Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học từ lá Sacha inchi ( Plukenetia volubilis) có hỗ trợ enzym pectinase :Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
THẾ HỆ MỚI TỪ NGUYÊN LIỆU THÂN THIỆN MÔI
TRƯỜNG
Mã số đề tài: 192.Đ02
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hoài Thương
Đơn vị thực hiện: Khoa Công Nghệ Điện
Tp. Hồ Chí Minh, ........…
1
LỜI CÁM ƠN
Chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu, hội đồng xét
duyệt, lãnh đạo Khoa Công nghệ điện và các phòng ban của Trường Đại học Công Nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ trong suốt quá trình xét duyệt, thực hiện và nghiệm thu đề tài.
Chủ nhiệm đề tài cũng xin chân thành cảm ơn đến quý đồng nghiệp, các nhà làm chuyên
môn đã đóng góp những ý kiến quý báo trong quá trình đo đạc, tổng hợp và phân tích kết
quả thực nghiệm, giúp cho đề tài được thực hiện đúng tiến độ và hoàn thành các mục tiêu đề
ra.
Chủ nhiệm đề tài rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà trường, quý
đồng nghiệp trong thời gian tới để tiếp tục mở rộng phát triển đề tài. Có như vậy đề tài mới
có thể triển khai ứng dụng thực tế.
Xin chân thành cảm ơn.
2
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu điện-điện tử thế hệ mới từ nguyên liệu
thân thiện môi trường
1.2. Mã số: 192. Đ02
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 TS. Nguyễn Hoài Thương Khoa Công Nghệ Điện Chủ nhiệm đề tài
1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: tháng 01 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020 (theo hợp đồng số
15/HĐ-ĐHCN ký ngày 18/01/2019)
1.5.2. Gia hạn (nếu có): không
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 08 năm 2019
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): không có
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 50 triệu đồng.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, một số lượng lớn các thiết bị điện-điện tử chứa nhiều chất độc hại sau khi sử
dụng được thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, gây ra các vấn đề lớn đối với môi trường và
sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc sử dụng các loại vật liệu thế hệ mới thân thiện
môi trường để chế tạo các thiết bị điện-điện tử tương lai là một hướng đi đầy triển vọng. Ý
tưởng đưa các vật liệu thân thiện môi trường vào nghiên cứu chế tạo các thiết bị điện-điện
tử không quá mới. Năm 2010, tạp chí Nature đã công bố một công trình nghiên cứu [1]
được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học đã chế tạo thành công các transistor hữu cơ,
tạo ra một hướng đột phá trong lĩnh vực điện-điện tử. Một nhóm tác giả khác vào năm 2014
[2] đã thành công trong việc sử dụng giấy làm nền cho transistors và phát triển các linh kiện
bộ nhớ. Những công trình mang tính bước ngoặc này đã cho ra đời một lĩnh vực điện tử mới
gọi là: điện tử xanh “green electronics”. Cho đến nay, có thêm nhiều vật liệu liên quan được
tổng hợp thành công, như vật liệu nanocomposite sắt điện từ tinh thể xenlulo [3]. Tuy nhiên,
số lượng công trình hiện nay vẫn còn rất hạn chế so với tiềm năng phát triển của nó.
Xenlulo luôn có sẵn trong tự nhiên (trong thực vật, tảo và vi khuẩn), không tốn kém và
thân thiện môi trường (Hình 1). Ý tưởng về việc sử dụng xenlulo trong điện – điện tử có thể
tạo nên sự đột phá mới vì cùng một lúc có thể giải quyết rất nhiều vấn đề trong giai đoạn
hiện nay. Trong các công trình đã được công bố trước đây, xenlulo chủ yếu được dùng dưới
dạng ống nano. Nhược điểm của loại vật liệu là rất khó kiểm soát được hàm lượng chất sắt