Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ LIỆU
NHÌN TỪ THI PHÁP THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp
Thái Nguyên - Năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn là trung thực và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN !
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Đăng Điệp – ngƣời thày đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tác giả luận văn cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ngƣời thân,
gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỤC LỤC .............................................................................................................i
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................8
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn ..............................................................8
NỘI DUNG...........................................................................................................9
Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI.....................................................9
1.1. Vài nét về truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại..........................................9
1.1.1. Khái lƣợc về truyện ngắn và thi pháp thể loại truyện ngắn....................9
1.1.2.Bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại ..........................................12
1.1.3. Một số thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại ......................14
1.2. Hành trình truyện ngắn Tạ Duy Anh ....................................................17
1.2.1. Tạ Duy Anh – cuộc đời, sự nghiệp văn chƣơng...................................17
1.2.2. Tạ Duy Anh với thể loại truyện ngắn ...................................................20
1.3. Vị trí của truyện ngắn Tạ Duy Anh trong truyện ngắn Việt Nam
đƣơng đại ........................................................................................................22
Chƣơng 2. TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI ĐẾN THẾ
GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH .......................26
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Tạ Duy Anh .........................26
2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học.............26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học sau
năm 1975 ........................................................................................................27
2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Tạ Duy Anh .........................29
2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh................................31
2.2.1. Nhân vật giữa “hai lằn ranh Thiện – Ác” .............................................31
2.2.2. Nhân vật mang bi kịch của sự tha hóa..................................................35
2.2.3. Nhân vật là nạn nhân của thù hận.........................................................39
2.2.4. Nhân vật cô đơn, lạc loài ......................................................................43
2.2.5. Nhân vật đối diện với những ẩn số về thời thế và nhân thế .................46
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh ...........48
2.3.1. Miêu tả chân dung, ngoại hình..............................................................48
2.3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động .......................................................53
2.3.3. Xây dựng nhân vật qua đời sống nội tâm.............................................56
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ
DUY ANH..........................................................................................................58
3.1. Điểm nhìn trần thuật .............................................................................58
3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài.............................................................................59
3.1.2. Điểm nhìn bên trong .............................................................................62
3.1.3. Sự dịch chuyển và đan cài điểm nhìn trần thuật...................................64
3.2. Kết cấu trần thuật..................................................................................66
3.2.1. Kết cấu phân mảnh – lắp ghép..............................................................67
3.2.2. Kết cấu truyện lồng truyện....................................................................69
3.2.3. Kết cấu mở............................................................................................71
3.3. Ngôn ngữ trần thuật ..............................................................................72
3.3.1. Ngôn ngữ đời thƣờng............................................................................73
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm .............................................75
3.4. Giọng điệu trần thuật ............................................................................81
3.4.1. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm ................................................................82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.4.2. Giọng điệu châm biếm, giễu nhại .........................................................84
3.4.3. Giọng điệu lạnh lùng, khách quan ........................................................87
3.4.4. Giọng trữ tình, giàu cảm xúc ................................................................89
KẾT LUẬN ........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................93
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu tác phẩm văn học dƣới góc độ thi pháp đã trở nên khá
quen thuộc trong hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học những năm gần đây.
Trên sách báo văn nghệ, ngƣời ta nhắc nhiều đến khái niệm thi pháp tác phẩm,
thi pháp tác giả, thi pháp thể loại, thi pháp thời kì…. Lí thuyết thi pháp đã đƣợc
sử dụng soi chiếu nhiều hiện tƣợng văn học đƣơng đại, góp phần làm sáng tỏ
nhiều vấn đề. Việc nghiên cứu tác phẩm văn học dƣới góc nhìn thi pháp nói
chung và thi pháp thể loại nói riêng sẽ cung cấp cho ngƣời đọc chiếc “chìa
khóa” để khám phá tác phẩm. Và trên thực tế, nó đã đem lại cho nghiên cứu
phê bình văn học những chiêm nghiệm sâu sắc, thú vị.
1.2. Sau năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc kết thúc
thắng lợi, nƣớc nhà thống nhất, dân tộc Việt Nam bƣớc vào một chặng đƣờng
mới. Cùng với sự sang trang của lịch sử dân tộc, nền văn học cũng đang có
những bƣớc chuyển mình đáng ghi nhận. Trƣớc sự biến đổi của thời đại, yêu
cầu đổi mới toàn diện nền văn học nƣớc nhà đƣợc đặt ra một cách cấp thiết.
Trong xu hƣớng vận động đó, văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn đã
và đang có những nỗ lực tìm tòi, thể nghiệm trên cả hai bình diện nội dung và
hình thức nghệ thuật. Sự đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm về nghệ
thuật, quan niệm về hiện thực, con ngƣời, các thủ pháp nghệ thuật… đã bƣớc
đầu tạo ra một diện mạo mới cho văn học. Sau gần một nửa thế kỉ đổi mới,
chúng ta đã có một lực lƣợng sáng tác khá hùng hậu, một số lƣợng tác phẩm
đồ sộ và một không khí sôi động trong dƣ luận. Lịch sử văn học dân tộc đã
chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ đầy năng lực và nhiệt huyết
nhƣ: Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn
Ngọc Tƣ, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái… và không thể không nhắc tới
Tạ Duy Anh, một cây bút đƣợc xem là hiện tƣợng nổi bật với nhiều thể
nghiệm văn chƣơng táo bạo.
2
1.3. Trong sự nghiệp văn chƣơng của mình, Tạ Duy Anh luôn trăn trở
tìm cách đổi mới tƣ duy, quan niệm nghệ thuật, làm mới tác phẩm từ nội dung
tới hình thức. Ông đã mạnh dạn thử bút trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện
ngắn, tản văn… Nhƣng ông khẳng định trên văn đàn trƣớc hết ở thể loại truyện
ngắn. Tác phẩm của ông thực sự đã đặt ra đƣợc những vấn đề nghiêm túc về
cuộc sống, chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật mới mẻ. Nó không
chỉ ẩn chứa những triết lí về cuộc sống mà còn thể hiện những chiêm nghiệm
về số phận con ngƣời, nỗi đau khổ và lòng hi sinh, tình yêu và sự khát khao
hạnh phúc. Từ quan niệm về hiện thực, về nhân sinh, cho đến cách tổ chức cốt
truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật,… truyện ngắn Tạ Duy Anh đều có những
cách tân đáng ghi nhận. Sự nghiệp viết truyện ngắn của ông thực sự là “mảnh
đất màu mỡ” để cho chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện về truyện ngắn Tạ Duy Anh dƣới góc nhìn thi pháp thể loại. Chính vì
vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể
loại nhằm nghiên cứu những đặc điểm thi pháp thể loại truyện ngắn trong các
sáng tác của Tạ Duy Anh. Qua đó thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn trong
quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Giải quyết đề tài này, chúng tôi mong
muốn góp thêm một tài liệu tham khảo để làm phong phú thêm các công trình
nghiên cứu về truyện ngắn Tạ Duy Anh.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu đánh giá chung về sáng tác của Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh là một trong số những nhà văn đi tiên phong trong việc nỗ
lực để tìm tòi, đổi mới cách viết. Chính vì vậy, ông luôn giành đƣợc sự quan
tâm của dƣ luận cũng nhƣ giới nghiên cứu phê bình. Cho đến nay, các ý kiến
đánh giá về tác phẩm của Tạ Duy Anh khá đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều
ý kiến khen chê khác nhau. Những bài viết về ông xuất hiện nhiều trên báo chí,
các trang web và trong các luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp đại học.
3
Khi đánh giá về Tạ Duy Anh, các nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu
trên cả phƣơng diện nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. Trong công trình Thế giới
nghệ thuật Tạ Duy Anh, ba tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan
Hƣơng, Võ Thị Thanh Hà đã có những nhận xét hết sức khái quát về giá trị nội
dung tác phẩm Tạ Duy Anh. Các tác giả này đánh giá: “Tạ Duy Anh đã mang
đến cho độc giả những day dứt, trăn trở không nguôi trước ý nghĩa làm người.
Xuyên qua một thế giới đầy những ám ảnh tăm tối, tàn ác vẫn lấp lánh niềm tin
và sự thương xót con người” [24, tr.243]. Trên báo Pháp luật số 140/2004 cũng
có bài viết khẳng định : “Tạ Duy Anh là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận
con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong
lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lí trí, lạnh lùng
nhưng cũng đầy thương xót con người”. Báo Thể thao và Văn hóa số 47/2004
lại đƣa ra nhận xét: “Có thể coi ông là nhà văn của đạo đức, văn chương ông
có lúc hiện lên bằng một gương mặt thế sự, đớn đau, riết róng chuyện thánh
thiện, tàn ác, liêm sỉ và vô lương nhưng không phải như những khái niệm
truyền bản, chết khô mà thông qua sự cảm nhận đau đớn về số phận”. Tƣơng
tự, tác giả Thụy Khuê trong bài Tạ Duy Anh – người đi tìm nhân vật khi nghiên
cứu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng nhận ra: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ
Duy Anh là cái vong bản đánh mất mình của con người, dưới sự giằng giật,
xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại chính mình cũng như khả dĩ
gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong tỏa bởi thói gian
trá, đớn hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân” [39]… Nhƣ vậy, các bài
viết nêu trên dù nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau về nội dung tác
phẩm Tạ Duy Anh nhƣng hầu hết đều nhận thấy tác phẩm của ông đặc biệt
quan tâm đến vấn đề nhân sinh, nhân bản và số phận con ngƣời. Cho dù viết
nhiều về những vấn đề gai góc nhƣng chủ ý của Tạ Duy Anh vẫn là lay thức cái
thiện, hƣớng con ngƣời đến những giá trị tốt đẹp.
4
Không chỉ đánh giá về nội dung, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự đổi
mới về nghệ thuật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Trong bài viết Tạ Duy Anh
– Đi tìm nhân vật, tác giả Dƣơng Thuấn đã khẳng định những cách tân của Tạ
Duy Anh trong việc tiếp cận hiện thực. “Tác giả đã thoát khỏi hoàn toàn lối
viết truyền thống, quen thuộc là hiện thực che phủ bởi nhiều lớp mùng màn,
miêu tả dầm dề, hành động chậm chạp, ngôn ngữ sạch bóng, trơn tru. Anh
chọn phương pháp tiếp cận hiện thực đa diện, đa chiều và gần nhất” [61].
Tác giả Việt Hoài trong bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác thì ghi
nhận Tạ Duy Anh đã bắt kịp với lối viết của các nhà văn trên thế giới “sự lao
động nghiêm túc của nhà văn thể hiện nỗ lực tìm tòi, đổi mới cách viết của
mình. Nhà văn đã dùng những kĩ thuật viết hiện đại của thế giới, những phá
cách về mặt cấu trúc đa thanh, phức điệu, điểm nhìn mới từ một bào thai trong
bụng mẹ và lăng kính nhận thức đa chiều, Việt hóa các mô típ trong văn học
thế giới, cách viết ẩn dụ, ngôn ngữ hiện thực, huyền ảo”. Cũng trong bài viết
này, tác giả đã nhận xét về thế giới nhân vật của Tạ Duy Anh. Việt Hoài cho
rằng: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về
ngoại hình. Người xấu thì cực xấu như lão Khổ, lão Phụng… người đẹp thì như
hoa như ngọc như Quý Anh, bà Ba, như những sản phụ chờ sinh. Nhưng bản
chất con người thì luôn ở ranh giới thiện – ác. Nhân vật nào cũng luôn bị đặt
trong trạng thái lựa chọn – đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với
người thân, với chính bản thân mình”. [35]
Nhƣ vậy có thể thấy, xuyên suốt các bài viết các tác giả đều thống nhất khi
xác nhận những nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc đổi mới văn học trên cả hai
phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Các nhận xét, đánh giá đó đã
phần nào cho thấy vị trí của Tạ Duy Anh trong giai đoạn văn học thời kì đổi mới.
2.2. Đánh giá về truyện ngắn Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh là cây bút xuất sắc không chỉ trong lĩnh vực tiểu thuyết mà
thành công đầu tay của ông là truyện ngắn. Truyện ngắn của ông thƣờng đi vào