Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh hà tĩnh và vận dụng vào giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thpt.
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1823

Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh hà tĩnh và vận dụng vào giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thpt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

ĐINH THỊ LONG

Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và vận dụng vào giáo dục

lòng yêu nước cho học sinh THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

2

Đề tài: Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Hà

Tĩnh và vận dụng vào giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới nhưng

cũng đầy rẫy những thách thức. Hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề toàn cầu hóa

đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ đặc biệt nhân loại đang từng bước phát triển

kinh tế tri thức. Đó là điều mà Các Mác đã tiên đoán cách đây 150 năm về khả

năng đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Hội nhập kinh tế

quốc tế, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức vừa có tác động tích cực

vừa có tác động tiêu cực đến mọi quốc gia, dân tộc. Thực tế đó đòi hỏi Đảng

và Nhà nước ta phải thực hiện chính sách “đi tắt, đón đầu”, tiếp thu và sàng

lọc những gì tiến bộ phù hợp với đất nước, hạn chế những mặt tiêu cực đặc

biệt là những mặt tiêu cực đã làm lu mờ, phai nhạt những truyền thống tốt đẹp

của dân tộc. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam

lần thứ II khóa VIII nhận định “Đặc biệt đáng lo ngại trong số một bộ phận

học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng,

theo lối sống thực dụng, lập nghiệp vì tương lai của bản thân, đất nước”. Điều

này đang tồn tại trong cả nước và Hà Tĩnh cũng nằm trong số đó.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc giáo dục những truyền

thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII đã nêu: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ

nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch

sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc” [12; 109]. Trong văn kiện Đại hội X

cũng đã nêu “Coi trọng bồi dưỡng học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây

dựng đất nước giàu mạnh gắn liền với lập nghiệp của bản thân, với tương lai

3

của cộng đồng của dân tộc. Trau dồi cho học sinh bản lĩnh, phẩm chất và lối

sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [13; 207]

Như Hồ Chí Minh nói: “…Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó

là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm

lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,

to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán

nước và lũ cướp nước…[16; 171]. Những truyền thống của dân tộc ta có sức

mạnh vô biên nó đã tạo ra những thành quả rất to lớn. Đối với con người Hà

Tĩnh vốn hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, thủy chung tình nghĩa

trong cuộc sống, không cam chịu làm nô lệ, kiên cường bất khuất trong chiến

đấu, và đến nay để khơi dậy truyền thống tốt đẹp của nhân dân Hà Tĩnh hơn

nữa, để thúc đẩy thêm việc hình thành một lớp thanh niên mới xã hội chủ

nghĩa có thế giới quan sâu sắc, có đạo đức cách mạng trong sáng, có lòng tự

hào dân tộc, yêu lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tỉnh nhà.

Do đó việc nhận thức được lịch sử của dân tộc cũng như của tỉnh nhà vừa là

một nhu cầu đời sống, vừa là đòi hỏi của xã hội. Đó cũng là lý do tôi chọn đề

tài: “Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và

vận dụng vào giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT”.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trước yêu cầu của xã hội cũng như của tỉnh nhà đã có rất nhiều sách

viết về lịch sử Hà Tĩnh với nhiều góc độ khác nhau. Như: Văn hóa, văn nghệ

dân gian Hà Tĩnh trong vùng văn hóa, văn nghệ dân gian xứ Nghệ của PGS

Ninh Viết Giao; Hà Tĩnh vùng đất trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ đất nước của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh; Sắc thái Ngàn Hồng trong phong

cách đại đồng xứ Nghệ của Vũ Ngọc Khánh; Giáo dục và khoa cử Hà Tĩnh

thời phong kiến của Nguyễn Minh Tường; Hà Tĩnh giải quyết mối quan hệ

giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội của Dương Bá Phượng; Những

nhà văn người Hà Tĩnh tiêu biểu trong văn chương việt ngữ hiện đại của

4

Nguyễn Đăng Điệp, Bảo tồn và phát huy giá trị và di tích lịch sử văn hóa trên

địa bàn Hà Tĩnh của NCS Võ Hồng Hải…

Các công trình nghiên cứu trên đã viết về Hà Tĩnh trên nhiều lĩnh vực con

người, lịch sử, nghệ thuật, đất nước, kinh tế xã hội…. Với giới hạn của khóa

luận tốt nghiệp tôi chỉ nghiên cứu khái quát truyền thống đấu tranh chống

ngoại xâm của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để qua đó nhằm khơi dậy truyền thống

tốt đẹp của quê hương và để vận dụng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho

học sinh THPT.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích của đề tài

Mục đích của khóa luận nhằm làm rõ truyền thống đấu tranh chống ngoại

xâm của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh một cách có hệ thống để từ đó vận dụng vào

giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT.

3.2. Nhiệm vụ của đề tài

+ Tìm hiểu khái quát về vị trí địa lý, dân số, con người, kinh tế, văn hóa xã

hội của tỉnh Hà Tĩnh.

+ Tập trung tìm hiểu truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân

tỉnh Hà Tĩnh.

+ Đưa ra những giải pháp để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT.

4. Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng về truyền thống và

giáo dục truyền thống lịch sử.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tập trung tìm hiểu khái quát truyền thống đấu tranh chống

ngoại xâm của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

5. Phương pháp nghiên cứu

5

Nghiên cứu đề tài này vận dụng các phương pháp như phương pháp

lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so

sánh, đối chiếu.

6. Ý nghĩa của đề tài

Qua việc nghiên cứu khóa luận này nhằm làm rõ truyền thống đấu tranh

chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để từ đó vận dụng vào giáo dục

lòng yêu nước cho học sinh THPT.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận

gồm 2 chương, 6 tiết:

Chương 1: Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Hà Tĩnh

Chương 2: Những giải pháp tăng cường giáo dục truyền thống cho học sinh

THPT.

6

NỘI DUNG

Chương 1:

TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM

CỦA NHÂN DÂN HÀ TĨNH

1.1. Hà Tĩnh đất nước, con người

1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở dải đất miền Trung, thuộc vùng Bắc Trung Bộ,

nằm ở tọa độ địa lý từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’

kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía

tây giáp nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Hà Tĩnh cách thủ đô Hà Nội

340 km về phía nam, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và

nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500m, đỉnh

Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng

bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2

, địa hình đa

dạng, chủ yếu là đồi núi. Đồng bằng chỉ là một dải đất hẹp ở ven biển và xung

quanh các trục đường quốc lộ. Hà Tĩnh có 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ

nước, ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn

với những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển

nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm cùng với hệ thống đường giao

thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.

Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh. Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo, thuận tiện cho việc

giao thương với các nước Lào, Thái Lan. Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều di tích lịch

sử, văn hoá và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!