Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138
133
TRIẾT HỌC MÁC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN
Trịnh Thị Nghĩa
*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Triết học Mác khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa con người và giới tự nhiên. Tác giả phân
tích vai trò của tự nhiên đối với con người - xã hội cùng với sự tác động của con người lên tự
nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của mình. C.Mác - Ph.Ăngghen đưa ra một triết lý về chinh
phục tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tự nhiên và con người.
Từ khóa:
Lịch sử loài người đã cho thấy, ngay từ khi
các khoa học cơ bản sơ khai được hình thành
cũng như triết học xuất hiện thì con người đã
trở thành đối tượng nghiên cứu đặc biệt. Con
người với tất cả những lát cắt của nó dưới góc
độ của nhiều phân ngành khoa học dường như
vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn mà nhân loại khát
khao khám phá, tìm hiểu. Tựu trung lại, các
khoa học đều gặp nhau ở một điểm, làm sao
để con người có thể hiểu về bản thân mình
ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn, làm sao có
thể đưa nhân loại - nói như Ph.Ăngghen - đi
từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc
của tự do. Triết học Mác lấy con người làm
điểm xuất phát cho việc nghiên cứu và lấy sự
nghiệp giải phóng con người làm mục tiêu
cao nhất của mình. Trong hệ thống những tư
tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen về con người
thì tư tưởng về mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên mang nhiều giá trị nhân văn sâu
sắc và ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong
thời đại ngày nay.*
Con người - tự nhiên là vấn đề muôn thuở của
triết học. Ngay từ khi triết học ra đời thì mối
tương quan giữa con người với phần còn lại
của thế giới trên cả hai phương diện, vai trò
của tự nhiên đối với con người và thái độ của
con người với tự nhiên đều được triết học
quan tâm giải quyết ở các mức độ khác nhau.
Do hạn chế bởi điều kiện lịch sử nhất định mà
các nhà triết học trước Mác chưa thấy được
mối quan hệ biện chứng giữa con người với
tự nhiên, đặc biệt chưa thấy được vai trò chủ
thể của con người trong hoạt động thực tiễn.
Sự ra đời của triết học Mác với một thế giới
*
Tel: 0915 300512
quan khoa học và phương pháp luận biện
chứng đã luận giải một cách đúng đắn về con
người và lịch sử xã hội. Dựa trên những thành
tựu của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX,
C.Mác - Ph.Ăngghen đã chứng minh sự hình
thành và tiến triển của thế giới vật chất,
những mắt xích gắn kết các sự vật với nhau.
Nếu so với lịch sử hình thành của trái đất mất
hàng triệu triệu năm, thì lịch sử của xã hội
loài người thực ra còn rất mới mẻ. Nhưng kể
từ khi con người xuất hiện, các nhà kinh điển
của triết học Mác đã khẳng định, con người là
sản phẩm tiến hóa cao nhất của giới tự nhiên.
Bản thân giới tự nhiên - con người và xã hội
đều thống nhất với nhau ở tính vật chất và sự
phát triển không ngừng của nó trong lịch sử.
Trong "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác -
Ph.Ăngghen đã viết: “Có thể chia lịch sử ra
thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau.
Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch
sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn
nhau” [2,10].
Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học
1844”, C.Mác đã phân tích vai trò, tầm quan
trọng của tự nhiên đối với cuộc sống của con
người. Ông viết: “Thứ nhất, giới tự nhiên là
tư liệu sinh sống trực tiếp đối với con nguời,
và thứ hai, giới tự nhiên là vật liệu, đối tượng
và công cụ của hoạt động sinh sống của con
người” [1,135]. Điều đó tức là con người
sống dựa vào giới tự nhiên, giới tự nhiên cung
cấp cho con người cả phương tiện lao động
lẫn đối tượng tác động để đáp ứng nhu cầu
sinh tồn của con người. Tư tưởng mang tính
đột phá trong triết học Mác ở góc độ này, đó
là C.Mác đã khẳng định giới tự nhiên là thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn