Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
23.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1570

Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo pháp luật dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC TRINH

TRƢỜNG HỢP

KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

THEO P P UẬT DÂN SỰ V ỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH ƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG HỢP

KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

THEO P P UẬT DÂN SỰ V ỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hƣớng ứng dụng

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Học viên: Lê Thị Ngọc Trinh

Lớp: Cao Học Luật, An Giang Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Lê Thị Ngọc Trinh, là học viên lớp Cao học Luật khoá 1 – An Giang,

chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự, mã số học viên: 17670320358.

Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học

của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Các bản án và trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc, đảm bảo độ tin cậy,

chính xác và trung thực. Luận văn không sao chép công trình nghiên cứu nào khác

dưới mọi hình thức.

Ngƣời thực hiện luận văn

Lê Thị Ngọc Trinh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘ DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật dân sự

BLDS 1995 Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1995

BLDS 2005 Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005

BLDS 2015 Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015

BLTTDS 2004 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011

BLTTDS 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

HĐTP Hội đồng thẩm phán

NQ Nghị quyết

Nxb Nhà xuất bản

Tr Trang

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

C ƢƠNG 1. KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI YÊU

CẦU BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN KHÔNG GẮN VỚI TÀI SẢN...............7

1.1. Quy định pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu

bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản...................................................7

1.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi

kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản và giải

pháp hoàn thiện....................................................................................................10

KẾT LUẬN C ƢƠNG 1........................................................................................16

C ƢƠNG 2. KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI YÊU

CẦU BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU..........................................................................17

2.1. Quy định của pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu

cầu bảo vệ quyền sở hữu .....................................................................................17

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi

kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu và giải pháp hoàn thiện................22

KẾT LUẬN C ƢƠNG 2........................................................................................34

C ƢƠNG 3. KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI

TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT T EO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT

ĐẤT ĐA ..................................................................................................................35

3.1 Quy định pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh

chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai............................35

3.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi

kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai

và giải pháp hoàn thiện. ......................................................................................39

KẾT LUẬN C ƢƠNG 3........................................................................................44

KẾT LUẬN..............................................................................................................45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

P ẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc

ổn định các quan hệ dân sự cũng như xác định chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của các

bên. Các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự một mặt nhằm bảo đảm quyền

khởi kiện, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân. Mặt khác hiện nay việc áp dụng

đúng quy định về thời hiệu khởi kiện là yếu tố quan trọng để xác định vụ án sẽ được

Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay đình chỉ (trong trường hợp thời hiệu khởi kiện

đã hết) khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu theo luật định. Có thể

nói việc quy định, nhận thức, áp dụng đúng và thống nhất về thời hiệu khởi kiện yêu

cầu Toà án giải quyết các tranh chấp dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

“Thời hiệu khởi kiện” - là một trong những nội dung có sửa đổi bổ sung căn

bản tại hai bộ luật quan trọng: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi

hành ngày 01/7/2016 và Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành ngày

01/1/2017. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu là thời hạn mà

chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền

khởi kiện1

. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu

cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường

hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 việc xác định thời hiệu

khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Tòa án chỉ

áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các

bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản

án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu

có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích

trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Tuy nhiên, qua quá trình thi hành các quy định về thời hiệu, cách xác định và

vận dụng thời hiệu vẫn tồn tại những bất cập, vướng mắc nhất định. Trong đó quy

định “Không áp dụng thời hiệu khởi kiện” cũng còn một số hạn chế, vướng mắc dẫn

đến có những quan điểm khác nhau khi áp dụng. Ở góc độ lập pháp, chưa có quy

1 Khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự 2015

2

định cụ thể hướng dẫn áp dụng Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 về không áp

dụng thời hiệu khởi kiện, trong khi Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày

03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành

những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi bổ sung

năm 2011, Nghị quyết này đã hướng dẫn quy định về việc không áp dụng thời hiệu

khởi kiện, tuy nhiên đã hết hiệu lực nên không thể áp dụng. Ở góc độ nghiên cứu và

thực tiễn xét xử, quy định trên chưa khái quát hết những trường hợp xảy ra trên thực

tế, cách hiểu và áp dụng có sự không thống nhất. Do dó, vẫn còn bộc lộ một số hạn

chế như:

Thứ nhất: Liên quan đến quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với

yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản còn nhiều khái niệm chưa

được quy định, hướng dẫn cụ thể rõ ràng để làm cơ sở xác định và phân biệt trong

quá trình áp dụng quy định về thời hiệu như “quyền nhân thân không gắn với tài

sản” và “quyền nhân thân gắn với tài sản”.

Thứ hai: Quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện tại khoản 2 Điều 155

Bộ luật dân sự 2015 còn mang tính chung chung khó áp dụng trong quá trình giải

quyết tranh chấp - Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu không áp dụng thời hiệu khởi kiện

cần được xác định là như thế nào, có phải là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu khi bị

chiếm đoạt không có căn cứ pháp luật không và có bao gồm cả yêu cầu đòi tài sản

như quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được

sửa đổi bổ sung năm 2011? Thực tiễn áp dụng quy định về thời hiệu để giải quyết

các tranh chấp đòi tài sản hiện nay còn thiếu nhất quán trong việc viện dẫn và áp

dụng căn cứ pháp luật.

Thứ ba: Việc xác định tranh chấp về quyền sử dụng đất không áp dụng thời

hiệu khởi kiện theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015, vẫn chưa được giải thích

rõ ràng tranh chấp này là như thế nào, có phải là tranh chấp về quyền của người sử

dụng đất theo Luật đất đai hay tranh chấp ai có quyền sử dụng đất.

Bên cạnh, ngay trong mỗi trường hợp quy định tại Điều 155 Bộ luật dân sự

năm 2015, vẫn còn nhiều tranh luận về việc xác định có hay không áp dụng thời

hiệu khởi kiện đối với các trường hợp tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại danh

dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, tranh chấp hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp

xuất phát từ hợp đồng nhưng nội dung chính là yêu cầu đòi lại tài sản.

Chính thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cần có công trình nghiên cứu một

cách chuyên sâu, toàn diện về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện để

3

góp phần đưa ra những kiến nghị, đề xuất khắc phục những hạn chế, tồn tại, hướng

tới hoàn thiện pháp luật.

Vì những lý do trên người viết chọn đề tài “Trường hợp không áp dụng thời

hiệu khởi kiện theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học

của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quá trình tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, người viết

nhận thấy có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:

Cụ thể dưới hình thức bình luận khoa học thì có công trình tiêu biểu như:

- Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2015), Bình luận khoa học Bộ luật Dân

sự năm 2015. Nhà xuất bản công an nhân dân 2017.

Liên quan đến vấn đề thời hiệu được bình luận tại mục 2, Chương X của

phần thứ nhất về những quy định chung, các tác giả đã phân tích, bình luận những

quy định về thời hiệu và áp dụng thời hiệu cũng như phân tích các trường hợp

không áp dụng thời hiệu, những điểm mới của quy định về thời hiệu so với Bộ luật

dân sự năm 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.

Nội dung phân tích chủ yếu tập trung ở việc làm rõ nội hàm của quy định liên

quan đến thời hiệu chứ không có sự đề cập đến những tồn tại hay hạn chế trong

thực tiễn áp dụng.

- Bùi Thị Huyền (2015), Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nhà

xuất bản Lao động. Liên quan đến thời hiệu khởi kiện vụ án được bình luận tại

Chương XI của phần thứ nhất về thời hạn tố tụng và những quy định chung trong

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tác giả đã phân tích, so với những quy định về

thời hiệu khởi kiện của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi thì những

quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không còn quy định những vấn đề cụ

thể liên quan đến thời hiệu mà thời hiệu được dẫn chiếu về Bộ luật dân sự năm

2015. Do đó, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi có yêu cầu áp dụng

thời hiệu, Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định về thời hiệu được quy định ở Bộ luật

dân sự năm 2015.

Ngoài ra, trên các Tạp chí chuyên ngành luật có các bài viết có nội dung liên

quan đến đề tài như:

- Đặng Thanh Hoa (2018), Bàn về không áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu

bảo vệ quyền sở hữu, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử. Bài viết tập trung phân tích

làm rõ nội dung yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trường hợp không áp dụng thời hiệu

4

khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu và phân biệt, chứng minh đây là quy

định có bổ sung mới và hoàn thiện hơn so với quy định trước đây về trường hợp

không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sở hữu và đòi lại tài

sản. Do đó, việc “đánh đồng” các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối

với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 với

các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều

159 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi 2011 và Nghị quyết 03/2012/NQ￾HĐTP là không đúng và sẽ dẫn đến hệ quả là không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối

với một số trường hợp không phải là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu và có những yêu

cầu bảo vệ quyền sở hữu thì lại áp dụng thời hiệu khởi kiện.

- Nguyễn Hải An (2016), Bàn một số nội dung mới của Bộ luật dân sự năm

2015 về Thời hạn và Thời hiệu, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16.2016. Bài viết tập trung

phân tích các quy định: Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu của đương

sự, qua đó nhìn nhận lại quy định “Không áp dụng thời hiệu khởi kiện thừa kế” để so

sánh tính khả thi của quy định mới này trong Bộ luật dân sự; Phân tích quy định trong

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 và Nghị quyết số

03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối

cao về trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện để so sánh với quy định trong Bộ

luật dân sự 2015 và nêu lên điểm hạn chế còn chung chung khó áp dụng của điều luật.

Vấn đề về thời hiệu khởi kiện tuy đã được phân tích, đề cập như đã chỉ ra

nhưng để tìm giải pháp cho những bất cập đã được tác giả xác định thì việc kế thừa,

tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu đánh giá thực tiễn áp dụng là việc làm cần thiết. Và

đây là lý do cho việc tác giả chọn “Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện

theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Bộ luật dân sự năm 2015 với nhiều quy định tiến bộ, khắc phục những bất

cập lớn của Bộ luật dân sự và tố tụng dân sự trước đó về thời hiệu. Tuy nhiên, trong

quy định về thời hiệu nói chung mà cụ thể là quy định về trường hợp không áp dụng

thời hiệu khởi kiện vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập.

Với định hướng ứng dụng, khi lựa chọn nội dung này làm luận văn thạc sĩ

của mình, tác giả hướng tới mục đích phân tích nhằm làm rõ thực trạng áp dụng các

quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện nhằm chỉ ra những thiếu sót, chưa hợp

lý trong các quy định của pháp luật dân sự, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn

thiện pháp luật.

5

Để đạt được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Nêu và phân tích quy định của pháp luật có liên quan về không áp dụng thời

hiệu khởi kiện.

- Phân tích và đánh giá việc áp dụng những quy định của pháp luật vào thực

tiễn xét xử trong những vụ án có liên quan đến trường hợp không áp dụng thời hiệu

khởi kiện.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Khi nghiên cứu do giới hạn về thời gian và

tài liệu tham khảo bởi tính mới của đề tài nên tác giả không nghiên cứu sâu vào mọi

góc cạnh “Không áp dụng thời hiệu khởi kiện” trong phạm vi rộng của Pháp luật

dân sự. Đề tài này tập trung nghiên cứu căn cứ không áp dụng thời hiệu khởi kiện

trong quy định của Bộ luật dân sự 2015 có so sánh đối chiếu với quy định tại Bộ

luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011; Tiếp cận cách nhìn nhận

quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện thông qua các bài viết chuyên khảo,

chuyên đề; Việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử, phân tích, đánh

giá một số bản án của Toà án về yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài

sản, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, tranh chấp về quyền sử dụng đất. Từ những phân

tích đó tác giả sẽ chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và nêu ra những kiến nghị nhằm

hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề đang nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả

đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Dựa trên kết cấu của luận

văn được chia làm ba chương, tương ứng ba nội dung của đề tài là từng chương sẽ

giải quyết dứt điểm một vấn đề liên quan đến một trường hợp. Do vậy, ở mỗi

chương tác giả sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:

- Phương pháp phân tích bao gồm:

+ Phân tích các quy định của pháp luật. Cụ thể để làm rõ các quy định của

pháp luật, chỉ ra các quy định còn chưa rõ ràng, tác giả sử dụng phương pháp phân

tích điều luật. Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng tại các mục 1.1, 2.1

và 3.1.

+ Phương pháp phân tích bản án, quyết định của Tòa án được sử dụng nhằm

làm rõ các vấn đề pháp lý trong các bản án, quyết định, có liên quan đến đề tài của

luận văn, đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong các bản án, quyết định

của Tòa án, phương pháp này được sử dụng tại các mục 1.2, 2.2 và 3.2.

6

Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh cho từng nhận định

của tác giả. Khi nghiên cứu các nội dung đề tài, tác giả sẽ có những nhận định về

các vấn đề pháp lý, phương pháp chứng minh được sử dụng gồm các lý lẽ, lập luận

và dẫn chứng là các bản án, quyết định của Tòa án. Phương pháp này được sử dụng

tại các mục 1.1, 2.1 và 3.1.

Sử dụng phương pháp diễn giải khi trình bày các nội dung của luận văn được

sử dụng ở tất cả các chương của luận văn.

Phương pháp tổng hợp (quy nạp) được tác giả sử dụng để rút lại vấn đề, đưa

ra quan điểm cá nhân về từng vấn đề, phương pháp này được sử dụng ở các mục

1.2, 2.2, 3.2 và ở phần kết luận của từng chương và kết luận của luận văn.

5. Bố cục của uận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận

văn gồm có 03 chương:

Chƣơng 1: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền

nhân thân không gắn với tài sản

Chƣơng 2: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền

sở hữu

Chƣơng 3: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền

sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!