống ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quân, dân địa
phương Quảng Nam - Đà Nẵng đã nêu cao truyền thống đấu tranh kiên cường
bất khuất xây dựng phát triển lực lượng cách mạng, góp phần xứng đáng vào
thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền
Nam thống nhất đất nước, tiếp tục viết nên trang sử vàng chói lọi của quê
hương - một miền quê giàu truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Nam - Đà Nẵng “Trung
dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” đã lập nên nhiều chiến công và đóng góp
những bài học kinh nghiệm đánh Mỹ. Với quyết tâm cao chưa giải phóng
miền Nam còn phải đánh, đông bao nhiêu cũng đánh, chiến tranh gì cũng
đánh. Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đánh Mỹ, thắng Mỹ, giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Những chiến thắng của quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã góp
phần quan trọng vào sự sụp đổ của ngụy quyền đưa đến đại thắng mùa xuân
năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Quân dân Quảng Nam
- Đà Nẵng xứng đáng với phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước phong
tặng “đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, thành phố Đà
Nẵng cùng với tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy truyền thống “Trung dũng,
kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những
địa phương năng động, sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
3
Việc nghiên cứu truyền thống chống ngoại xâm của quân dân Quảng
Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và phát huy
những truyền thống đó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn sâu sắc. Đó
chính là lý do tôi chọn đề tài “Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của
quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
và phát huy truyền thống đó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước hiện nay” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều chuyên khảo, nhiều sách và bài viết, viết
về Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chẳng
hạn như: Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, 2001; Lịch sử Đảng bộ
thành phố Đà Nẵng 1954 - 1975, Nxb Đà Nẵng,1999; Lịch sử Đảng bộ Quảng
Nam - Đà Nẵng (1930 -1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Người
đất Quảng với côn đảo của nhiều tác giả, Nxb Đà Nẵng,1999; Đà Nẵng xuân
1975, Nxb Giáo dục, 2000; Đà Nẵng tình yêu trong ta của nhiều tác giả;
Duyên Hải miền Trung Đất và Người của nhiều tác giả, Nxb Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh, 2004; luận văn Thạc sĩ “xây dựng nguồn nhân lực cho
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng” của Vương Quốc Được.
Các công trình nghiên cứu trên đã viết về Quảng Nam - Đà Nẵng trên
nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, con người, đất nước, lịch sử… là cơ sở tư liệu
hết sức quý báu cho việc nghiên cứu đề tài.
Với giới hạn của khóa luận, tôi chỉ nghiên cứu khái quát truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm của quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước để qua đó nhằm phát huy truyền thống tốt
đẹp của quê hương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện
nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4
Mục đích
Tìm hiểu làm rõ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của quân dân
Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phát huy
truyền thống đó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện
nay.
Nhiệm vụ
Tập trung tìm hiểu truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của quân
dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy truyền thống đó trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu truyền thống đấu tranh chống
ngoại xâm của quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước và phát huy truyền thống đó trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận.
Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng trong thời kỳ chống Mỹ.
Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp sau: Phương pháp lịch
sử, phương pháp lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh đối chiếu.
5. Đóng góp mới của đề tài
Góp thêm nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu truyền thống đấu
tranh chống ngoại xâm của quân dân Quảng Nam- Đà Nẵng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy truyền
thống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
5
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài này có ý nghĩa thiết thực làm sáng tỏ thêm truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm của quân dân Quảng Nam- Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập môn lịch sử
địa phương.
7. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận
gồm 2 chương:
Chương 1: Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của quân dân
Quảng Nam - Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm phát huy truyền thống đó trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA QUÂN
DÂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
BỘ ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Đất nước - con người Quảng Nam - Đà Nẵng
1.1.1. Địa lý tự nhiên
Quảng Nam - Đà Nẵng - nay là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, nằm ở trung độ của cả
nước, cách thủ đô Hà Nội 759 km về phía nam, cách thành phố Hồ Chí Minh
971 km về phía bắc, nằm ở tọa độ 15013’
- 16012’ vĩ độ Bắc và 107013’
-
108044’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp
tỉnh Quảng Ngãi, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chiều ngang từ biển đến biên giới
Việt - Lào chỗ rộng nhất là 125 km và chổ hẹp nhất là 72 km, bờ biển dài 150
km, từ đèo Hải Vân đến vịnh Dung Quất (Vũng Quất). Diện tích tự nhiên là
11.989 km2
. Trên vùng biển của Quảng Nam - Đà Nẵng có nhóm đảo Cù Lao
Chàm, nằm cách thị xã Hội An 40 km và quần đảo Hoàng Sa gồm trên 120
đảo, cách phần đất liền Đà Nẵng 170 hải lý, nằm ở tọa độ 15045’
- 17007’ vĩ độ
Bắc và 1110 độ - 1130 độ kinh độ Đông, diện tích 305 km2
.
Địa hình của Quảng Nam - Đà Nẵng phức tạp, độ chia cắt mạnh, song
có thể chia làm bốn dạng địa hình chính là: địa hình núi cao, địa hình đồi cao
núi thấp, địa hình đồi gò và địa hình đồng bằng
Quảng Nam - Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu giao thoa giữa Bắc Hải
Vân, Nam Hải Vân, giữa Đông Trường Sơn với Tây Trường Sơn nên tạo