Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
DƢỚI GÓC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trƣờng
Người thực hiện:
LƢU LÊ UYÊN
(Khóa 2012 – 2016)
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Lưu Lê Uyên, xin cam đoan: Những nội dung trong khóa luận tốt
nghiệp này là do tôi thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Thanh Trường.
Nếu có bất kì sự sao chép nào không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 27 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Lƣu Lê Uyên
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Trường đã
tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian
nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô
giáo khoa Ngữ văn cùng gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm, động viên,
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng hết mình, song do điều kiện thời gian có hạn và khả
năng nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nên khóa luận chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy
cô để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 27 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Lƣu Lê Uyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƢƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG .............................................5
1.1. Tư duy nghệ thuật và tư duy nghệ thuật truyện ngắn ..........................................5
1.1.1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật .......................................................................5
1.1.2. Tư duy nghệ thuật ở thể loại truyện ngắn .........................................................8
1.2. Tư duy nghệ thuật truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại.....................10
1.2.1. Từ góc nhìn diễn ngôn thể loại .......................................................................10
1.2.2.…đến cái nhìn khác về tư duy hình tượng........................................................14
CHƢƠNG 2:TƢ DUY NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC
TƢNHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT......................16
2.1. Hình tượng con người “dự phần” trong kiếm tìm bản thể .................................16
2.1.1. Từ con người tội lỗi.........................................................................................16
2.1.2. …đến con người cô đơn ..................................................................................21
2.1.3. …phận người mặc định trong khát vọng tinh thần tuyệt đỉnh ........................24
2.2. Hình tượng không - thời gian “sinh tồn” trong thế giới nhân vị........................28
2.2.1. Không gian song hành trong trong kiếp “vong thân”....................................28
2.2.2. Thời gian đứt nối giữa hai miền ý thức...........................................................31
2.2.3. Không - thời gian trôi trong “vòng xoay con tạo” .........................................34
CHƢƠNG 3:TƢ DUY NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC
TƢNHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU......................38
3.1. Ngôn ngữ............................................................................................................38
3.1.1. Từ ngôn ngữ sinh hoạt đời thường..................................................................38
3.1.2. …đến ngôn ngữ thi ca .....................................................................................41
3.1.3. …tạo sinh “các lớp sóng ngôn từ” .................................................................44
3.2. Giọng điệu..........................................................................................................48
3.2.1. Giọng xúc cảm.................................................................................................49
3.2.2. Giọng vô âm sắc..............................................................................................51
3.2.3. Giọng đa chủ thể .............................................................................................54
KẾT LUẬN..............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tư duy nghệ thuật là một khái niệm quen thuộc trong hệ thống lí luận
văn học. Tuy nhiên, đường dẫn lí thuyết này chưa được đặt ở vị trí trung tâm
của các đề tài nghiên cứu như một khung tri thức lí luận chính yếu để soi
chiếu, khám phá, giải mã các hiện tượng văn học. Vì thế, nghiên cứu các đối
tượng văn học dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật là một hướng khám phá giàu
tiềm năng, góp phần hình thành thêm những kênh tiếp nhận mới mẻ, đa chiều.
Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết trẻ đã sớm khẳng định được vị trí
trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Đặc biệt, hai tập truyện ngắn
Cánh đồng bất tận và Đảo đã cho thấy ý thức đổi mới toàn diện trong lối viết
của nhà văn nữ này. Ở đó là cả một thế giới nghệ thuật độc đáo, mới mẻ và
giàu sắc màu khu biệt. Tư duy nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư đã góp một
phần không nhỏ vào việc tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc cho người
nghệ sĩ, khiến người đọc không còn “đóng khung” cây bút này vào lối viết cũ,
mà nhìn thấy một tài năng đang chín, đang trưởng thành. Đây cũng là lí do vì
sao những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư luôn được bạn đọc và giới nghiên
cứu, phê bình quan tâm.
Chọn đề tài “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn tư duy nghệ
thuật”, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm một cách đọc, cách giải mã những
giá trị của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và khẳng định thêm những đóng góp
của nhà văn này đối với nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Được xem là một hiện tượng đáng lưu ý của văn xuôi Việt Nam đương
đại, Nguyễn Ngọc Tư và những sáng tác của chị đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm từ độc giả, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Đã có