Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triết lí giáo dục của john dewey trong tác phẩm dân chủ và giáo dục.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY
TRONG TÁC PHẨM “DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC”
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Ngọc Nho
Lớp: 09SGC
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Sơn Hoan
Đà Nẵng, tháng 5/2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn
đến quý thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng đã trang bị cho em kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ThS.Trịnh Sơn Hoan là
người hướng dẫn trực tiếp cho em, và thầy Lâm Bá Hòa là người cũng đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Phạm Thị Ngọc Nho
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức
chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa
học của ThS. Trịnh Sơn Hoan. Tôi hoàn toàn khẳng định về tính trung thực của lời
cam đoan này.
Tác giả
Phạm Thị Ngọc Nho
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................Error! Bookmark not defined.
1. Lí do chọn đề tài ........................................................Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.........................................Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích.............................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Nhiệm vụ ............................................................Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................Error! Bookmark not defined.
4.1. Đối tượng............................................................Error! Bookmark not defined.
4.2. Phạm vi...............................................................Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................Error! Bookmark not defined.
5.1. Cơ sở lý luận.......................................................Error! Bookmark not defined.
5.2. Phương pháp nghiên cứu....................................Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của đề tài...................................................Error! Bookmark not defined.
7. Kết cấu của khóa luận................................................Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG...........................................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY
...............................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Vài nét về cuộc đời John Dewey............................Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở hình thành triết lý giáo dục của John DeweyError! Bookmark not defined.
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tiền đề lý luận .................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY TRONG ............... Error!
Bookmark not defined.
TÁC PHẨM “DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC”......................Error! Bookmark not defined.
2.1. Một số triết lý của John Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục” ........Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Giáo dục là tất yếu của sự sống .....................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Mục tiêu trong giáo dục ..................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Môi trường và giáo dục ...................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Kinh nghiệm và tư duy trong giáo dục ............Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Giá trị của giáo dục.........................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu triết lý giáo dục của John Dewey . Error! Bookmark
not defined.
2.2.1. Ý nghĩa lý luận.................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ...................................................................Error! Bookmark not defined.
2. Khuyến nghị ............................................................Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đã bước sang kỷ nguyên toàn cầu hoá, sự giao thoa và
tiếp biến những nền văn hoá, văn minh của nhau nó như một tất yếu trong dòng
chảy của lịch sử nhân loại. Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu cho mỗi quốc gia phải
chủ động, linh hoạt tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa trong tư tưởng của nhân
loại.
Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đồng bộ xây dựng và phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã
hội, trong đó Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước ta trong những năm qua cho thấy, trong
nhiều vấn đề cần được quan tâm thì sự nghiệp phát triển con người cần được đặt
lên hàng đầu. Để phát triển con người toàn diện trước hết và xuyên suốt phải quan
tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo con người. Nhưng để có một nền giáo dục tốt
thì cần phải có hệ thống tư tưởng, quan điểm giáo dục tiên tiến, hiện đại phù hợp
với yêu cầu mới mà thời đại đang đặt ra.
John Dewey là nhà triết học thực dụng Mỹ và cũng là nhà giáo dục có vai trò
“rường cột” trong nền giáo dục Mỹ. Những quan điểm thực dụng của ông trong
giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền giáo dục Mỹ hiện đại,
tiên tiến. Những chủ trương giáo dục trong tư tưởng của ông đã được xem là cách
thức để đào tạo người Mỹ thành những con người có khả năng vượt trội để xây
dựng và phát triển nước Mỹ thành siêu cường quốc về nhiều lĩnh vực như hiện nay.
Tìm hiểu triết lý giáo dục của John Dewey không chỉ có ý nghĩa lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước cải
cách nền giáo dục theo hướng tiến tiến, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển
chung của thế giới. Việc tìm hiểu triết lý giáo dục của ông trong một tác phẩm cụ
thể với cấp độ là một khóa luận tốt nghiệp là phù hợp về nội dung lượng kiến thức
và kỹ năng nghiên cứu khoa học đối với một sinh viên, đó là lí do chúng tôi chọn
“Triết lí giáo dục của John Dewey trong tác phẩm Dân chủ và Giáo dục” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về triết học của John Dewey dưới
các góc độ khác nhau. Tiêu biểu có các đề tài sau đây:
Phạm Minh Lăng (1984), Mấy vấn đề triết học phương tây, Nxb ĐH&TH
CN, Hà Nội; Lưu Phóng Đồng (2006): Giáo trình hướng tới thế kỉ 21 – Triết học
phương Tây hiện đại, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội; Đỗ Minh Hợp (1997): Triết
học phương Tây hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Đặng Ngọc Dũng Tiến
(2001): Hoa Kỳ phong tục và tập quán, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Tiến
Dũng (2002): “Triết học Mỹ với việc thiết lập nền tảng triết học cho khoa học”,
Tạp chí triết học, Số 2; Nguyễn Hoàng Tuệ Anh (1999), “Từ góc độ triết học bàn
về một số vấn đề của văn học nghệ thuật phương Tây hiện đại”, Tạp chí triết học,
số 5; Việt Anh (dõi chiếu), Tư tưởng phương Tây – Tuyển dịch và sắp thành hệ
thống, SG; Vương Kính Chi (2000), Lược sử nước Mỹ, Nxb TP. Hồ Chí Minh;
Nguyễn Văn Dũng (1992), “Vài nét về chủ nghĩa bảo thủ ở phương Tây”, Tạp chí
triết học, số 3; Nguyễn Tiến Dũng (2002), “Triết học Mỹ với việc thiết lập nền
tảng triết học cho khoa học”, Tạp chí triết học, Số 2; Nguyễn Tiến Dũng (1999),
“Một số khía cạnh về vắn hóa và con người trong triết học phương Tây hiện đại”,
Tạp chí triết học, Số 1; Lê Minh Đức – Nguyễn Nghị (1994), Lịch sử nước Mỹ,
Nxb VHTT; Nguyễn Hào Hải (1997), “Chủ nghĩa thực dụng Mỹ qua một số đại
biểu của nó”, Tạp chí triết học, Số 4; Phong Hiền (1984), Chủ nghĩa thực dân mới
kiểu Mỹ ở miền nam Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận; Nguyễn Thái Yên Hưng
(2005), Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội-văn hóa, Viện văn học, Nxb Văn hóa
thông tin; Lê Thị Hương (2004), Chủ nghĩa thực dụng và cuộc đấu tranh chống lối
sống thực dụng ở nước ta hiện nay – Luận văn thạc sĩ.
Hữu Ngọc (2006), Hồ sơ văn hóa Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội; Vũ Đình
Phòng, Lê Huy Hòa (2003), Những luận thuyết nổi tiếng thế giới, Nxb Văn hóa
thông tin; Đặng Ngọc Dũng Tiến (2001), Hoa Kỳ phong tục và tập quán, Nxb trẻ,
TP. HCM; Eric Foner (2003), Lịch sử mới của nước Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia;
E. Richard, Linda R Churchill Edward H, Blair (1997), Các trò chơi về lịch sử
nước Mỹ, Nxb Văn hóa thông tin; Jean Pierre Fich (2001), Văn minh Hoa Kỳ, Nxb
Trẻ, Hà Nội; Marianne (2006): Viễn cảnh nước Mỹ trong thiên niên kỷ mới, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội; Tocqueville (2006): Nền dân trị Mỹ, (2 tập) Nxb Tri
thức, Hà Nội; Trịnh Sơn Hoan (2012), William James và chủ nghĩa thực dụng Mỹ,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thái Yên Hương - Tạ Minh Tuấn (2012),
Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục Việt Nam; Gia Khang - Kiến
Văn (2011), Trí tuệ dân tộc Mỹ, Nxb Thời đại...
Các công trình nghiên cứu nói trên là những công trình nghiên cứu rất công
phu, nhưng nhìn chung các tác giả đã tiếp cận John Dewey ở giác độ triết học và
văn hoá, còn nghiên cứu trực tiếp về triết lý giáo dục của ông thì vẫn là vấn đề còn
bỏ ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Phân tích triết lí giáo dục của John Dewey qua một số nội dung cơ bản trong
tác phẩm “Dân chủ và giáo dục” để từ đó nêu lên ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực
tiễn từ việc nghiên cứu triết lý giáo dục của John Dewey.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở hình thành triết lý giáo dục của John Dewey.
- Xác định nội dung cơ bản triết lý giáo dục của John Dewey trong tác phẩm
“Dân chủ và Giáo dục” và ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục Mỹ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
J. Dewey và triết lý giáo dục của ông.
4.2. Phạm vi
- Những điều kiện kinh tế - xã hội của nước Mỹ và những tiền đề lý luận cho
sự hình thành triết lý giáo dục của J. Dewey.
- Một số triết lý giáo dục cơ bản của J. Dewey trong tác phẩm "Dân chủ và
giáo dục".
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp biện chứng
duy vật, ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: lịch sử cụ thể, so
sánh – đối chiếu, tổng hợp – phân tích, quy nạp, diễn dịch…
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài trình bày một cách có hệ thống triết lý giáo dục của John Dewey
trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục”, phân tích và chỉ ra những điểm tích cực
cũng như hạn chế trong triết lý giáo dục của ông.
- Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định
chiến lược giáo dục; là tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành giáo dục, triết
học, quan hệ quốc tế... khi quan tâm đến các vấn đề liên quan đến triết học, văn
hoá, giáo dục Mỹ...
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương, 4
tiết.