Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triều nguyễn với văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1100

Triều nguyễn với văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI

TRIỀU NGUYỄN VỚI VĂN HÓA

CÁC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phương

Sinh viên thực hiện : Lê Thị May

Lớp : 15CLS

Chuyên ngành : Cử nhân lịch sử

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2019

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1.Lý do chọn đề tài: .................................................................................................1

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:...................................................................................2

3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4

4.Nguồn tƣ liệu nghiên cứu:....................................................................................5

5.Phƣơng pháp nghiên cứu:.....................................................................................5

6.Đóng góp của đề tài..............................................................................................6

7.Bố cục của đề tài...................................................................................................6

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VĂN HÓA ĐỒNG

BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TRIỀU NGUYỄN ..............................................7

1.1. Bối cảnh quốc tế...............................................................................................7

1.2. Tình hình trong nƣớc........................................................................................8

1.3. Khái quát các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dƣới triều Nguyễn...................11

1.3.1. Địa vực cư trú..........................................................................................11

1.3.2. Kinh tế, xã hội và văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam......................13

1.3.2.1. Kinh tế...................................................................................................13

1.3.2.2. Xã hội....................................................................................................15

1.3.2.3. Văn hóa .................................................................................................17

1.4. Chính sách đối với văn hóa các dân tộc thiểu số của các triều đại phong

kiến Việt Nam trƣớc thế kỷ XIX ...........................................................................20

1.4.1. Chính sách dân tộc của nhà nước thời Lý – Trần ...................................20

1.4.2. Chính sách dân tộc của nhà Lê sơ ...........................................................24

1.4.3. Chính sách dân tộc thời Lê Mạc, Trịnh – Nguyễn ..................................27

1.4.4. Chính sách dân tộc của triều đại Tây Sơn ...............................................30

CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VĂN HÓA CÁC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

THIỂU SỐ CỦA TRIỀU NGUYỄN ........................................................................32

2.1. Bảo lƣu một số yếu tố văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.......................32

2.2. Cải biến theo hƣớng Kinh hóa văn hóa của các tộc ngƣời thiểu số ...............35

2.3. Mở rộng giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc ...................................................38

2.4 Quan tâm giáo dục đối với dân tộc thiểu số ....................................................47

2.5. Đặc điểm, tác động của chính sách đối với văn hóa các đồng bào dân tộc

thiểu số của triều Nguyễn ......................................................................................58

2.5.1 Đặc điểm....................................................................................................58

2.5.2. Tác động ...................................................................................................60

2.5.2.1 Tác động tích cực ...................................................................................60

2.5.2.2 Tác động tiêu cực ..................................................................................61

KẾT LUẬN...............................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................65

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư

phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập

và hoàn thành khóa luận này.

Kính gửi lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy em trong suốt 4

năm Đại học. Cảm ơn thầy cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Đà Nẵng đã luôn giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong quá trình học tập.

Đặc biệt, kính xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Duy

Phương đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa

luận. Nhờ có những lời chỉ bảo tận tình và quan tâm của cô, khóa luận này của em

đã hoàn thành một cách xuất sắc nhất có thể. Một lần nữa em xin chân thành cảm

ơn cô!

Xin chân thành cảm ơn Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, Phòng tư

liệu Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong quá

trình tìm kiếm và thu thập tài liệu thực hiện khóa luận.

ua đây, em in chuyển lời cảm ơn chân thành đến các tác giả đã có những

tài liệu, ài viết về các vấn đề liên quan đến đề tài giúp em có thêm nhiều tài liệu để

hoàn thành khóa luận.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân đã luôn đồng hành, động

viên em hoàn thành khóa luận này.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi

những sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua và giúp em hoàn thiện hơn. Đồng thời

do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế này khóa luận

không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ

phía Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm, có điều kiện bổ sung và

nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 4 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Lê Thị May

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam có vị trí đặc biệt, vì nó tồn tại từ cuối

thời trung đại sang hết thời cận đại, nhƣ chiếc cầu thời gian nối hai thời kì này. Đây

là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, là triều đại gắn liền

với những chuyển biến lớn lao trong lịch sử dân tộc. Có thể nói lịch sử 143 năm của

vƣơng triều cuối cùng trong lịch sử nƣớc ta là lịch sử của những trang bi hùng lẫn

lộn. Vƣơng triều Nguyễn đã để lại nhiều dấu ấn, đan xen nhau giữa những cái tiến

bộ và hạn chế; thậm chí có những mảng đen trắng không rõ ràng.

Đã từ lâu,việc nghiên cứu triều Nguyễn đã thu hút đông đảo học giả trong và

ngoài nƣớc, nhất là trong hơn một thập kỷ vừa qua, với không khí học thuật cởi mở,

việc nghiên cứu càng đƣợc đẩy mạnh, góp phần làm rõ diện mạo của triều đại này

cũng nhƣ một giai đoạn đầy biến động của lịch sử dân tộc. Tồn tại trong khoảng

thời gian 143 năm, bên cạnh những hạn chế lịch sử, nhất là trách nhiệm để nƣớc ta

rơi vào tay chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây, chúng ta không thể không nhận thấy

những đóng góp to lớn của triều Nguyễn cho dân tộc. Một trong những đóng góp to

lớn của triều Nguyễn là luôn quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam

là một nƣớc đa dân tộc, các dân tộc phân hóa, sống theo từng vùng miền khác nhau

với các tập quán sinh sống khác nhau. Nhà nƣớc với tƣ cách là ngƣời quản lí toàn

diện phải có những chính sách thích hợp mới đoàn kết đƣợc nhân dân xây dựng và

bảo vệ đất nƣớc. Nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng đó các triều đại phong

kiến từ thời Lý, Trần, Lê và cho cho đến thời Nguyễn đã luôn quan tâm và có

những chính sách dân tộc nhằm duy trì và khẳng định quyền lực của nhà vua. Hơn

ai hết các vua triều Nguyễn thấy đƣợc vai trò to lớn của các đồng bào dân tộc thiểu

số trong vấn đề đoàn kết toàn dân tộc nên đã quan tâm và ban hành nhiều chính

sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa nhằm củng cố

khối đại đoàn kết dân tộc.

Tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số triều

Nguyễn là rất cần thiết góp phần giúp chúng ta nhận thức toàn diện một giai đoạn

lịch sử dân tộc nói chung, triều đại phong kiến nhà Nguyễn nói riêng. Đó là lí do

2

thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Triều Nguyễn với văn hóa các đồng bào dân tộc

thiểu số”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Nghiên cứu và tìm hiểu về triều đại nhà Nguyễn nói chung và chính sách của

nhà Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số nói riêng đã có một số công trình, bài viết

đƣợc công bố nhƣ sau:

“Chính sách đối với các dân tộc ít người của nhà Nguyễn thời Minh Mạng

(1820 - 1840)” của tác giả Phan An đƣợc in trong Những vấn đề văn hóa - xã hội

thời Nguyễn vào năm 1992. Trong bài viết, tác giả đã khái quát tình hình các dân

tộc và chính sách dân tộc dƣới thời vua Minh Mạng. Đồng thời, bài viết cũng đƣa ra

những nhận xét, đánh giá về chính sách dân tộc của vua Minh Mạng.

“Chính sách đối với các dân tộc ít người ở miền núi của nhà Nguyễn (1802 -

1863)” của tác giả Nguyễn Văn Diệu đƣợc in trong Những vấn đề văn hóa - xã hội

thời Nguyễn năm 1992. Bên cạnh việc khái quát những điểm tiến bộ trong chính

sách đối với các dân tộc ít ngƣời dƣới triều Nguyễn, tác giả còn chỉ ra một số nguồn

tƣ liệu gốc phục vụ cho công tác nghiên cứu về chính sách dân tộc dƣới triều

Nguyễn.

“Chính sách đối với dân tộc thiểu số của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX”

của tác giả Nguyễn Minh Tƣờng đƣợc in trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm

1993. Bài viết này đã trình bày khá đầy đủ về chính sách dân tộc của triều Nguyễn

nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở phía Bắc và

phía Nam Việt Nam.

“Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỉ XIX”

của tác giả Châu Hải đƣợc in trong Những vấn đề lịch sử và văn chƣơng triều

Nguyễn do Trần Hữu Duy và Nguyễn Phong Nam chủ biên, xuất bản năm 1997 bởi

nhà xuất bản Giáo dục. Trong bài viết, tác giả đề cập khá hệ thống về chính sách

của triều Nguyễn đối với các nhóm ngƣời Hoa ở Việt Nam, bao gồm nhiều lĩnh vực

khác nhau nhƣ hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặc dù chỉ dừng lại ở mức độ

khái quát nhƣng những gợi mở của tác giả trong bài viết này giúp ngƣời đọc có cái

nhìn toàn diện hơn về chính sách củatriều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở

Việt Nam.

3

Tác phẩm “Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến

Việt Nam” của Phan Hữu Dật (Nxb Chính trị quốc gia, 2001). Trong đó, tác giả tập

trung vào phân tích quá trình hình thành các tộc ngƣời ở Việt Nam, chính sách của

các chính quyền nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đối với vùng biên giới lãnh thổ, đối

với dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện khối đại đoàn kết trong quá trình bảo

vệ biên cƣơng đất nƣớc, ổn định và củng cố chế độ trung ƣơng tập quyền, từ những

chính sách “nhu viễn” đến chính sách “ ạo lực”. Tuy nhiên, tác giả cũng mới khái

quát qua các triều đại mà chƣa đi sâu vào phân tích từng triệu đại cụ thể.

“Chính sách giáo dục của nhà Nguyễn đối với các dân tộc ít người ở Việt

Nam vào nửa đầu thế kỉ XIX” của tác giả Phạm Thị Ái Phƣơng đƣợc đăng trên tạp

chí Dân Tộc học số 3 năm 2005. Bài viết đề cập khá hệ thống và chi tiết chính sách

giáo dục của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XIX. Trong bài viết, tác giả cũng đƣa ra những nhận xét khách quan về thành công

cũng nhƣ hạn chế của chính sách giáo dục đƣợc thi hành dƣới triều Nguyễn.

“Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa” của tác giả

Huỳnh Ngọc Đáng. Đây là luận án Tiến sĩ lịch sử đƣợc bảo vệ tại trƣờng Đại học

Khoa học xã hội và nhân văn năm 2005. Công trình đề cập khá hệthống và chi tiết

về chính sách của các vƣơng triều Việt Nam đối với ngƣờiHoa. Trong đó có chính

sách của các vua Nguyễn đối với thành phần dân tộc này. Những khái niệm về

ngƣời Hoa mà tác giả Huỳnh Ngọc Đáng đƣa ra trong luận án giúp ngƣời đọc hiểu

thêm về nguồn gốc ngƣời Hoa ở Việt Namvà phần nào giải thích đƣợc sự khác nhau

trong chính sách của triều Nguyễn đối với các nhóm ngƣời Hoa ở Việt Nam.

Tác phẩm “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (Thế kỷ

XI đến giữa thế kỷ XIX)” của tác giả Đàm Thi Uyên (Nxb Văn hóa dân tộc, 2007).

Đây là sự bổ sung cho chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Trong chƣơng hai, tác giả đã trình bày khái quát chính sách của các vƣơng triều

phong kiến Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số. Trong đó phần V của chƣơng II

có trình bày về chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!