Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trọn bộ giáo án địa lý lớp 6
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngày soạn:20/8/2012 Tuần:1 Tiết PPCT:1
Ngày dạy:
BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu bài học: HS cần nắm:
- Những nội dung cơ bản của chương trình địa lý lớp 6.
- Phương pháp học tập ở bộ môn địa lý.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
2. Chuẩn bị của HS:
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới: Bắt đâu từ lớp 6, Địa lý sẽ là một môn học riêng trong nhà trường phổ
thông. Môn địa lý giúp các em hiểu biết về trái đất, môi trường sống của con người ….Việc học tốt
môn địa lý sẽ giúp cho các em mở rộng thêm những hiểu biết về các hiện tượng địa lý xảy ra ở xung
quanh, thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
GV
CH
HS
GV
CH
HS
GV
CH
HS
GV
GV
*Hoạt động 1:Tìm hiểu về nộ dung địa lý lớp 6:
Yêu cầu HS đọc phần 1.
Ở môn địa lý lớp 6, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung gì?
Dựa vào SGK trả lời.
Mở rộng thêm.
Ngoài những kiến thức ấy. ở môn địa lý còn giúp các em
những kỹ năng gì?
Dựa và SGK trả lời.
Chuyển ý: Tuy nhiên, chúng ta không phải chỉ học lý thuyết ,
tiếp nhận thông tin ở một chiều là từ giáo viên mà chúng ta
phải chủ động tìm hiểu thông tin và phải có cách học khoa
học.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp học tập môn địa
lý:
Để học tốt môn địa lý, các em phải làm như thế nào?
Tìm hiểu thông tin SGK.
Cần giải thích thuật ngữ: kênh hình và kênh chữ.
Liên hệ thực tế.
1.Nội dung của môn địa
lý ở lớp 6:
-Tìm hiểu về hình dạng,
kích thước và những vận
động của Trái Đất và các
hệ quả của nó.
- Các thành phần tự
nhiên cấu tạo nên Trái Đất:
đất đá, không khí, nước,
sinh vật...
- Rèn luyện kĩ năng về
bản đồ, kĩ năng thu thập
thông tin, phân tích, xử lý
thông tin, kĩ năng giải
quyết vấn đề....
2. Cần học môn địa lý
như thế nào?
- Quan sát trên tranh ảnh,
hình vẽ hay bản đồ.
- Quan sát và khai thác
kiến thức ở kênh chữ và
kênh hình.
- Phải biết liên hệ thực tế,
quan sát sự vật, hiện tượng
xảy ra xung quanh.
1
4. Củng cố- luyện tập:
1. Những nội dung cơ bản của bộ môn địa lý lớp 6:
2. Để học tốt môn địa lý, các em phải làm gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
Về nhà tìm hiểu bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất:
- Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt Trời?
- Hình dạng và kích thước của Trái Đất?
- Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến?
- Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc?
Ngày soạn:20/8/2012 Tuần:2;3 Tiết PPCT:2;3
Ngày dạy:
BÀI 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG
VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
-Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Hình dạng và kích thước của Trái Đất.
2
- Khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Các quy ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông ,
kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, NCĐ, NCT, NCB, NCN.
2. Kỹ năng:
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác định được: kinh tuyến- vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ
tuyến Nam, NCĐ, NCT, NCB, NCN.
3. Thái độ:
- Biết yêu quý Trái Đất, hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh: Các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Quả địa cầu.
2. Chuẩn bị của HS:
- Bài soạn.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Những nội dung cơ bản của bộ môn địa lý lớp 6:
- Để học tốt môn địa lý, các em phải làm gì?
2. Giới thiệu bài mới: Trong vũ trụ bao la, Trái Đất của chúng ta rất nhỏ,nhưng nó lại là thiên thể
duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Từ xưa đến nay, con người luôn tìm cách khám phá những bí
ẩn của Trái Đất như vị trí, hình dạng, kích thước. Và các nhà khoa học đã khám phá ra những điều gì từ
Trái Đất của chúng ta.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
GV
GV
GV
CH
HS
CH
HS
GV
GV
GV
*Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt
Trời:
Giới thiệu thuyết “ địa tâm”của Pô- tê-lê-mê và thuyết “ nhật
tâm”của Cô-péc-níc.
Giải thích thuật ngữ: Hệ Mặt Trời: là tập hợp các thiên thể
trong vũ trụ, gồm có mặt trời và rẩ nhiều thiên thể khác quay
chung quanh.
Treo tranh: Các hành tinh trong hệ mặt trời:
Dựa vào tranh, em hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt trời?
Lên bảng dựa vào tranh để kể tên.(sao thủy, sao kim, trái đất,
sao hỏa, sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương)
Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Dựa vào tranh trả lời: Ở vị trí thứ 3.
Mở rộng: Trái đất làm một thiên thể rất nhỏ bé trong hệ Mặt
trời. Tuy nhiên, Trái đất lại là hành tinh duy nhất có sự sống .
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được hành tinh
hay hệ mặt trời khác có sự sống như Trái đất của chúng ta
Chuyển ý: Các em đã biết vị trí của Trái Đất. Vây, còn hình
dáng và kích thước của nó như thế nào?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về hành dáng và kích thước của
Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến:
Giới thiệu về trí tưởng tượng của con người về Trái Đất:
- VN: Câu chuyện bánh trưng, bánh dày.
- TK XVII, Ma-giơ-lăng đã tìm ra câu trả lời đúng về hình
1. Vị trí của Trái Đất
trong hệ Mặt Trời:
-Trái Đất ở vị trí thứ 3
theo thứ tự xa dần Mặt
trời.
2. Hình dáng, kích thước
của Trái Đất và hệ thống
kinh, vĩ tuyến:
a. Hình dạng:
3
GV
CH
HS
CH
GV
CH
HS
CH
GV
GV
CH
CH
CH
HS
CH
HS
GV
GV
CH
CH
CH
GV
dạng của Trái Đất (1522).
- Ngày nay, hình ảnh, tư liệu về Trái Đất đã chứng tỏ điều đó.
Yêu cầu HS quan sát quả địa cầu.
Quả địa cầu là gì?
Là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
Vậy, Trái Đất có hình dạng gì?
Có thể HS trả lời hình tròn, GV khẳng định lại là hình cầu.
Trái Đất có kích thước như thế nào?
Dựa SGK tả lời.
Quan sát H.2 cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo
của Trái Đất?
Trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ ta thấy có nhiều đường
dọc, đường ngang, đó là những đường gì, ta cùng tìm hiểu
tiếp tục.
Dùng quả địa cầu giới thiệu về cực Bắc, cực Nam, các đường
nối cực Bắc và cực Nam, các đường vòng tròn quanh quả địa
cầu.
Cho biết đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam là đường
gì?
Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh
tuyến là những đường gì?
Nếu cách nhau 10
, ta vẽ được bao nhiêu kinh tuyến trên quả
địa cầu?
( 360 kinh tuyến).
Nếu cách nhau 10
, ta vẽ được bao nhiêu vĩ tuyến trên quả địa
cầu?
( 181 vĩ tuyến).
Để đánh số các đường kinh tuyến , vĩ tyến người ta chọn ra 1
kinh tuyến vĩ tuyến làm gốc và ghi 00
.
Yêu cầu HS lên chỉ trên quả địa cầu đường kinh tuyến gốc và
vĩ tuyến gốc.
Xác định kinh tuyến gốc đi qB. ua đâu trên giới?
Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao
nhiêu độ? (kinh tuyến1080
).
Vĩ tuyến gốc còn gọi là đường gì?
Hướng dẫn HS xách định các kinh tuyến Đông, kinh tuyến
Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, BCB, BCN, BCĐ, BCT dựa
vào H.3 SGK.
-Trái Đất có dạng hình
cầu.
b. Kích thước:
-Trái Đất có kích thước
rất lớn:
+ Bán kính: 6370 km.
+ Xích đạo: 40076 km.
c. Hệ thống kinh tuyến và
vĩ tuyến:
- Kinh tuyến: là những
đường nối liền 2 điểm cực
Bắc và cực Nam quả địa
cầu.
- Vĩ tuyến: là những
vòng tròn vuông góc với
kinh tuyến trên quả địa
cầu.
- Kinh tuyến gốc: là kinh
tuyến 00
, đi qua đài thiên
văn Grin-uýt ở ngoại ô TP
Luân Đôn.
- Vĩ tuyến gốc: là vĩ
tuyến 00
, còn gọi là đường
xích đạo.
- Kinh tuyến Đông: là
những kinh tuyến nằm bên
phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây:là
những kinh tuyến nằm bên
trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ
tuyến nằm từ Xích đạo đến
cực Bắc.
4
- Vĩ tuyến Nam:những vĩ
tuyến nằm từ Xích đạo đến
cực Nam.
4. Củng cố – luyện tập:
Câu 1: Trái Đất ở vị trí thứ mấy theo thứ tụ xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 1 B. Thứ 2 C. Thứ 3 D. Thứ 4
Câu 2: Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình tròn. B. Hình cầu. C. Hình êlip D. Hình vuông.
Câu 3: Kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
A. 00 B. 450 C. 900 D. 1800
Câu 4:Vĩ tuyến có chiều dài lớn nhất?
A. Vĩ tuyến Bắc B. Vĩ tuyến Nam
C.Vĩ tuyến gốc. D. vĩ tuyến 900
Câu 5: Cho biết hình dáng, kích thước của Trái Đất ?
Câu 6: Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến của Trái đất?
5. Hướng dẫn về nhà:
Về nhà học bài và làm bài tập 1;2 trang 8. Xem trước bài : Bản đồ và tỉ lệ bản đồ
- Bản đồ là gì?
- Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ?
- Có mấy loại tỉ lệ bản đồ?
- Chuẩn bị thước tỉ lệ, bảng phụ, viết bút long, keo dính hoặc cục từ.
Ngày soạn: 25/8/2012 Tuần:4 Tiết PPCT:4
Ngày dạy:
BÀI 3: BẢN ĐỒ. TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu bài học: HS cần nắm:
- Trình bày được khái niệm bản
-Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của 2 loại tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
-Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay( đường thẳng) và
ngược lại.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc tỉ lệ các yếu tố địa lý trên bản đồ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị vủa GV:
- Bản đồ hoặc lược đồ
- Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau.
- Thước tỉ lệ.
2.Chuẩn bị của HS:
5
- Bài soạn.
III. Hoạt động Dạy và Học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- GV treo hình quả địa cầu trống yêu cầu HS Xác định kinh tuyến, vĩ tuyến,kinh tuyến đông,
kinh tuyến tây, BCN, BCB, BCĐ, BCT,…..
2.Giới thiệu bài mới: Bất cứ vùng đất nào được thể hiện trên bản đồ đều nhỏ hơn kích thước thực
tế của chúng. Để là được đều này, người vẽ phải co phương pháp thu nhỏ khoảng cách và kích thước
của các đối tượng địa lý để lên trên bản đồ. Vậy, tỉ lệ bản đồ là gì? Công dụng của tỉ lệ bản đồ ra sau?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
GV
CH
HS
CH
GV
GV
CH
CH
GV
CH
HS
GV
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bản đồ là gì. Cá nhân:
Yêu cầu HS kể tên một số bản đồ đã từng gặp.
Cho HS quan sát quả địa cầu.
So sánh hình dáng các lục địa trên bản đồ treo tường với hình
dáng lục địa trên quả địa cầu?
-Giống nhau: đều là hình ảnh thu nhỏ của thế giới hay một khu
vực hay một quốc gia.
-Khác nhau:
+Bản đồ treo tường được vẽ trên mặt phẳng của giấy.
+Quả địa cầu: vẽ trên mặt cong nên gần chính xác và giống
thực tế hơn.
Vậy bản đồ là gì?
Cho một số ví dụ về tỉ lệ bản đồ:
1:100.000; 1:50.000.......
Dùng một số bản đồ, giới thiệu vị trí ghi tỉ lệ của mỗi bản đồ.
Giải thích: -Tử số có ý nghĩa gì?
- Mẫu số có ý nghĩa gì?
Như vậy, tỉ lệ bản đồ là gì?
Dựa vào tỉ lệ bản đồ, ta biết được điều gì?
Chuẩn kiến thức.
Quan sát H.8 và H.9: Cho biết điểm giống nhau và khác nhau
về cách thể hiện 2 bản đồ này?
- Giống nhau: đều thể hiện cùng một lãnh thổ.
-Khác nhau: Có tỉ lệ khác nhau.
KL: Tuỳ theo từng loại bản đồ mà người ta biểu hiện tỉ lệ khác
1.Bản đồ là gì:
-Bản đồ là hình vẽ thu
nhỏ trên giấy, tương
đối chính xác về một
khu vực hay toàn bộ bề
mặt Trái Đất.
2.Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ:
a.Tỉ lệ bản đồ:
-Là khoảng cách
trên bản đồ so với
khoảng cách tương ứng
trên thực địa.
b. Ý nghĩa tỉ lệ bản
đồ:
-Tỉ lệ bản đồ cho ta
biết khoảng cách trên
bản đồ đã thu nhỏ bao
nhiêu lần so với kích
thước thực của chúng
trên thực tế.
-Có 2 dạng biểu hiện tỉ
6
CH
HS
GV
GV
CH
GV
CH
HS
CH
GV
CH
HS
GV
GV
nhau.
Có mấy dạng thể hiện tỉ lệ bản đồ?
Có 2 dạng: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
Nói thêm về 2 dạng thước tỉ lệ này:
-Tỉ lệ số:là phân số luôn có tử là 1, mẫu sô càng lớn tỉ lệ càng
nhỏ và ngược lại.
Cho ví dụ:1:10.000
Khoảng cách 1 cm trên bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 bằng bao
nhiêu km trên thực địa? (20km)
-Tỉ lệ thước: là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng 1 thước đo tính
sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng cụ thể trên thực
địa. (H.8)
Quan sát H.8 và H.9, cho biết mỗi cm trên bản đồ tương ứng
bao nhiêu m trên thực địa?
- H.8:75 m trên thực địa.
-H.9: 150 m trên thực địa.
-Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lý chi tiết hơn? (H.8)
-Bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn?(H.8)
KL:Tỉ lệ bản đồ có liên quan đếm mức độ thể hiện các đối
tượng địa lý trên bản đồ. Tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết bản
đồ càng cao.
Tiêu chuẩn phân loại bản đồ như thế nào?
Dựa SGK trả lời.
Cho lớp thảo luận nhóm:( chia làm 6 nhóm)
-Nhóm 1; 2: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim
bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn?
5.5 x75= 412.5 (m)
-Nhóm 3; 4: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim
bay từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn?
4x75= 300 (m)
-Nhóm 5; 6: Đo và tính chiều dài đường Phan Bội Châu ( đoạn
từ Trần Quy Cáp đến đường Lý Tự Trọng).
3.5x45= 262.5 (m).
Gọi 3 nhóm bất kỳ lên bảng trình bày kết quả thảo luận, GV có
thể cho điểm cột miệng.
lệ bản đồ:tỉ lệ số và tỉ
lệ thước.
3. Do tính khoảng
cách thực địa dựa vào
tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số
trên bản đồ:
4.Củng cố - luyện tập:
Câu 1:Điền vào chỗ trống cho hoàn thành câu nói sau đây với những từ cho sẵn ( nhỏ, lớn, cao, tỉ
lệ thước, tỉ lệ số)
“Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở 2 dạng là………… và ……….Các bản đồ có tỉ lệ khác nhau.Tỉ lệ
càng……. Thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng…….tỉ lệ càng ………
Thì càng có tính chất khái quát.”
Câu 2: Để biết khoảng cách trên bản đồ dã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực tế của
chúng trên thực địa, phải dựa vào:
A.Kí hiệu bản đồ B. Tỉ lệ bản đồ C.Các đường kinh tuyến D. Các đường vĩ tuyến
Câu 3:Điền khoảng cách thực tế ứng với khoảng cách trên bản đồ. Các tỉ lệ:
Tỉ lệ Khoảng cách trên bản đồ Khoảng cách trên thực địa
m km
1/10.000 1cm
7
1/25.000 2cm
1/500.000 5cm
Câu 4:Cho biết tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ?
5.Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài và làm bài tập số 2;3. GV hướng dẫn HS làm bài tập số 3:
Đổi km sang cm ( 105 km =10.500.000cm)
Ta tìm xem 1 cm trên bảng đồ là bao nhiêu km ngoài thực tế:
10.500.000 :15 = 700.000 (cm).
Vậy bản đồ có tỉ lệ: 1:700.000
-Xem trước bài 4:
+Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải làm gì?
+Cách xác định toạ độ địa lý?
Ngày soạn: 25/8/2012 Tuần:5 Tiết PPCT:5
Ngày dạy:
BÀI 4:PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ.
KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ.
I.Mục tiêu bài học:HS cần nắm:
- Phương hướng trên bản đồ và một yếu tố trên bản đồ.
- Khái niệm kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý.
-Biết cách xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ và toạ độ độ địa lý của một điểm trên bản đồ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ và quả địa cầu.
2. Chuẩn bị của HS:
- Bài soạn.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ?
- Điền khoảng cách thực tế ứng với khoảng cách trên bản đồ. Các tỉ lệ:
Tỉ lệ Khoảng cách trên bản đồ Khoảng cách trên thực địa
m km
1/10.000 1cm
1/25.000 2cm
1/500.000 5cm
8