Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyện ngắn Tagore ở Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
178.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1749

Truyện ngắn Tagore ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

51(3):104 - 108 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009

104

TRUYỆN NGẮN TAGORE Ở VIỆT NAM

Lê Thanh Huyền (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)

Vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, Tagore đã

mang đến cho những học giả Phương Đông

cũng như Phương Tây sự ngạc nhiên và

ngưỡng mộ nhờ tầm vóc tư tưởng lớn lao của

mình. Hầu hết những ai đã từng được tiếp xúc

với Tagore và các sáng tác của ông đều nhận

thấy ở ông một sự bao quát sâu rộng của tinh

thần Ấn Độ phục hưng. Jun Ohrui phát biểu:

“Chẳng có gì là quá đáng khi nói rằng R.

Tagore là nhà thơ cũng như nhà văn vĩ đại

nhất trong suốt ba nghìn năm hoạt động của

văn học Ấn Độ” [1,155].

Tagore được coi là một tài năng nhiều mặt

mà ngay cả thời kỳ Phục hưng Châu Âu cũng

ít người có được. B.M.Chandhuri đã viết: “Sự

đa dạng và uyên bác là những mặt quan trọng

trong thiên tài của ông, để đánh giá được sự

vĩ đại của con người này chỉ qua thơ ca và

còn ít đầy đủ hơn nữa là chỉ qua những bài

thơ mang cảm hứng tôn giáo và đầy sự hiến

dâng của ông chỉ vì lí do chúng đạt giải Nobel

thì quả là một khiếm khuyết rất lớn” [2,174].

Nhận thức được điều đó, người ta ngày càng

tiến tới tìm hiểu, khẳng định tài năng của

Tagore ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó

có lĩnh vực truyện ngắn. Riêng ở thể loại này

có thể coi Tagore là người có đóng góp rất

lớn và có một vị trí không ai thay thế được ở

Ấn Độ nói chung và ở quê hương nhà thơ nói

riêng. Buddhadva Bose khẳng định: “Tagore

đã mang truyện ngắn đến cho chúng ta thậm

chí ngay cả khi người ta còn chưa biết đến nó

tại Anh” [2,92].

Nghệ thuật viết truyện ngắn của ông được

đánh giá rất cao. Sukuma Sen viết: “Tagore là

nhà văn đầu tiên viết truyện ngắn thực sự

bằng tiếng Bengali (năm1891) và cho đến nay

vẫn là nhà văn viết truyện ngắn hay nhất”

[2,92]. B.Chaudhuri cho rằng: “Truyện ngắn

bằng tiếng Bengali đã có được những mùa

hoa thật rực rỡ đầu tiên trong các tác phẩm

của Tagore. Văn học hiện đại của Bengal đã

bước vào một kỷ nguyên mới với sự khởi đầu

của thời kỳ Rabindranath viết truyện ngắn”

[2,92]. Mặc dù lời nhận định đó được viết vào

những năm sáu mươi của thế kỷ XX, và từ đó

đến nay, kĩ thuật viết truyện ngắn ở quê hương

nhà thơ đã có những bước tiến rất xa, song nền

móng bước đầu mà Tagore xây dựng nên cùng

với vị trí tiên phong của nó vẫn còn giữ vẹn

nguyên giá trị.

Ở Việt Nam, Tagore và sáng tác của ông

được dịch và giới thiệu tương đối sớm nhưng

việc nghiên cứu về Tagore hầu như chỉ dừng

lại ở những ý kiến rải rác, chủ yếu tập trung

vào lĩnh vực thơ ca. Có thể kể đến các bài

viết: Một nhà đại sử thi Ấn Độ, ông

Rabindranath Tagore của Trần Trúc Đình, Bài

phiếm về văn hóa Đông Tây của Thượng Chi.

Sau sự kiện Tagore đến thăm Sài Gòn năm

1929, hàng loạt các bài viết về Tagore ra đời.

Trong đó có các tác giả Đoàn Phú Tứ, Phạm

Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh… Họ đã hết

lời ca ngợi tài năng trác việt của Tagore. Năm

1943, Nhà xuất bản Tân Việt ấn hành cuốn Thi

hào R. Tagore của Nguyễn Văn Hai. Đây là

cuốn sách đầu tiên về Tagore ở nước ta. Cuốn

sách đã đem đến cho người đọc Việt Nam cái

nhìn đầy đủ hơn về Tagore. Tuy nhiên, nó vẫn

chưa đề cập đến truyện ngắn của ông.

Sau cách mạng Tháng Tám, các tác phẩm

của Tagore đã được dịch ra tiếng Việt nhiều

hơn, vì vậy độc giả đã có điều kiện hơn để

tìm hiểu Tagore. Năm 1961, nhân sự việc cả

thế giới kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tagore,

các công trình dịch thuật, nghiên cứu và phê

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!