Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyện ngắn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn nhân học sinh thái
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
19.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
757

Truyện ngắn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn nhân học sinh thái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH TÌNH

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

TỪ GÓC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG – NĂM 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH TÌNH

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

TỪ GÓC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGÔ MINH HIỀN

ĐÀ NẴNG - NĂM 2021

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5

4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu...............................................................5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................6

6. Bố cục.................................................................................................................7

CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN HỌC SINH THÁI VÀ TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ.......................................................................................................8

1.1. Nhân học sinh thái và sự vận dụng lý thuyết nhân học sinh thái ở Việt Nam8

1.1.1. Về khái niệm “nhân học sinh thái” và sự phát triển của “nhân học sinh thái”..8

1.1.2. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản.......................................................11

1.1.3. Nghiên cứu văn chương bằng lý thuyết nhân học sinh thái ở Việt Nam......12

1.2. Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn của miền quê sông nước phương Nam ......13

1.2.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật ..............................................................13

1.2.2. Quan niệm nghệ thuật............................................................................14

1.2.3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – những câu chuyện về thiên nhiên và

con người miền quê sông nước phương Nam..................................................16

TIỂU KẾT...............................................................................................................18

CHƯƠNG 2. THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GÓC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI ...................19

2.1. Thiên nhiên, con người từ sự tồn tại bản nguyên đến dấu ấn văn hoá

vùng Nam Bộ.......................................................................................................19

2.1.1. Thiên nhiên - sự tồn tại bản nguyên.......................................................19

2.1.2. Thiên nhiên, con người trong văn hóa vùng Nam Bộ............................21

2.2. Thiên nhiên- Con người trong thức nhận của con người về môi trường

sinh thái ...............................................................................................................25

2.2.1. Thiên nhiên và con người trong cơn “thịnh nộ sinh thái” .....................25

2.2.2. Con người thức nhận về môi trường sinh thái .......................................33

TIỂU KẾT...............................................................................................................40

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯTỪ GÓC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI.41

3.1. Nhân vật.......................................................................................................41

3.1.1. Nhân vật hồn nhiên, chất phác mà đầy ắp lo âu khắc khoải..................41

3.1.2. Nhân vật phản tỉnh.................................................................................45

3.2. Không gian nghệ thuật................................................................................48

3.2.1. Không gian thiên nhiên..........................................................................48

3.2.2. Không gian tâm trạng.............................................................................51

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật...................................................................................54

3.3.1. Giàu hình ảnh và đậm tính biểu cảm .....................................................55

3.3.2. Đậm màu sắc phương ngữ Nam Bộ.......................................................58

3.4. Giọng điệu nghệ thuật.................................................................................59

3.4.1. Giọng ưu tư tha thiết ..............................................................................60

3.4.2. Giọng tranh biện, chất vấn.....................................................................61

3.4.3 Giọng triết lí, suy nghiệm .......................................................................63

3.5. Biểu tượng nghệ thuật ................................................................................65

3.5.1. Cánh đồng ..............................................................................................66

3.5.2. Sông .......................................................................................................69

3.5.3. Lửa .........................................................................................................73

TIỂU KẾT...............................................................................................................75

KẾT LUẬN .............................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................78

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1 Vấn đề sinh thái môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách, được toàn xã

hội quan tâm. Sự phát triển chóng mặt của xã hội, kiến trúc hạ tầng, khoa học kĩ

thuật của con người ngày càng tác động mạnh, gia tăng về tốc độ và càng khốc liệt

về phương thức khiến nguồn nước, không khí và môi trường bị ô nhiễm nghiêm

trọng đe dọa cuộc sống của con người, đến tự nhiên. Cùng với việc ngăn chặn, khắc

phục hậu quả của thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái cho con người, việc tìm

kiếm, lý giải nguyên nhân là do dân số tăng, nhu cầu tiêu thụ cực nhanh và do cái

nhìn thiển cận của con người, việc môi trường tự nhiên bị tàn phá một cách tàn

nhẫn, khai thác mà không bảo vệ, nhằm giải quyết chúng một cách hiệu quả là vấn

đề cả nhân loại đang quan tâm.

Tiến vào thế kỉ XXI, khoa học và công nghệ ngày đạt được những thành tựu

vượt bậc, khi con người thành trung tâm của của vũ trụ với tư tưởng làm bá chủ

toàn cầu. Chính lúc này nhân loại trở thành những vấn nạn bức thiết, môi trường tự

nhiên bị phá hủy ngày càng tàn khốc. Con người xây dựng ngày càng nhiều nhà

máy, tòa nhà cao ốc, nhiều máy móc tân tiến ra đời đồng hành cùng với đó là sự

biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nguồn nước sạch cạn kiệt, dịch bệnh tràn lan.

Đó là những hệ lụy con người phải chịu đựng, khiến con người nhìn nhận lại thái

độ, hành động và trách nhiệm của mình với hệ sinh thái, môi trường sống xung

quanh mình.

1.2. Trên thế giới, vào những năm cuối thế kỷ XX, vấn đề sinh thái đã được

quan tâm đặc biệt và đã trở thành một khuynh hướng trong sáng tác và nghiên cứu

văn học. Lý thuyết nhân học sinh thái (Ecological Anthropology) nghiên cứu mối

quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, đã hình thành và phát triển mạnh

mẽ, được các nhà nhân học phương Tây chú ý đặc biệt. Ở Việt Nam lý thuyết này

cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tiếp thu và vận dụng khéo léo trong

điều kiện Việt Nam nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường

tự nhiên.

Trong văn học đương đại Việt Nam, từ những quan điểm, cách thức tiếp cận

và ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, vấn đề môi trường tự nhiên đã được các

tác giả Sơn Nam, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Đoàn Giỏi……đề cập. Họ đã chú

2

ý đến các nguyên nhân khiến môi trường bị tàn phá, hủy diệt như chiến tranh, đói

nghèo, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa hoặc lòng tham của con người... Cái

nhìn từ góc độ nhân học sinh thái cũng đã ít nhiều xuất hiện trong sáng tác của các

nhà văn.

1.3. Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ xuất sắc trong nền văn

xuôi đương đại Việt Nam. Trong truyện ngắn của chị, vấn đề văn hoá, con người và

môi trường sinh thái được thể hiện một cách cấp bách, trực diện và tha thiết. Bằng

tình yêu đối với con người và vùng đất Nam bộ, sự nhạy cảm với môi trường và

thức nhận sâu sắc về các vấn đề khoa học sinh thái, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện sự

cảm nhận, quan điểm của mình về con người, thiên nhiên và mối giao hòa giữa

thiên nhiên với con người rất cụ thể trong sáng tác, đặc biệt là trong truyện ngắn

của mình. Mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa con người và tự nhiên đã giúp

Nguyễn Ngọc Tư phát hiện, miêu tả nhiều vấn đề về môi trường và số phận cá nhân

trong chỉnh thể sinh thái, làm nên sự đặc sắc cho truyện ngắn của nhà văn.

1.4. Nguyễn Ngọc Tư được mệnh danh là nhà văn của “miền quê sông nước”

Nam bộ. Truyện ngắn của chị thể hiện rõ cảm quan đặc biệt về mối quan hệ giữa

con người Nam bộ với vùng đất phương Nam. Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư từ góc nhìn nhân học sinh thái là một hướng tiếp cận mới có thể khám

phá sự đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đồng thời khẳng định tài năng, sự

mới mẻ trong sáng tạo nghệ thuật, cái nhìn nhạy bén, cấp tiến của của nhà văn cũng

như ý thức trách nhiệm của nhà văn đối với các vấn đề của cộng đồng, của con

người, cụ thể là vấn đề an ninh sinh thái.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư đặc sản miền Nam, Trần Hữu Dũng đã thể

hiện sự nghiên cứu sâu sắc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên cả phương diện

nội dung và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh phong cách sáng tác

mang đậm chất Nam Bộ đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của nhà văn

Nguyễn Ngọc Tư coi đây là “đặc sắc riêng không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn

nào” [9].

Cùng với đánh giá cao khả năng miêu tả vô cùng tinh tế và hết sức sắc sảo

trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Huỳnh Công Tín đồng thời khẳng định tài

năng của Nguyễn Ngọc Tư trong việc dùng ngôn ngữ xây dựng hình ảnh không

3

gian Nam Bộ “Đặc biệt vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được

dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ

của chị”. Theo tác giả bài viết, bên cạnh một số những hạn chế về cái nhìn cảm

thông với những vấn đề nhỏ và chưa có tính bao quát của nhà văn thì “ những cái

đáng trân trọng ở sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là chất Nam bộ, điều này cần được

phát huy [51].

Bùi Công Thuấn mang đến một cái nhìn tổng quan trong hành trình sáng của

nguyễn Ngọc Tư từ tác phẩm Cánh đồng bất tận cho đến Gió lẻ, Khói trời lộng lẫy,

Không ai qua sông…. Nguyễn Ngọc Tư Cầm bút là để nói ra tình cảm, suy nghĩ

sâu thẳm trong mỗi con người [49].

Trần Phỏng Diều đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

thực chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các hình

tượng văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người

viết phải thể hiện ra tác phẩm của mình [8].

Phạm Thái Lê với bài Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra kết luận “Cũng đề cập đến nỗi cô đơn của con người

nhưng chúng tôi nhận thấy quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn là nỗi

đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư,

chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân

vật của chị ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi cô đơn một

lẽ sống và từ trong nỗi đau ấy, họ vương lên làm người. Cô đơn trong quan niệm

của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái đẹp, cái thiện” [26].

Thụy Khuê với bài viết Không gian sông nước trong truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một không gian Nam Bộ với

đồng ruộng sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình: “Chị thường kể lại những

nỗi u hoài trầm lặng, sự nhẫn nại chịu đựng cam phận trong tâm hồn người dân quê

miền Nam, mà đời sống gắn bó với con kinh, con rạch” [23].

Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư – nữ nhà văn xóm rẫy, Nguyễn Thanh cũng

khẳng định “Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn có chân Tài” (....)“Tác phẩm của nhà

văn mang tính hiện thực sâu sắc vì đã phản ánh được chân dung đích thực với tâm

tư, nguyện vọng và tình cảm của lớp người lao động nghèo khó ở Đồng bằng sông

4

Cửu Long, bằng một phong cách nghệ thuật tiêu biểu cho lối viết chân chất mà cô

đọng của những người cầm bút ở phương Nam” [45].

Khi nghiên cứu về Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc

nhìn phê bình sinh thái, Trần Thị Ánh Nguyệt cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã rất

quan tâm lắng nghe tiếng nói của tự nhiên chú ý đến về vai trò của con người và

thiên nhiên, các nguy cơ bị hủy hoại của môi trường sinh thái, xem đây là những

vấn đề “trực diện”, “bức thiết” mà văn chương cần phải đề cập đến. Tác giả bài

viết cho rằng “Con người đã bỏ rơi thiên nhiên. Sự thiếu vắng tự nhiên khiến cho

môi trường văn học trở nên khô khan, ngột ngạt bởi những toan tính, lọc lừa, xảo

trá của đời sống cuống quýt, vội vã. Nghệ thuật phải thông qua miêu tả mối quan

hệ giữa con người và tự nhiên để tạo nên sức hút, sức sống. Vậy nên, những truyện

ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã làm “xanh” một khoảng không gian văn học, từ đó

đề xuất cho chúng ta nhiều vấn đề trước Mẹ Trái Đất và giúp chúng ta nhận ra khi

loài người càng trưởng thành càng phải nhận ra mình đã phụ phàng với nơi mà con

người lớn lên, gắn bó và đặt hi vọng ở đó” [35].

Khi phân tích, nêu ra những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống con người trong

truyện ngắn Khói trời lộng lẫy của Nguyễn Ngọc Tư, Trần Văn Hải cho rằng trong

Khói trời lộng lẫy, thông qua nhân vật Di, thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp nên thơ,

có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người “Thiên nhiên bao bọc chở che,

nuôi sống con người. Tất cả những phận đời trôi dạt đến xóm Cồn để sinh tồn họ

phải phụ thuộc vào tự nhiên. Dòng sông cung cấp cho họ nước sinh hoạt, cung cấp

thực phẩm cá, tôm, thậm chí là nơi họ trút bỏ những nỗi buồn, những ẩn ức của quá

khứ” [15]. Bên cạnh việc chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ,

hình ảnh, giọng điệu của tác phẩm. Tác giả nhận thấy trong truyện ngắn này, nhà

văn Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện niềm hi vọng mong manh trong việc cứu rỗi thiên

nhiên.

Dựa trên một số luận điểm nữ quyền sinh thái, Phạm Ngọc Lan đã khẳng định

“Tóm lại, từ góc nhìn lý thuyết nữ quyền sinh thái, ta có thể gọi Cánh đồng bất tận

là cuộc hành trình khắc khoải nhưng vô vọng đi tìm lại bản sắc giới tính, tình yêu

và sự hòa hợp giới tính, sự nảy nở sinh sôi trong một thế giới cằn cỗi, vô sinh,

hoang hóa của thời đại, khi con người đã mất đi khả năng giao tiếp với chính mình

trong quá trình hủy diệt thế giới tự nhiên”[24].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!