Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triều nguyễn với vấn đề tha giảm thuế (1802-1883)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
TÓM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
TRIỀU NGUYỄN VỚI VẤN ĐỀ THA
GIẢM THUẾ (1802-1883)
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Mận
Chuyên ngành : Sư Phạm Lịch Sử
Lớp : 15SLS
Giáo viên hướng dẫn : T.S Trương Anh Thuận
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Triều Nguyễn với vấn đề tha giảm thuế (1802-
1883)” xuất phát từ một số lý do sau:
Thứ nhất, niềm đam mê nghiên cứu khoa học lịch sử đã là một trong những
động lực quan trọng nhất khiến tôi bắt tay tìm hiểu đề tài này.
Thứ hai, vấn đề tha giảm thuế của triều Nguyễn là một phần trong chính sách
thuế khóa và là một phương diện rất nhỏ trong toàn bộ chính sách về kinh tế của
triều Nguyễn, việc làm sáng tỏ các nội dung trọng tâm trong đề tài như cơ sở của
việc tha giảm thuế, việc thực thi công việc này của các hoàng đế triều Nguyễn cũng
như ý nghĩa tác dụng của nó đối với đời sống của nhân dân thời bấy giờ sẽ giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn trong quá trình đánh giá vương
triều này.
Thứ tư, “Triều Nguyễn với vấn đề tha giảm thuế (1802-1883)” - một vấn đề lịch
sử đã diễn ra trong quá khứ nhưng những bài học mà nó để lại cho hiện tại và tương
lai thì vẫn còn nguyên giá trị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này không
những có ý nghĩa trên phương diện học thuật mà còn giúp lãnh đạo chính quyền các
cấp nhìn từ góc độ lịch sử để có sự hoạch định chính xác chính sách thuế đối với
người dân trong hiện tại và tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một vài công trình bước đầu khái quát hoặc liệt kê một số trường hợp được tha
giảm thuế dưới triều Nguyễn như bài viết “Chính sách giảm thuế dưới triều vua
Gia Long, Minh Mệnh qua Châu bản triều Nguyễn” của tác giả Hoàng Nguyệt.
Hai là bài viết “Một số chính sách của Nguyễn Ánh – Gia Long ở Phú Xuân đối
với triều Tây Sơn từ 13 – 6 – 1801 đến 01 – 12 – 1802” của tác giả Huỳnh Đình
Kết.
Mặc dù đã xuất hiện một số công trình đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề
tha giảm thuế dưới triều Nguyễn, tuy nhiên, nhìn chung các bài viết này hoặc chỉ
khảo cứu một vài triều vua, hoặc chỉ là phần nội dung minh họa cho việc nghiên
3
cứu một vấn đề khác. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kì công trình chuyên sâu
nào đề cập đến vấn đề tha giảm thuế dưới triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1883.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là việc tha giảm thuế của triều Nguyễn.
Đề tài nghiên cứu việc tha giảm thuế của triều Nguyễn trên phạm vi toàn quốc
trong thời gian là từ năm 1802 đến năm 1883, trải qua bốn đời vua Gia Long, Minh
Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm “khôi phục” lại “bức tranh toàn cảnh” về chính
sách tha giảm thuế của triều Nguyễn ở thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó, bước đầu đánh
giá ý nghĩa, tác dụng của nó cũng như cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đánh
giá triều Nguyễn khách quan và toàn diện hơn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả luận văn cần phải thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, tác giả khái quát
tình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn và làm rõ cơ sở đề ra tha giảm thuế của
vương triều này.
Thứ hai, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu tư liệu để làm rõ nguyên nhân,
thời điểm tha giảm thuế cũng như việc thực hiện chính sách này dưới bốn triều vua
Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Từ đó, làm rõ ý nghĩa tác dụng của nó
đối với đời sống của nhân dân và rút ra các bài học quý giá cho việc hoạch định
chính sách thuế hiện nay của nhà nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ đạo trong
nghiên cứu sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng
tôi còn sử dụng một số phương pháp khác phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, hệ
thống và các phương pháp liên chuyên ngành khác.
4
6. Nguồn tư liệu và đóng góp của đề tài
6.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là các thư
tịch của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
Châu bản triều Nguyễn....Ngoài ra, các giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo,
chuyên đề về lịch sử Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng cũng là một
trong những kênh tham khảo quan trọng nữa.
6.2. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Triều Nguyễn với vấn đề tha giảm thuế (1802 - 1883)” được nghiên cứu
hoàn thành sẽ có một số đóng góp sau đây:
Thứ nhất, “phục dựng” chính xác nhất có thể vấn đề tha giảm thuế của triều
Nguyễn giai đoạn 1802 - 1883, góp phần bổ sung một nội dung quan trọng nữa để
làm cho việc nghiên cứu về triều Nguyễn càng thêm toàn diện và hệ thống, từ đó,
hy vọng có thể giúp cho giới nghiên cứu có được thêm một cơ sở khoa học, nhằm
khách quan và công bằng hơn trong đánh giá vai trò của vương triều Nguyễn đối
với lịch sử dân tộc.
Thứ hai, việc nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp một tư liệu chuyên sâu có giá trị
tham khảo, phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên
cũng như sinh viên khoa hoạc xã hội và nhân văn nói chung cũng như chuyên ngành
khoa học lịch sử nói riêng.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn được
cấu tạo gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở của việc tha giảm thuế dưới triều Nguyễn (1802-1883)
Chương 2: Triều Nguyễn với vấn đề tha giảm thuế giai đoạn 1802-1883
5
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ CỦA VIỆC THA GIẢM THUẾ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
(1802-1883)
1.1. Hoạt động tha giảm thuế trước triều Nguyễn
Vào thời đầu nhà Lý, ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ) đã
thực hiện việc xá thuế cho nhân dân.
Sang thời Trần, trong qui định về thu thuế, nhà Trần qui định hai loại thế chính
là thuế thân và thuế điền. Trong thuế điền, nhà nước có qui định những ai có ruộng
dưới một mẫu thì không phải nộp thuế, dân đinh cùng khổ đều được ân điển miễn
thuế.
Thời nhà Hồ, trong việc định lại thuế tô và thuế ruộng đã phân ra rõ từng hạng
để thuận tiện khi thu thuế; đã cho giảm thế đối với thuế ruộng và thuế tô.
Dưới thời nhà Mạc, tha giảm thuế cho dân lưu tán.
Nối tiếp các chính sách tha giảm thuế khóa của các triều đại trước, khi Lê Lợi
lập nên nhà Hậu Lê, ngay từ năm đầu trị vì của mình (1428) ông đã xuống chiếu
ban ân tha thuế cho dân cả nước.
Ở Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII, về lệ thu thuế thóc ở xứ Thuận Hóa được qui
định rất rõ ràng, ngoài thuế thóc tô dân phải nộp, từ năm Cảnh Hưng Quí Tỵ trở về
trước có ghi về số thuế thóc được miễn trừ không phải nộp.
1.2. Tình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 -1883)
1.2.1. Kinh tế
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
1.2.2. Chính trị
1.1.3. Xã hội – văn hóa
6
Chương 2: TRIỀU NGUYỄN VỚI VẤN ĐỀ THA GIẢM THUẾ GIAI ĐOẠN
1802-1883
2.1. Tha giảm thuế dưới triều Nguyễn (1802-1883)
2.1.1. Dưới triều Gia Long
Tha giảm thuế khóa là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả được nhà
Nguyễn áp dụng trong giai đoạn này. Gia Long là vị hoàng đế đầu tiên của triều
Nguyễn thực thi biện pháp này. Trên thực tế, dưới thời trị vì của Gia Long, việc tha
giảm thuế thường rơi vào một số trường hợp hoặc biểu hiện ở một số việc làm cụ
thể sau:
Thứ nhất, tha giảm thuế để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, khắc phục thiên
tai.
Thứ hai, tha giảm thuế thân đối với dân xiêu dạt.
Thứ ba, tha giảm thuế cho người làm việc công cho nhà nước.
Thứ tư, miễn giảm thuế cho người có công.
Thứ năm, tha bỏ một số thuế thời Tây Sơn.
Thứ sáu, giảm thuế cho cố hương.
Thứ bảy, miễn thuế thân cho chi họ Lê.
Thứ tám, tha bỏ thuế thiếu các năm trước.
Thứ tám, bỏ thuế sản vật.
Thứ chín, tha thuế cho người Man.
2.1.2. Dưới triều Minh Mạng
Kế nhiệm vua Gia Long, Minh Mạng - vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn,
người được coi có tư chất thông minh, năng động, sáng tạo và anh minh bậc nhất
của nhà Nguyễn. Vua Minh Mệnh vẫn tiếp nối thực hiện tha giảm thuế cho những
địa phương bị thiên tai giống vua Gia Long. Tuy nhiên, lúc này nước ta xảy ra nhiều
loại thiên tại hơn như vỡ đê, sạt lỡ, gió bấc,…nên số lượng chiếu dụ tha giảm thuế
cũng nhiều hơn hơn. Không chỉ bị thiên tai, nhân dân còn phải chịu khổ bởi sâu cắn
7
lúa và gặp gió bắc khi lúa đang thời kì thúc đòng làm cho một số địa phương như
Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh-Nghệ…
Đối với những vùng được trấn thành tâu trong hạt gặp tai nạn, dân không biết
lấy gì nộp thuế, Minh Mạng đều cho tha giảm hoặc hoãn thuế theo từng trường hợp
cụ thể. Đối với các ruộng nương gần biển, vào mùa thu, nước mặn tràn vào ruộng,
đất nhiễm mặn không thể cày cấy được, dù có cố gắng cấy thì lúa cũng kém. Hiểu
được sự tình, vua sai giảm tô thuế cho các địa phương đó.
Trên thực tế, cũng giống như thời Gia Long, ở giai đoạn trị vì của Minh Mệnh,
việc tha giảm thuế cũng gắn liền với các trường hợp cụ thể được chúng tôi khái quát
dưới đây:
Một là giảm thuế cho các địa phương mà vua đi vi hành
Hai là giảm thuế cho dân xiêu tán
Ba là giảm thuế vào mùa xuân và dịp đại lễ.
Bốn là tha thuế cho thuyền buôn.
Năm là tha thuế cho những người làm việc công.
Sáu là giảm thuế vì tham gia chiến tranh.
Bảy là giảm thuế cho những người làm việc nghĩa.
2.1.3. Dưới triều Thiệu Trị
Việc tha giảm thuế dưới thời Thiệu Trị thường được tiến hành trong các trường
hợp sau:
Thứ nhất, việc xuống chiếu chỉ ban ân huệ giảm thuế cho các địa phương trong
nước là một nét đặc trưng trong vấn đề tha giảm thuế của triều Nguyễn, được các
vua triều Nguyễn thực hiện hằng năm nhân các dịp lễ lớn trong nước
Thứ hai, hầu như các đời vua triều Nguyễn đều có những ân điểm đặc biệt đối
với những vùng đất cố hương hoặc liên quan đến dòng họ ngoại của nhà vua như
huyện Tống Sơn, xã Văn Xá, thôn Linh Chiểu Tây tỉnh Biên Hòa.
Thứ ba, cũng giống như vua Minh Mệnh, những nơi vua Thiệu Trị đi qua đều
cho giảm một số loại tô thuế.