Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triển vọng của đồng tiền chung ASEAN và kinh nghiệm từ đồng EURO
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HiÕn ch−¬ng ASEAN víi hîp t¸c chuyªn ngµnh
t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 79
ThS. Lª Minh TiÕn *
Ph¹m hång h¹nh **
1. Đặt vấn đề
Sự ra đời của đồng tiền chung khu vực là
đỉnh cao của quá trình phát triển của hệ
thống tiền tệ quốc tế nhằm thích ứng với
những giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng.
Một đồng tiền chung, thông qua những tác
động tích cực của nó sẽ góp phần xoá nhoà
ranh giới và các rào cản giữa các quốc gia,
củng cố các mối liên kết đã có, đồng thời
khuyến khích các liên kết khu vực phát triển
lên những phạm vi, cấp độ cao hơn.
Những ý nghĩa của đồng tiền chung đã
và đang được kiểm chứng bằng thực tiễn vận
hành của đồng EURO nói riêng và sự phát
triển của Liên minh châu Âu (EU) nói
chung. Những thành công này đã thúc đẩy ý
tưởng xây dựng các đồng tiền chung của
không ít khu vực, trong đó có ASEAN. Với
mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015 theo Hiến chương ASEAN thì một
đồng tiền chung sẽ không những trở thành
trung tâm hợp tác của Cộng đồng kinh tế
ASEAN mà còn có ý nghĩa mật thiết trong
việc củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác
giữa các nước thành viên trong hai trụ cột
Cộng đồng an ninh-chính trị ASEAN và
Cộng đồng văn hoá-xã hội ASEAN thông
qua những lợi ích chung và những vấn đề
chung cùng tồn tại.
2. Lịch sử hợp tác tiền tệ của các nước
ASEAN
Là một trong những nội dung hợp tác
kinh tế, linh hồn của hợp tác của ASEAN,
hợp tác tiền tệ khu vực đã được tiến hành
ngay từ những ngày đầu thành lập. Từ mục
đích hợp tác ban đầu nhằm hỗ trợ cho các
nước thành viên khi gặp những khó khăn tài
chính nhất thời, đến nay, các nhà lãnh đạo
ASEAN đang có những bước đi đầu tiên
trong quá trình thống nhất tiền tệ để hướng
tới mục tiêu xa hơn là sự ra đời của đồng
tiền chung châu Á.
Ngay từ năm 1977, các ngân hàng trung
ương của 5 nước ASEAN khi đó là Thái
Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia và
Philipine đã kí thoả thuận hỗ trợ ngoại tệ
nhằm cung cấp những khoản tín dụng ngắn
hạn bằng đồng đô la Mĩ cho các nước thành
viên gặp khó khăn nhất thời trong thanh toán
quốc tế.
(1) Tổng số tiền đóng góp của các
nước, tối đa là 100 triệu USD. Mỗi quốc gia
dành tối đa 20 triệu USD sẵn sàng cung cấp
cho các nước thành viên. Khi cần thiết, một
quốc gia có thể vay tối đa 40 triệu USD. Từ
năm 1978, mức hỗ trợ từ mỗi quốc gia được
nâng lên 40 triệu USD và khi cần có thể vay
tối đa 80 triệu USD.(2) Ban đầu, các thoả
* Giảng viên Khoa luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội
** Công ti xúc tiến thương hiệu BMS